Bí ẩn của Bà Nhu

Peter Shawn Taylor – Điểm sách

Madame Ngo Dinh Nhu Tran Le XuanTác giả cuốn “Finding The Dragon Lady: The Mystery Of Vietnam’s Madame Nhu”, Demery cố gắng đánh giá lại Bà Nhu, đã tìm đến gặp được bà đang sống đời ẩn sĩ già ở Paris.

Cuốn “Finding The Dragon Lady: The Mystery Of Vietnam’s Madame Nhu” của Monique Brinson Demery

“Dragon Lady” vốn là một phụ nữ châu Á, một nhân vật đầy quyền lực, khôn ngoan và xinh đẹp trong loạt truyện tranh “Terry và những tên cướp biển” của những năm 1930. Nhưng đến những năm 1950 và 1960 thì những điều tiếng đáng sợ đi cùng danh hiệu đó là thuộc về Bà Ngô Đình Nhu, đệ nhất phu nhân miền Nam Việt Nam.

Dragon Lady 1930s (t) và 2013 (p). OntheNet
Dragon Lady 1930s (t) và 2013 (p). OntheNet

Sinh ra trong một gia đình giàu có ở Đông Dương thuộc Pháp, Bà Nhu đã trở thành đệ nhất phu nhân của Việt Nam khi ông anh chồng độc thân, Ngô Đình Diệm, được chính quyền Eisenhower chọn làm bức tường thành chống lại phe cộng sản miền Bắc Việt của Hồ Chí Minh sau khi Pháp đã thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Với kiểu tóc không chê được cùng áo dài hở cổ kiểu cách với thiên hướng tuyên bố gây tranh cãi — trong bối cảnh mà Việt Nam có tầm quan trọng trong chiến tranh lạnh giữa chủ nghĩa cộng sản và dân chủ — Bà Nhu thường nằm dưới ánh đèn sân khấu quốc tế. Khi các tu sĩ Phật giáo tự thiêu khiến thế giới chú ý tới sự mục nát của chính phủ Diệm, bà Nhu  chế giễu các cuộc tự thiêu gọi đó là những vụ “nướng thịt” và nói, “Hãy để họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay hoan nghênh.”

Tác giả Demery viết Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Henry Cabot Lodge, đã phàn nàn về bà Nhu như sau:

“Sắc đẹp mắt đen ác hiểm đã chóng trở thành một biểu tượng của tất cả những gì sai với sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Bà ta cố tình tạo ra những xì căng đan không thể chấp nhận được. Chính phủ Mỹ có thể mói chuyện với những người độc tài, nhưng không phải loại này.”

Trong một chuyến đi “giải độc” tại Hoa Kỳ vào năm 1963 —đúng phong Bà Nhu, một chuyến đi đánh dấu bằng các cuộc biểu tình và mua sắm phóng túng — chính phủ Mỹ rốt cuộc đã mệt mỏi với chế độ Diệm và mặc nhận một cuộc đảo đã đưa đến cái chết của Tổng thống Diệm và chồng bà, ông Ngô Đình Nhu. Mất khán đài và uy tín của mình, từ đó bà Nhu đã lui vào bóng tối.

Tác giả cuốn “Finding The Dragon Lady: The Mystery Of Vietnam’s Madame Nhu”, Demery cố gắng đánh giá lại Bà Nhu, đã tìm đếngặp được bà đang sống đời ẩn sĩ già ở Paris. (Bà qua đời năm 2011 lúc 86 tuổi.) Dù cuốn sách có vô số tài liệu mới, tuy nhiên, những điều về Bà Nhu và khả năng gây phẫn nộ trên toàn thế giới của bà vẫn không có lời giải thích. Bà Nhu đến chết vẫn khó hiểu và bí ẩn như bao giờ.

Bà Trần Lệ Xuân  (22 August 1924 – 24 April 2011). Nguồn: AP
Bà Trần Lệ Xuân (22 August 1924 – 24 April 2011). Nguồn: AP

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Finding The Dragon Lady: The Mystery Of Vietnam’s Madame Nhu By Monique Brinson Demery. By Peter Shawn Taylor. Maclean’s Friday, September 27, 2013

1 Comment on “Bí ẩn của Bà Nhu

  1. Bà Nhu là một phụ nữ có học thức nhưng không phải là một chính trị gia . Chẳng may một người không có khiếu làm chính trị lại gặp cơ hội thuận tiện để làm chính trị.