Một ghi chép về người Việt ở Biển Hồ Tonle Sap
Đặng Ngữ
…Gần một triệu người Việt hiện đang sinh sống quanh vùng Biển Hồ Tonle Sap (Campuchia).
“Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.”
Truyền thuyết Lạc Long Quân & Âu Cơ
…Gần một triệu người Việt hiện đang sinh sống quanh vùng Biển Hồ Tonle Sap (Campuchia). Hầu hết, họ đều thất học, mù chữ và nghèo đói. Họ chỉ nói được tiếng Việt, không nói được tiếng Miên. Chính phủ Campuchia không công nhận hoặc không muốn công nhận tư cách công dân của gần một triệu người này. Chính phủ Việt Nam cũng không thừa nhận và không muốn thừa nhận họ như những người Việt.
…qủa trứng này của Lạc Long Quân và Âu Cơ …mù chữ, nghèo đói, không được thừa nhận …không ai cứu giúp …bị quên lãng…
Người Miên có tục hỏa táng. Người Việt có tục địa táng. Cộng đồng người Việt sinh sống nơi Biển Hồ Tonle Sap vẫn giữ nguyên vẹn cái căn cước văn hóa của mình. Mùa khô, họ chôn người chết trên những cù lao thấp lè tè gần bờ nước. Mùa nổi, khi nước ngập khắp Campuchia thì họ đành treo người chết trong rừng, đợi đến khi con nước xuống mặt đất ló ra thì đem chôn.
Nhà giàu
Rất nhiều trẻ em và cả cha mẹ các em chọn “ăn xin” làm kế mưu sinh. Những đứa thạo nghề thường quấn lên mình một con trăn nhỏ làm nhiệm vụ xin tiền du khách, những đứa nhỏ hơn thì nằm dài trong lòng vỏ lải, cha mẹ chúng làm nhiệm vụ điều khiển vỏ lải chạy theo những con tàu lớn chở du khách.
…mỗi ngày có khoảng hơn 6,000 du khách người Hàn Quốc, người Nhật Bản, người Trung Quốc, người Việt Nam, người Da Trắng đủ các quốc tịch tham quan nơi này
|
Nguồn: Một ghi chép về người Việt ở Biển Hồ Tonle Sap. Đặng Ngữ. Facebook. January 6, 2014.