Phương thuốc gì cho ngành Y tế Việt Nam?

Jonathan London

sNgành Y tế của Việt Nam đang rơi vào một cuộc tranh cãi lớn trong lúc cả người dân lẫn chính phủ đang đối phó với một sự bùng nổ của bệnh sởi ở một số vùng, trong đó có T.p. HCM và Hà Nội.

Trẻ em bị bện sởi và thân nhân trong phòng bện tại bệnh viện nhi đồng trung ương tại Hà Nội. Nguồn: Phương thuốc gì cho ngành Y tế Việt Nam?
Trẻ em bị bện sởi và thân nhân trong phòng bện tại bệnh viện nhi đồng trung ương tại Hà Nội. Nguồn: Vu Trong Khanh/The Wall Street Journal

Từ đầu năm, sự bùng nổ này đã trực tiếp hay gían tiếp gây ra cái chết của hơn 111 trẻ em, trong đó ít nhất 25 ca tử vong trực tiếp do bệnh sởi. Đến ngày ngày 8 tháng 4, số ca bệnh sởi được công bố là 2,492 ca.

Đến ngày 18 riêng Hà Nội đã có 1,062 ca và đến ngày 16/4/2014, cả nước đã ghi nhận có 3.126 trường hợp mắc sởi trên 8.441 người bị phát ban nghi mắc sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố, theo Bộ y tế. Và có khả năng sự bung nổ này sẽ sớm được tuyên bố là dịch bệnh.

Theo tôi hiểu, tính đến thời điểm hiện tại, quy mô của sự bùng nổ bệnh sởi năm nay, dù lớn nhưng đến bay giờ vẫn chưa bằng một số năm gần đây, ví dụ như 2009-2010. Và chúng ta cũng được biết, nói chung, mức độ nguy hiểm của virus bệnh sởi về cơ bản là không thay đổi từ năm này qua năm khác. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo lần này chính là tỷ lệ tử vong và sự xuất hiện của những ca nghiêm trọng cao hơn bình thường. Do đó, nếu Việt Nam đang đối phó với một dịch bệnh thực sự thì tình hình có khả năng xấu đi.

Về những vấn đề kỹ thuật tôi không có nhiều để nói vì tôi không phải là cán bộ y tế chuyên nghiệp.  Nói nhiều mà thiếu cơ sở không ích gì mà cũng có thể gây hoang mang. Mới lên trang web của Bộ Y tế thấy họ có đang trả lời câu hỏi qua mạng, và đang áp dụng những giải pháp khác. Hy vọng những giải pháp này sẽ hiệu quả. Hiện nay có vẻ ngành y tế đã lên báo động cấp cao.

Chắc chắn những thảo luận về sự thực hiện của ngành y tế nên và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Trong khi đó, những có hỏi như “vì sao?” “làm gì?” và “làm thế nào” đang được hỏi một cách rộng rãi. Ở đây, tôi chỉ xin chia sẻ một số ý tưởng ban đầu về tình trạng bệnh sởi và tình trạng chung của ngành y tế. Trong khi đó không quên một lúc nào vấn đề chính trước mặt là phòng chống đe dọa sức khỏe công cộng này một cách toàn diện và hiệu quả.

Tranh cãi về sự bùng nổ bệnh sởi

Cũng như các tranh cãi có quy mô lớn khác, tranh cãi về bệnh sởi lần này đến từ nhiều yếu tố. Từ một góc nhìn khách quan, có hai tranh cãi chính. Một là cách kiểm soát và tiếp cận xử lý bệnh dịch sởi của ngành y tế. Thứ hai là cách quản lý và công bố thông tin.

Khi phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng dịch sởi ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ ràng có nhiều hiện tượng có vấn đề. Hệ thống các bệnh viện nhi ở Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội đã trong tình trạng quá tải từ lâu và cách quản lý số lượng bệnh nhân không những không có hiệu quả mà còn trực tiếp gây ra tình trạng lây lan virus. Khi trẻ em đến bệnh viện, mỗi giường bệnh phải cho 2, 3, 4 tới 5 trẻ nằm chung, lại có cả thành viên trong gia đình của trẻ mắc bệnh cũng ở lại bệnh viện thì sẽ không bất ngờ khi con số ca tử vong và nghiêm trọng đang tăng.

Tất nhiên, với những người (như tôi) không được đào tạo trong ngành y, sẽ không thể khẳng định một cách chắc chắn những gì mình không biết rõ, nhưng sẽ không cần phải đoạt giải Nobel về Y học để có thể hiểu được rằng những điều kiện quá tải và sự quản lý thiếu hiệu quả cần phải xử lý ngay lập tức. Từ góc độ này, việc khuyến khích các gia đình có con mắc bệnh không nên tập trung vào những bệnh viện tuyến trung ương là hợp lý, dù có thể muộn đi mấy tháng.

Về vấn đề quản lý thông tin thì chúng ta sẽ có cảm giác như đang phải đối mặt với một hộp đen. Vì nhiều lý do (cả đơn giản lẫn phức tạp sẽ được đề cập ở dưới đây), sự uy tín của ngành y tế ở Việt Nam đã giảm sút một cách nghiêm trọng trong những năm gần đây. Có thể nói, những chính sách y tế của Việt Nam vẫn có nhiều yếu tố rất tốt. Tuy nhiên, cũng như ở nhiều nước trên thế giới, sự minh bạch của ngành y tế Việt Nam là một vấn đề cực lớn.

Là một người đã và đang nghiên cứu về ngành y tế của Việt Nam, tôi cũng được biết những người làm trong ngành cũng rất lo cho danh tiếng của ngành mình. Cái cách mà ngành Y ‘quản lý’ thông tin là rất, thậm chí có thể nói là quá chặt chễ. Vì vậy, hiện tượng không ít người phải đặt ra câu hỏi liệu có phải ngành y tế đã giấu quy mô của dịch bệnh là không bất ngờ cũng như việc có những người trong ngành lên án vai trò của báo chí.

Đại đa số người cả trong lẫn ngoài ngành y tế hiểu rõ vấn đề bệnh sởi này cũng như những vấn đề trước đây là hậu quả của những điểm yếu có tính hệ thống trong ngành y tế. Dù nhiều người đang đòi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức, và dù trách nghiệm giải trình luôn luôn là quan trọng, những vấn đề Việt Nam đang đối phó cũng phải có giải pháp mang tính hệ thống.

Vậy, có hai vấn đề phải tách bạch. Về ngắn hạn, phải làm gì một cách cụ thể để ổn định hóa tình trạng trong việc khám chữa bệnh đối với bệnh sởi và quản lý thông tin một cách minh bạch, chính xác và rõ ràng.  Về trung hạn (không thể dài hạn được), phải nỗ lực để tăng tốc độ cải cách ngành y tế.

Tất nhiên, vấn đề cải cách ngành y tế chẳng đơn giản đâu vì những vấn đề trong ngành y tế chỉ phản ánh những điểm yếu trong những thể chế của Việt Nam. Bình thường, khi dân gặp khó khăn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, họ sẽ tự có trách nhiệm cho bản thân.  Tuy nhiên, trường hợp một cơn đại dịch xảy ra thì lại là một chuyện khác; qua dịch sởi lần này, người dân đã có thể thấy rõ những hạn chế của những thể chế Việt Nam có tính chất sống còn.

Sức khỏe của ngành y tế Việt Nam

Nhìn chung, ở nước nào ngành y tế cũng có khả năng thành một lĩnh vực đầy tranh cãi, chính vì hành động của ngành có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe và mức sống của mọi người trong  xã hội đó.  Đối với y tế, các nước không đều như nhau và sự thực hiện của ngành cũng có thể thay đổi qua nhiều năm.  Khi nhiều người không hài lòng với ngành y tế hay ngành mất uy tín thì là một vấn đề rất lớn.
Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam thì ai cũng đều biết ngành y tế đã và đang là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Những bất cập trong ngành xuất phát từ cách phát triển của ngành và lộ trình cụ thể của nó trong ba thập kỷ qua.

Trong nhiều năm, ngân sách mà nhà nước Việt Nam dành cho ngành y tế là quá thấp. Chẳng hạn, trong những năm 90, (vâng tôi biết Việt Nam vẫn khổ trong thời điểm đó) số tiền chi ra cho y tế chỉ là trên dưới 1% tổng GDP của đất nước (so với 3% như hiện nay). Và, nói chung, trách nhiệm về vấn đề chi trả dịch vụ y tế đã được chuyển từ phía nhà nước đến hộ gia đình; hậu quả là vào cuối những năm 1990, 80% số tiền được chi cho dịch vụ y tế là tiền người dân bỏ ra từ túi của họ; chuyện đó đã có hậu quả là dịch vụ y tế đã bị ‘thương mại hóa’ một cách quá mạnh, dẫn đến nhiều điểm bất công.

Tăng trưởng kinh tế về sau này đã cho phép Việt Nam và ngành y tế giải quyết một số vấn đề trong ngành y tế, như mở rộng hệ thống, hiện đại hóa trang thiết bị và một sự thật rất đáng mừng là Nhà Nước Việt Nam trong những năm gần đây đã đầu tư nhiều hơn cho ngành Y Tế. Việc bảo hiểm Y tế đang phát triển (dù có nhiều bất cập) cũng là việc tốt.

Nhưng khác với trước đây, vấn đề ở Việt Nam hiện nay không chỉ còn là số tiền chi trả cho y tế (cả từ phía nhà nước lẫn túi người dân) là đủ. Vấn đề là số tiền đó được dùng để mua gì. Vấn đề là hiệu quả kinh tế của ngành đối với sức khỏe công cộng. Điều này làm cho tôi nhớ đến nước Mỹ, nơi vấn đề chủ yếu là số tiền chi trả khổng lổ; cả lãng phí lẫn không hiệu quả.

Thứ hai là bộ máy quản lý ngành còn nhiều vấn đề từ cấp trung ương đến địa phương. Tôi không có âm mưu tấn công ai cả mà chỉ khẳng định nhiều vấn đề trong ngành có liên quan đến tình hình quản lý trong ngành. Tôi đoán kể cả những cán bộ cao cấp trong ngành sẽ chấp nhận quan điểm này. Lấy một ví dụ cụ thể: tình trạng ở nhiều bệnh viện của Việt Nam còn quá tải. Ở những bệnh viện trung ương cũng có thể là hậu quả của việc dân muốn lên tuyến trên. Ở những người khác, vấn đề chưa chắc xuất phát từ việc số giường bệnh còn thiếu. Vấn đề là những khuyến khích kinh tế. Việc xây thêm bệnh viện mới chưa giải quyết vấn đề nếu không đề cập đến nguyên nhân cơ bản.

Có lẽ Bộ Y tế vẫn quá thiên về các bác sĩ mà quá xem nhẹ những người có kỹ năng quản lý. Vâng, ở nhiều bệnh viện trong phạm vi cả nước những khuyến khích kinh tế được quan tâm hơn cả sức khỏe của bệnh nhân (vấn đề này là vấn đề quốc tế chứ). Và vâng, tình hình Y đức ở Việt Nam phải được cải thiện nếu muốn nâng cao chất lượng của dịch vụ trong ngành. Tôi cũng như các bạn đã nghe những chuyện sợ lắm về ngành y tế (‘muốn cái chích đau hay không đau,’ ‘muốn sống hay về nhà?’)

Chắc chắn có nhiều cái về ngành Y tế là duy nhất. Thế nhưng, nhiều vấn đề trong ngành rất có liên quan đến những vấn đề trong các ngành khác. Thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình, những vấn đề đối với những khuyến khích tài chính ở các đơn vị dịch vụ và chất lượng quản lý của ngành chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của một ngành y tế hiệu quả.

Trong một bối cảnh như thế này, khi có những vụ án như bác sĩ làm chết bệnh nhân và bỏ xác thì nhiều người muốn ai chịu trách nhiệm. Điều đó dễ hiểu thôi. Tôi chỉ xin nhắc lại cho bạn là dù mọi người đều có trách nhiệm của họ, đại đa số vấn đề trong ngành là thuộc thể chế và quản lý. Trách nhiệm giải trình của bộ Y tế đối với dân nên là ở chỗ cải cách ngành. Những thói xấu ở một số người trong ngành thực sự là bi kịch nhưng chưa chắc một bộ trưởng có thể xóa bỏ ngay được vì những vấn đề này đã có từ lâu. Những vấn đề của ngành có tính hệ thống.

Kết luận

Ở phía sau cuộc khủng hoảng bệnh sởi hôm nay là những vấn đề trong ngành y tế mà đã và đang kéo dài từ lâu. Tôi hy vọng khủng hoảng hôm nay sẽ giúp cả nước tập đề cập những vấn đề này. Trong việc quản lý thông tin, quản lý bệnh viện và quản lý ngành y tế nói chung. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự minh bạch và trách nghiệm giải trình là hai trong những cách điều trị có hứa hẹn nhất. Tôi chỉ lo để điều trị ngành y tế phải điều trị cả bộ máy.


Nguồn: Phương thuốc gì cho ngành Y tế Việt Nam? Jonathan London. Blog Xin lỗi Ông. 18/04/2014.

2 Comments on “Phương thuốc gì cho ngành Y tế Việt Nam?

  1. Vấn đề y -tế chẳng riêng gì ổ VN mối gây nhiều phiền toái, mà ngay tại xú My nay cũng chẩng hôn gì… thiện chí như ông Obama đưa ra chương trình OBAMACARE mà cũng còn bị chê trách,… nói chung là bị chính trị hóa… anh nào cũng muốn cái phải về mịnh. Việc bịnh sởi gây tữ vong cho trẻ em co thể là do thiếu thuốc chủng… đâu phải tại với vì là ngành y-tế VN kém cỏi…. Ngay tại My nhung bịnh rất thong thường như cúm… mà còn gây ra số tử vong….
    Nhớ năm xưa khi “đàn bò vào thành phố” các Bác sĩ từ Hà Lội tung ra loại thuốc than ky “XUYÊN TÂM LIÊN” uống lien mien dù bịnh còn nguyen nhưng cũng “đỡ đói”…ngoài ra còn “thuốc khắc phục ” mà anh em phe ta gọi là kaphuacytine con chien huu nào mà mang cái bịnh ngoan cố là cho uống một iên AKCytine là “phẻ” lien….

  2. ngành nào cũng vậy phải uu dai nhung người tài, thế nhưng cái xứ VN do con cháu Hồ chí Phèo điều hành chúng quan niệm “Hồng ” hơn chuyên… thì chỉ có người dân là chịu hậu quả thiệt thòi , còn bọn chúng nếu bị bịnh chúng bay ra ngoại quốc để chữa tri….. Nói tóm lại cách giải quyết hay nhất cho VN luc nay là “giải thể cái đảng VC thổ tả” này đi, lập lại nền dân chủ thì “đâu có thua thằng Tây nào”.. ve chuyen mon nguoi VN dau co thua ai!!! .