Láng giềng tham lam
Jonathan London
Chuyện Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy không cho họ có quyền áp đặt những tuyên bố chủ quyền giả tạo. Thế nhưng đó chính là điều Bắc Kinh đang làm ở Nam Hải, hay Biển Đông Nam Á, nếu ta muốn dùng một tên gọi trung lập về chính trị không có những hàm ý thực dân hay đế quốc.
Với những người như tôi đã từng quan sát sự phát triển của Trung Quốc với niềm hy vọng và hứng thú, kiểu bành trướng không nhượng bộ gần đây của Bắc Kinh là điều vô cùng đáng thất vọng và thật sự đáng lo ngại cho toàn khu vực.
Hành động mang một giàn khoan trị giá cả tỉ đô-la đến đặt ở một vị trí xa xôi nằm hẳn trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác đòi hỏi phải có không chỉ vốn và chuyên môn kỹ thuật, mà còn cả thái độ kiêu căng chính trị và việc rõ ràng bất chấp các chuẩn mực quốc tế.
Chỉ trong trí tưởng tượng của Bắc Kinh mới có chuyện chủ quyền đối với vùng biển nơi họ đặt giàn khoan của mình là điều không thể chối cãi. Do một quan chức Đài Loan quá rảnh rỗi tưởng tượng ra hồi thập niên 1940, đường 11 đoạn, nay là đường 9 đoạn mà Bắc Kinh dùng để tuyên bố chủ quyền với tám mươi phần trăm Biển Đông Nam Á hoàn toàn không có cơ sở pháp lý hay lịch sử nào.
Những hành động xâm lấn phi pháp kiểu như chúng ta đang thấy hiện nay chẳng phải là điều mới mẻ. Những lần Bắc Kinh chiếm đoạt đẫm máu và phi pháp các đảo trong Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Quần đảo Trường Sa năm 1988 đã khiến hàng trăm người Việt thiệt mạng và vẫn chưa phai nhòa trong tâm trí người Việt Nam. Những biến cố này tiếp theo một lịch sử lâu đời của những quan hệ căng thẳng giữa hai nước, lại được tiếp theo bằng hai thập niên Trung Quốc liên tục quấy nhiễu và ngược đãi vô số ngư dân Việt Nam.
Tuy sự cực đoan chính trị hay cực đoan quốc gia chủ nghĩa không bao giờ hữu ích, có gì đáng ngạc nhiên khi người Việt trên khắp thế giới nhìn Bắc Kinh bằng con mắt nghi ngờ và bất tín?
Trên khắp đất nước Việt Nam, những hành động giàn khoan của Bắc Kinh đang được xem là sự vi phạm trắng trợn và thách thức trực tiếp đối với chủ quyền của Việt Nam, mà quả là đúng như vậy. Hà Nội sẽ phản ứng ra sao? Ở Philippines, hành vi gây hấn tương tự đã khiến Manila tái thiết lập hợp tác quân sự với Mỹ và các nước khác. Về phần mình, Hà Nội đã phát tín hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục với các nỗ lực giải quyết tranh chấp này bằng các biện pháp ngoại giao và các biện pháp hòa bình khác, có lẽ thông qua các cuộc đàm phán bí mật giống như những cuộc đàm phán đã tổ chức ở Thành Đô năm 1985.
Nếu ngoại giao không mang lại kết quả và Bắc Kinh vẫn gây hấn, thì chẳng ai tiên đoán được tình hình sẽ ra sao.Tuy người Việt không muốn xung đột, họ nổi tiếng là quyết tâm khi đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Nếu các cuộc đàm phán chẳng đi đến đâu thì sao? Tuy Việt Nam có các tài sản quân sự đáng nể, Hà Nội đã nói rằng chúng chỉ được dùng để phòng vệ. Thế nhưng vẫn có rủi ro rất cao xảy ra một biến cố dẫn đến những hành động phòng vệ.
Trong những tháng và năm sắp đến, hiệu quả của Hà Nội trong việc quản lý mối quan hệ của mình với nước láng giềng thích gây hấn có thể phụ thuộc vào hiệu lực của Hà Nội trong việc kết hợp sự ngăn ngừa với sức mạnh mềm. Về sức mạnh mềm, sự đoàn kết của người Việt trên toàn thế giới và việc tăng cường các liên minh chiến lược sẽ là điều thiết yếu. Tiến hành các cải cách thể chế đã mong đợi từ lâu và cải thiện nhân quyền cũng sẽ hữu ích về những phương diện này. Nếu có thể, những đàm phán với Bắc Kinh phải tiếp tục.
Những mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã và sẽ luôn luôn phức tạp. Lịch sử và số phận của hai nước này đan quyện lẫn nhau và chẳng sớm thì muộn cũng sẽ đạt được giải pháp nào đó cho những căng thẳng hiện tại. Vẫn chưa rõ liệu có thể đạt được trạng thái cân bằng tương lai đó một cách hợp lý hay không. Nếu không thì sẽ là một phát triển thật xấu cho toàn khu vực và sự phát triển toàn diện của không chỉ Việt Nam và Trung Quốc mà toàn khu vực.
Suy đoán về việc những căng thẳng hiện tại có thể lún sâu đến mức nào có thể làm nản lòng đến mức khiến ta nhớ đến sự điên rồ của chuyện này. Về kinh tế, các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có tiềm năng đáng kể. Quan hệ giữa hai nước này nên toàn diện và hai bên cùng có lợi. Thách thức hiện nay – với Hà Nội và khu vực – là đối phó với một nước láng giềng mà hành vi của nước đó đe dọa toàn cộng đồng. Bản thân tôi hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ sớm hiểu rằng làm láng giềng tốt sẽ có lợi cho chính họ.
No one loves a bully
That China is an emerging power gives its no right to impose its bogus sovereignty claims. Yet that is precisely what Beijing is doing in the South China Sea, or the Southeast Asian Sea, if one prefers a politically-neutral designation free of colonial or imperial connotations. For those like me, who have observed China’s development with hope and enthusiasm, Beijing’s recent pattern of obdurate expansionism is massively disappointing and reason for true alarm.
Towing a one-billion dollar piece of drilling infrastructure to a remote location well within another country’s exclusive economic zone requires not only capital and technical know-how, but also political arrogance and a patent disregard for international norms. Only in Beijing’s imagination is sovereignty over the waters where its oil rig is positioned indisputable. Dreamt up by a Taiwanese bureaucrat with too much time on his hands in the 1940s the once-11, now nine-dotted line Beijing uses to claim sovereignty over eighty percent of the Southeast Asian Sea has zero legal or historical basis.
Illegal encroachments of the sort we are now observing are nothing new. Beijing’s bloody and illegal seizures of islands in the Paracels in 1974 and in the Spratleys in 1988 resulted in the deaths of scores of Vietnamese and remain fresh in the Vietnamese psyche. These incidents, which followed a long history of tense relations between the two countries, have themselves been followed by two decades of unremitting harassment and abuse of innumerable Vietnamese fisherman. While political extremism is never helpful, is it any wonder that Vietnamese around the world view Beijing with suspicion and mistrust?
Across Vietnam, Beijing’s oil rig actions are being viewed as a blatant violation of and direct challenge to Vietnam’s sovereignty, which it is indeed. How will Hanoi respond? In the Philippines, similarly aggressive behavior has led Manila to re-embrace military cooperation with the United States and other countries. For its part, Hanoi has signaled that it will continue with efforts to resolve the dispute by diplomatic and other peaceful means, perhaps through secret negotiations such as those held in Chengdu in 1985. If diplomacy fails to yield results and Beijing remains aggressive all bets are off.
While Vietnamese do not desire conflict their determination in the face of external threats is well known. What if talks go nowhere? While Vietnam has formidable military assets,Hanoi has stated they would be used in self-defense. And yet the risk of an incident triggering self-defensive actions is dangerously high. In the coming months and years, Hanoi’s effectiveness in managing its relation with its aggressive neighbor are likely to depend on its effectiveness in combining deterrence with soft power. With respect to the latter, worldwide solidarity among Vietnamese and a deepening of strategic alliances will be essential. Undertaking long sought-after institutional reforms and improving human rights would be helpful in these regards. Where possible, negotiations with Beijing must continue.
Relations between China and Vietnam have and will always be complex. The two nations’ history and destiny are intertwined and sooner or later some resolution of the current tensions will obtain. Whether that future equilibrium will be achieved more or less sensibly remains to be seen.
Speculation about the depths to which the current tensions might plunge is depressing enough to remind one of the senselessness of it all. In economic terms, relations between Vietnam and China have considerable potential. Relations between the countries should be comprehensive and mutually beneficial. The challenge now – for Hanoi and the region – is addressing a neighbor whose aggressive behavior threatens the entire community. I for one hope Beijing will soon realize that good neighborliness is in its own self-interest.
Nguồn: Láng giềng tham lam. Blog Xin lỗi Ông. Jonathan London. May 10, 2014