Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 8

Komori Yoshihisa – Khôi Nguyên (HVR) dịch

bt“Cuộc chiến đó là một chiến thắng rỗng tuếch và vô nghĩa, lòng tôi vô cùng đau đớn xót xa khi nghĩ rằng có lẽ nhưng đồng đội của tôi đã hy sinh tính mạng cho sự thắng lợi vô nghĩa này.” – Bùi Tín, 1991.Người phóng viên miệng lưỡi và cuộc chiến thắng vô nghĩa

Bùi Tín, Đại tá QĐND (1981). Nguồn: WBGH
Bùi Tín, Đại tá QĐND (1981). Nguồn: WBGH

Lần đầu tiên gặp gỡ ông Bùi Tín, một nhân vật cao cấp trong quân đội Bắc Việt đã làm đảo ngược sự tưởng tượng trong đầu tôi vì tác phong của ông ta thật bình dân qua cách ăn mặc xuề xòa quần áo cũ kỹ. Nhưng phải nhìn nhận rằng ông Tín rất có tài ăn nói, cũng như sự diễn tả điệu bộ của ông khi trình bày vấn đề trông thật linh động và lôi cuốn người nghe.

Tuy thế, đằng sau những câu ứng khẩu đối đáp lanh lẹ, thỉnh thoảng chứa đựng những ý tưởng khôi hài dí dỏm, hoặc châm biếm mỉa mai, người ta cũng cảm nhận được một quyền lực nào đó nơi ông. Hơn nữa, kèm theo những lời nói thao thao bất tuyệt cử chỉ và hành động của ông Tín lúc nào cũng có vẻ như muốn thị uy trước đối phương nên có thể kết luận rằng Bùi Tín đã hoàn thành xuất sắc vai trò của một nhân vật tuyên truyền do phía Bắc Việt đưa ra nhằm tranh thủ dư luận thế giới lúc bấy giờ. Thế nhưng, sau khi Sài Gòn thất thủ, Bùi Tín cũng lại là một nhân vật phê phán mạnh mẽ sự mỉa mai của cuộc chiến thắng mang tính cách lịch sử này.

***

Trước thời điểm chính quyền miền Nam hoàn toàn sụp đổ khoảng hai năm, ngày 4/2/1973 với tư cách một phát ngôn viên của phái đoàn quân sự Bắc Việt mang cấp bậc Trung Tá, Bùi Tín đã hiện diện ngay tại thủ đô Sài Gòn. Bởi vì theo kết quả của hiệp định Ba Lê được ký kết vào tháng Giêng 1973, phái đoàn đại diện Bắc Việt đã được phái vào Sài Gòn để hội đàm cùng phía Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam về các vấn đề triệt thoái, đình chiến nhằm giải quyết cuộc chiến Việt Nam.

Trong những cuộc hội đàm như vậy, thông thường nhân viên của phái đoàn Bắc Việt chỉ được cho phép hiện diện trong căn cứ quân sự tại Tân Sơn Nhất, nhưng vào ngày 4/2/1973 nói trên họ đã đối diện phái đoàn Hoa Kỳ và miền Nam tại trung tâm thủ đô Sài Gòn lần đầu tiên. Và có lẽ vì trải qua những năm tháng dài của cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đại diện của hai miền Nam Bắc đã gặp nhau lần đầu tại chốn công khai như vậy nên thái độ và cử chỉ của đôi bên kể cả những tướng lãnh Hoa Kỳ đều tỏ ra nghiêm nghị và cứng nhắc.

Nhưng chỉ có mình Bùi Tín là khác hẳn với mọi người khi khuôn mặt ông ta lúc nào cũng tươi cười, cử động lại nhanh nhẹn ăn nói hoạt bát và ông ta dùng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt để trò chuyện cùng các ký giả ngoại quốc cũng như những tướng lãnh đại diện của miền Nam một cách rất tự nhiên thoải mái. Lúc đó, Bùi Tín còn đến trước mặt những sĩ quan cảnh bị của miền Nam đang túc trực tại đó, vỗ vai họ rồi chìa tay ra tỏ lòng thân thiện khiến họ ngại ngùng, nghiêng qua một bên. Trông thấy tình cảnh đó, Bùi Tín liền hướng về phía những ký giả ngoại quốc nói lớn bằng một tràng tiếng Pháp sành sõi: “Chúng tôi đã tích cực như thế này để mưu tìm cách hòa hợp hòa giải dân tộc, quý vị có thấy không nào?”

Đơn vị Mỹ sau cùng rời Việt Nam ngày 29 tháng 3-1973 tại Tân Sơn Nhất. Nguồn Ảnh: AP
Đơn vị Mỹ sau cùng rời Việt Nam ngày 29 tháng 3-1973 tại Tân Sơn Nhất. Nguồn Ảnh: AP

Tóm lại, Bùi Tín chẳng những đã đóng trọn vai trò của mình trong suốt quá trình hội đàm như vậy mà cho đến gần hai tháng sau đó ông ta lại diễn tiếp một màn xuất sắc. Đó là vai trò đại diện cho Bắc Việt để xác nhận sự triệt thoái cuối cùng của nhóm binh lính và các tướng lãnh Hoa Kỳ tại căn cứ không quân Tân Sơn Nhất vào ngày 29/3/1973.

Trong khi những sĩ quan và quân nhân Hoa Kỳ đứng xếp hàng im lặng và lần lượt bước lên khu trục cơ C-141 thì Bùi Tín với bộ quân phục màu cỏ xanh, hai cầu vai và trước túi áo mang đầy những huân chương quân hàm đỏ chói, đầu đội chiếc kết thật to vừa tươi cười vừa thoăn thoắt tiến đến bên họ trò chuyện huyên thuyên. Sau khi lượt qua danh sách những quân nhân Hoa Kỳ lên máy bay đến người cuối cùng là Đại Đội Trưởng Bộ Binh, Bùi Tín còn mang tặng ông ta một tấm mành tre sơn phết nhiều màu sắc lộng lẫy và viên Đại Đội Trưởng này vừa nhận món quà kỷ niệm vừa đáp lễ lại Bùi Tín bằng những cái bắt tay thân thiện.

Nhưng thực sự người cuối cùng bước lên máy bay chính là Đại Tá Point O’Dell Tư Lệnh căn cứ Hoa Kỳ tại Tân Sơn Nhất. Lúc đó, vừa trông thấy Đại Tá O’Dell đặt chân lên cửa hông máy bay, Bùi Tín đã nhanh chóng chạy đến bên ông đưa quà kỷ niệm và mời ông bắt tay. Tuy nhiên, Đại Tá O’Dell đã không đáp ứng gì, vừa im lặng lắc đầu vừa cúi mặt tiến lên bậc thang. Với dáng vóc cao lớn tựa như võ sĩ đô vật, nhưng lúc này Đại Tá O’Dell cũng không ngăn được dòng lệ xúc cảm và mọi người tại hiện trường đều nhìn thấy rõ quang cảnh này.

Trong khi đó, trên khuôn mặt Bùi Tín vẫn không dứt những nụ cười khoan khoái và đứng nhìn mãi theo chiếc máy bay C-141 cất cánh bay vút lên không trung cho đến khi mất dạng trong mây. Hình ảnh này đã tạo cho Bùi Tín một tư thế tựa như một người hùng đại diện cho Bắc Việt đánh đuổi những người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

***

Chưa hết, ở ngay vào thời điểm Sài Gòn thất thủ, Bùi Tín còn diễn thêm một vai trò mang tính cách lịch sử quan trọng. Ngày 30/4/1975, sau khi quân Bắc Việt tiến vào Dinh Độc Lập rồi quản thúc tất cả những viên chức, tướng lãnh cùng Tổng Thống Dương Văn Minh tại đây. Lúc đó, Bắc Việt đã ủy thác cho Bùi Tín nhiệm vụ xác nhận sự đầu hàng của chính quyền Tổng Thống Dương Văn Minh, trong tư cách một vị tư lệnh quân đội cao cấp của họ hiện diện trong Dinh Độc Lập.

Và kết quả đã được diễn tiến qua cuộc đối thoại ngắn gọn giữa hai bên như sau:

Tổng Thống Dương Văn Minh nói: “Chúng tôi đã ở đây chờ đợi từ sáng sớm để bàn giao quyền hành cho chính phủ cách mạng”. Bùi Tín đáp lại: “Các anh không có gì để mà bàn giao cả vì chính quyền của các anh đã bị đánh tan”(*). Sau đó Tổng Thống Dương Văn Minh được đưa đến đài phát thanh và bị ép phải đọc lời tuyên bố đầu hàng.

Ở điểm này, người ta thấy rằng lời tuyên bố “chính quyền của các anh bị đánh tan” của Bùi Tín đã chẳng khác nào một lời cáo tri lịch sử nhằm gửi đến dư luận quốc tế để nhấn mạnh về sự chấm dứt của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Riêng tại Hoa Kỳ cho đến nay nếu nói về cuộc chiến tranh Việt Nam thì ngay cả quyển sách được nhiều người đón nhận nhất là “Lịch sử Việt Nam” của tác giả Stanley Karnow cũng đề cập đến vai trò lịch sử của Bùi Tín khi hướng dẫn ông Dương Văn Minh đầu hàng.

Dựa theo những điều căn bản trong quyển sách này, một chương trình phóng sự tài liệu truyền hình do Anh-Mỹ-Pháp hợp tác đã được thực hiện với tựa đề “Việt Nam” và trong phần cuối cùng cũng đã chiếu lại những hình ảnh lúc Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng kèm theo những lời phỏng vấn của Bùi Tín. Đồng thời, ngay cả chính phía Bắc Việt cũng phải dựa theo lời tường thuật từ các bài ký sự của Bùi Tín để khẳng định cuộc chiến đã được kết thúc một cách êm đẹp qua những lời đối thoại giữa Bùi Tín và ông Dương Văn Minh. Nói cách khác, trên phương diện lịch sử Hà Nội đã chẳng có một dị luận nào đối với lời tuyên bố của Bùi Tín cả.

***

Trong ngày Sài Gòn thất thủ và tiến vào Dinh Độc Lập, Bùi Tín còn mang thêm một tư cách khác là ký giả của báo Quân Đội Nhân Dân, tức cơ quan ngôn luận của quân đội Bắc Việt.

Trước kia, vào năm 1945 khi mới 18 tuổi, Bùi Tín cũng đã tham gia tổ chức Việt Minh trong phong trào kháng chiến chống Pháp và gia nhập đảng cộng sản VN. Bố ông Tín sinh sống tại thành phố Huế và từng giữ chức Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp trong chính quyền vua Bảo Đại do quân Nhật dựng nên trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, sau đó lại tham gia hội đồng chính phủ của HCM và được bầu làm chủ tịch quốc hội. Qua phần lý lịch, cũng đã cho thấy Bùi Tín xuất thân từ gia tộc danh môn.

Năm 1954, Bùi Tín tham gia trận chiến Điện Biên Phủ với chức vụ đại đội trưởng và bị trọng thương, sau đó Tín được miễn công tác chiến đấu và trở thành một ký giả hoặc đôi khi làm phát ngôn viên của quân đội Bắc Việt. Vì vậy, có lẽ trong cuộc tổng công kích Sài Gòn, Bùi Tín đã kiêm nhiệm luôn vai trò vừa là ký giả vừa là một bộ đội đột nhập vào tới Dinh Độc Lập chăng?

Sau chiến tranh, Tín leo lên tới chức chủ bút tờ Quân Đội Nhân Dân rồi đến năm 1982 lại chuyển qua làm việc cho tờ báo Nhân Dân, cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản VN với chức vụ phó chủ bút tòa soạn (Phó Tổng Biên tập – chú thích của HVR). Ngoài ra, về mặt quân đội Tín còn được thăng lên cấp bậc Đại Tá. Đến đây, có thể nói Tín đã tiến đến tột đỉnh của con đường thăng quan tiến chức và trở thành một trong những nhân chứng lịch sử của Bắc Việt từng chứng kiến cảnh rút quân cuối cùng của người Hoa Kỳ cũng như cảnh đầu hàng toàn diện của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Nhưng bước vào thập niên 1990 thì nhà cầm quyền Hà Nội lại đột nhiên công kích họ Bùi bằng cách loan tải trên đài phát thanh quốc doanh của họ những lời lẽ như: “Bùi Tín đã tự tuyên truyền bịa đặt về chuyện ông ta là người đầu tiên xác nhận sự đầu hàng của địch tại Dinh Độc Lập”, hoặc thậm chí hơn là: “Những lời tuyên truyền láo khoét của Bùi Tín chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng muốn phình bụng to bằng con bò”.

Chẳng những thế, Hà Nội còn tuyên bố rằng việc Tín đột nhập vào Dinh Độc Lập đã xảy ra sau khi Bắc Việt điều đình cho ông Dương Văn Minh đầu hàng và chuyện Tín bị thương trong trận Điện Biên Phủ là điều hoàn toàn bịa đặt.

Trước sự công kích của Hà Nội, Tín đã trốn sang Pháp xin tị nạn vào năm 1990 và bắt đầu phản kích lại bằng những lời tố cáo đảng cộng sản VN độc tài và đàn áp dân chúng. Trong những lời tố cáo này, Bùi Tín luôn nhấn mạnh đến vấn đề tự do chính trị, tự do kinh tế và đưa ra những tính tất yếu của chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên.

Vào mùa Thu năm 1991, tôi đã gặp lại Bùi Tín tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Khi tôi đặt câu hỏi: “Nếu hiện nay ông thường đề cập đến tự do và dân chủ thì ông nghĩ sao về cuộc chiến tranh trước đây đã đánh tan một chính quyền từng nêu cao ý nghĩa của tự do và dân chủ tuy nó không hoàn toàn giống với giá trị quan như ông suy nghĩ?”

Và Bùi Tín đã trả lời như sau: “Cuộc chiến đó là một chiến thắng rỗng tuếch và vô nghĩa, lòng tôi vô cùng đau đớn xót xa khi nghĩ rằng có lẽ nhưng đồng đội của tôi đã hy sinh tính mạng cho sự thắng lợi vô nghĩa này.”

© Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên @ HVR


Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 8. Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên. DCVOnline minh hoạ.

DCVOnline: (*) Bùi Tín: “Không có vấn đề bàn giao chính quyền bởi vì tất cả chính quyền của các ông đã sụp đổ rồi.” [WGBH Interview 2/2/1981 tại Hà Nội, 1’51”-1’58”]

3 Comments on “Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 8

  1. Chu00e1nh u1ee7y Lu1eef u0111ou00e0n xe tang 203 lu00e0 Trung tu00e1 Bu00f9i Vu0103n Tu00f9ng, u0111u00e3 viu1ebft Lu1eddi u0111u1ea7u nHu00e0ngtru00ean trang su1ed5 tay, vu00e0 trao cho u00f4ng Du01b0u01a1ng Vu0103n Minh u1ecdc tru00ean u0111u00e0i Phu00e1tn thanh Saigon.nChu1eef viu1ebft cu1ee7a Tu00f9ng khu00e1 u0111u1eb9p, cu00f2n ru00e0nh ru00e0nh ra u0111u00f3.nu00d4ng Du01b0u01a1ng Vu0103n Miinh u0111u1ea7u hu00e0ng vu1edbi Trung tu00e1 Bu00f9i Vu0103n Tu00f9ng, chu1ee9 khu00f4ngnphu1ea3i vu1eddi u00f4ng Bu00f9i Tu00edn, chu1ec9 lu00e0 nhu00e0 vu0103n vu00e0 khu00f4ng cu1ea7m quu00e2n nhu01b0 B v Tu00f9ng.

  2. u00d4ng Du01b0u01a1ng Vu0103n Miinh u0111u1ea7u hu00e0ng vu1edbi Trung tu00e1 Bu00f9i Vu0103n Tu00f9ng, chu1ee9 khu00f4ngnphu1ea3i vu1eddi u00f4ng Bu00f9i Tu00edn,nnu0110u1ea7u hang vu1ed1i thu1ea7ng nu00e0o thu00ec cu0169ng lu00e0 u0111u1ea7u hang(nhu1ee5c nhu01b0 con chu00f3 ) Bu00f9i Tu00edn du00f9 lu00e0 nhu00e0 vu0103n, nhu00e0 bu00e1o nhu01b0ng hu1eafn cu0169ng lu00e0 mu1ed9t trong bu1ecdn chu00fang, Bu00f9i Tu00edn cu00e0ng viu1ebft cu00e0ng thu1ea5y rang hu1eafn chu1eb3ng cu00f3 thu01b0u01a1ng du00e2n, yu00eau nu01b0u1edbc cu00e1i chu00f3 gu00ec, hu1eafn cu0169ng chu1ec9 lu00e0 thu1eb1ng “bu1ea5t mu00e3n” ru1ed3i sinh ra chu1ed1ng lu1ea1i bu1ecdn Hu00e0 nu1ed9i mu00e0 thu00f4i. Nu1ebfu bu1ecdn Hu00e0 nu1ed9i mu00e0 “cu00f4ng ku00eanh” hu1eafn lu00ean thu00ec “cu00f2n khuya” hu1eafn mu1edbi chu1eedi bu1edbi lung tung… Tu00f3m lu1ea1i “cu00e1i bu1ecdn VC” thu00ec u0111u1eebng bao giu1edd tin chu00fang.. chu00fang cu0169ng giu1ed1ng nhu01b0 Mu1ea1nh Hou1ea1ch trong truyen tam quu1ed1c chu00ed mu00e0 thu00f4i….Chu1ec9 tiu1ebfc rang , chu00fang ta(quu00e2n du00e2n VNCH) u1edf vu00e0o cu00e1i thu1ebf “cu1eafn phu1ea3i lu01b0u1ee1i” nu00eann “cu0169ng u0111u00e0nh nhu1eafm mu1eaft u0111u01b0a chu00e2n/n u0111u1ec3 xem con tu1ea1o xoay vu1ea7n ra sao?”n chu1ee9 cu00f2n biu1ebft lu00e0m sao bu00e2y giu1edd khi mu00e0 “lu1ef1c bu1ea5t tu00f2ng tu00e2m”….

  3. Nhu1eefng ngu01b0u1eddi theo Viu1ec7t Minh vu00e0 u0111u01b0u1ee3c ku1ebft nu1ea1p vu00e0o u0111u1ea3ng tru01b0u1edbc ngu00e0y 19/8/1945 tu1ee9c lu00e0 tiu1ec1n khu1edfi nghu0129a thu00ec khu00f4ng phu1ea3i thanh lu1ecdc thu00e0nh phu1ea7n.nCu00f2n nhu1eefng vu1ecb con cu00e1i quan lu1ea1i hou1eb7c cu00f4ng chu1ee9c lu00e0m viu1ec7c cho Phu00e1p mu00e0 vu00f4 u0111u1ea3ng sau khu1edfi nghu0129a (coi lu00e0 u0111i theo, chu1ee9 khu00f4ng lu00e0m cu00e1ch mu1ea1ng) thu00ec khu00f4ng bao giu1edd u0111u01b0u1ee3c lu00ean Tu01b0u1edbng,(su0129 quan chiu1ebfn lu01b0u1ee3c, cao cu1ea5p) hou1eb7c cu00e1n bu1ed9 tu01b0u01a1ng u0111u01b0u01a1ng.nu0110u1ec3 u0111u1ed9ng viu00ean, an u1ee7i, thu00ec nhu1eefng ngu01b0u1eddi nu00e0y vu1eabn mang cu1ea5p bu1eadc u0111u1ea1i tu00e1 nhu01b0ng u0111u01b0u1ee3c hu01b0u1edfng lu01b0u01a1ng tu01b0u1edbng khi vu1ec1 hu01b0u.nTu00f4i nu00f3i khu00f4ng su1ee3 lu1ea7m, mu1ed9t trong nhu1eefng lu00fd do mu00e0 ngu00e0i Bu00f9i Tu00edn bu1ecf u0111u1ea3ng cu1ed9ng su1ea3n lu00e0 bu1ea5t mu00e3n vu1edbi chuyu1ec7n nu00e0y.nVu1ea3 lu1ea1i ngu00e0i Bu00f9i Tu00edn khu00f4ng cu1ea7m su00fang, nu00ean lu00ean u0111u01b0u1ee3c u0111u1ea1i tu00e1 cu0169ng u0111u00e3 lu00e0 mu1eebng lu1eafm ru1ed3inKu1ec3 ra thu00ec cu0169ng buu1ed3n, nhu01b0ng u0111u00f3 lu00e0 quy u0111u1ecbnh tu1eeb thu1eddi tay Tu1ed5 Su01b0 chu00ednh tru1ecb u0110iu1ebfm Viu1ec7t Nam.