Vở kịch “Nhân vụ giàn khoan”
Trương Nhân Tuấn
Nhân vụ giàn khoan 981, có người đang “vận động” xin chữ ký yêu cầu nhà nước CSVN kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế (nghe nói đã có đến trên 3 ngàn người ký tên rồi).
Những người đứng sau, và hơi hướng giống như vụ vận động xin chữ ký gởi thư lên LHQ và các định chế quan hệ để thách thức TQ ra một Tòa quốc tế.
Việt Nam có thể “kiện” Trung quốc về các lý do gì và có bao nhiêu phần trăm để thắng kiện?
Theo tôi VN có thể kiện TQ về hai lý do:
- Chiếm Hoàng Sa (tháng giêng năm 1974) bằng vũ lực, và
- Chồng lấn thềm lục địa do khác lập trường về hiệu lực các đảo.
Theo tôi, cả hai lý do, (nếu nhà nước CSVN không dân chủ hóa chế độ và làm thủ tục kế thừa di sản Việt Nam Cộng Hòa), VN sẽ không có bao nhiêu hy vọng thắng kiện.
Còn dựa trên lập trường của nhóm Quỹ Nghiên cứu Biển Đông hiện nay, VNDCCH và VNCH là hai quốc gia độc lập. Ba nước Trung Quốc, VNDCCH và VNCH là ba quốc gia độc lập, có chủ quyền. Vấn đề kế thừa sẽ không đặt ra. Chắc chắn VN sẽ không có một phần trăm nào thắng kiện.
Thử (mở đầu óc hài hước) tưởng tượng diễn tiến vụ án.
Trường hợp 1
Trước hết Tòa sẽ hỏi các bên vụ việc xảy ra như thế nào.
Bên Trung Quốc biện luận:
“Quần đảo Tây Sa (và Nam Sa) từ rất lâu là những vùng lãnh thổ bất khả tranh nghị của TQ (bla bla bla…). Việc này được nhà nước VNDCCH nhìn nhận (nhiều lần), qua các bằng chứng (a,b,c,d…). Lãnh thổ này đã bị Pháp, sau đó VNCH chiếm trái phép (bla bla bla….). Tháng 1 năm 1974 TQ đã tiến hành công cuộc giải phóng, đã đưa hoàng Sa trở về đất mẹ”.
Đến phiên Việt Nam biện luận
“TQ đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa một cách trái phép, do đó không Hoàng Sa không thể nhìn nhận là lãnh thổ của TQ được”.
Thì Tòa sẽ hỏi lại Việt Nam, đại khái như vầy:
– Mầy là gì của thằng VNCH?
– Nó là thằng hàng xóm của tôi ạ !
– Thằng đó giờ nó ở đâu mà không đứng tên kiện?
– Dạ, nó “chết” rồi ạ.
– Sao nó chết?
– Dạ, tôi “giải phóng” nó ạ. Cái gì của “nó” bây giờ là “của tôi” ạ.
– Là sao? nói rõ chút coi.
– Dạ, tôi “giải phóng” thằng VNCH, nhà nó tôi ở, vợ nó tôi lấy, con nó tôi sai, của cải nó tôi xài, còn nó thì tôi cho đi tù mút chỉ ạ… Cái gì của nó bây giờ là của tôi đấy ạ.
– Vậy cái “Hoàng Sa” nó có để di chúc gì lại cho mầy không?
– Dạ không ạ.
Quan Tòa sẽ gõ búa cái cộp. Không phải gõ trên bàn để phán quyết, mà gõ trên đầu thằng CHXHCNVN, chửi:
– Mầy có tư cách chó gì mà đi kiện? Thằng Trung Quốc nó lấy Hoàng Sa trên tay thằng VNCH. Thằng này không đi kiện thì thôi, mắc mớ gì đến mày?
Trường hợp 2
Tương tự, phía TQ biện luận:
“Dạ thưa Tòa, theo điều 121 của bộ luật biển 1982 thì các đảo Hoàng Sa chúng hội đủ điều kiện để có hiệu lực hải phận như là ở đất liền đấy ạ. Có người sinh sống, có nền kinh tế tự túc trên các đảo này đấy ạ.”
Tòa:
– Mầy đưa giấy tờ, hồ sơ chứng minh cái coi.
– Dạ, đây ạ. Đây là đảo Phú Lâm. Đảo này có đường bay, có đủ thứ tiện nghi để con người sống khỏe và làm kinh tế như du lịch, đánh cá, khai thác dầu khí… đủ các cái đây ạ ! Còn đảo Hoàng Sa, đảo Quang Hòa, đảo bla bla… chúng cũng có người ở, có bến tàu, có căn cứ quân sự, có trạm thủy văn… hội đủ điều kiện để tạo nền kinh tế tự túc đấy ạ.
Đến phiên VN biện luận:
– Dạ, mấy cái cục đất để chim ỉa này không phải đảo ạ. Ngày xưa, năm 1958, tôi nhìn nhận chúng có 12 hải lý thôi ạ. Bây giờ không thể đòi hơn được ạ.
Tòa hỏi:
– Thằng TQ mầy có ý kiến gì không?
– Dạ có ạ.
– Nói nghe coi.
Dạ, năm nay là năm 2014, luật áp dụng là luật 1982 chứ không phải luật 1958 ạ. Thưa Tòa xem đây ạ.
Thằng TQ đưa văn bản và bản đồ từ thập niên 80, Việt Nam đòi chủ quyền các đảo Hoàng Sa, chủ trương các đảo này có đủ hiệu lực như trên đất liền.
Thưa Tòa, tại sao thằng Việt nó chủ trương thì được, người khác chủ trương (y như nó) thì nó không chịu ạ.
Tòa cũng sẽ gõ búa (trên đầu thằng Việt) cái cộp và vụ án sẽ ngừng lại.
Anh làm sao có thể cấm người khác có chủ trương giống anh?
Vì vậy, vụ xin chữ ký hôm nay cũng sẽ giống nhũ vụ xin chữ ký kỳ trước, sẽ không đi đến đâu. Mà nếu có, thì VN chắc chắn sẽ thua kiện. Xem lại bài ở đây về việc ký tên vào lá thư gởi LHQ.
Nguồn Vở kịch “Nhân vụ giàn khoan”. Trương Nhan Tuấn. Facebook. 19/05/2014.