Chọn bạn mà chơi
Tào Lao
Khi ông Sang qua Nga nhiều người mong chờ sẽ có một liên minh quân sự để chống lại sự bành trướng từ phương Bắc. Quân cảng Camranh lúc này được đem ra như cống vật để mong có được sự chở che từ phía Nga. Sau chuyến đi, tờ báo Nga lấp lửng cho việc Nga có quay trở lại Việt Nam hay không đã khiến nhiều lời đồn đoán.
Người Nga trong khoảng 4 năm trở lại đây hiện diện ở Việt Nam ngày càng nhiều. Họ đổ dồn theo những tỉnh thành có đường biển đẹp. Với sự xuất hiện của người Nga, nhiều người mong đợi Nga sẽ quay trở lại Việt Nam để sống lại thời hoàng kim CCCP. Có đến 2 khu resort cao cấp, sang trọng đã được ký và 1 trong số đó dự kiến sẽ được hoàn thành cuối năm nay (2014). Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Gấu Nga, cộng thêm mối thân tình, bạn hàng buôn bán vũ khí, người Việt tin rằng, Nga sẽ là đối tác quân sự tin cậy để chống lại nanh vuốt từ TQ.
Để tỏ lòng ủng hộ Nga hết mình, trong lần Gấu Nga ra tay với Ukraine, xâm lược và thâu tóm Crimea, Ban Tuyên giáo đã chỉ thị cho tất cả các cơ quan truyền thông báo chí từ Trung Ương đến địa phương, tất cả tin tức phải lấy từ các hãng thông tấn, báo chí của Nga, bất chấp tự do thông tin, bất chấp cả quyền tiếp nhận thông tin từ độc giả. Báo chí ở Việt Nam là công cụ tuyên truyền, lệnh từ trên xuống không một tờ báo nào dám phản kháng.
Bên cạnh đó, trên báo, đài, truyền hình liên tục có những bài phỏng vấn các tướng lĩnh về hành động xâm lược một nước có chủ quyền như Ukraine. Tất cả đều như nhau, ủng hộ hành động xâm lấn và xem đó như là để bảo vệ người dân và quyền lợi của Nga. Họ ko nghĩ rằng, với việc ủng hộ Nga xâm lấn 1 nước có chủ quyền như Ukrain có thể gây tác hại về sau. TQ có thể sử dụng phương cách ấy đối với Việt Nam. Rất nhiều tướng lãnh, chính khách ở Việt Nam được đi học ở Nga. Thời hoàng kim của CNCS, của đế quốc Nga đã chiếm lấy cả tâm trí, khiến họ trở nên ngu muội khi nghĩ về Nga.
Nga không còn là một quốc gia Cộng Sản, cho dù đảng Cộng sản vẫn có chỗ đứng trong chính trường Nga. Và đảng này hiện nay có số phiếu nhiều thứ 2 trong dân chúng. Người dân ở những vùng xa Moscow vẫn dành cho Cộng sản tình yêu thắm thiết. Lễ hội bóng đá Euro 2012, người dân Ba Lan đã hùa nhau đánh dân Nga không chỉ vì hiềm khích giữa 2 dân tộc đã có từ lâu, mà một phần là vì người Ba Lan họ không chịu được việc người Nga cầm cờ búa-liềm đi nghênh ngang trên đất nước của họ, bất chấp cả những luật cấm đã có trong hiến pháp của nước này.
Nga không còn là quốc gia Cộng Sản, nhưng không có nghĩa họ là một quốc gia Tự do-Dân Chủ. Nga vẫn là một quốc gia độc tài. Cái nôi của CNCS ko thể biến Nga trở thành một nước văn minh, dân chủ như Ba Lan. Và con người Nga cũng ko thể văn minh như Ba Lan để có thể nhẹ nhàng chuyển mình thành một đất nước dân chủ được.
Sự thực dụng, hiếu chiến lại muốn trở thành đế quốc Liên Xô trước đây khiến cho nhiều người Việt Nam nghĩ có thể nương nhờ vào ánh hào quang ngày cũ. Nhưng Nga ko còn là một quốc gia Cộng Sản, cái tinh thần vô sản đã bị phai mờ, thậm chí có thể đã bị triệt tiêu để thay vào đó là chủ nghĩa thực dụng.
Người Nga đến Việt Nam để du lịch, chơi bời, họ muốn tránh lạnh vì lượng khách đến Việt Nam từ Nga đa phần từ vùng viễn Đông của Nga, như: Vladivostok, Khabarovsk…mà quanh năm lạnh giá. Và rất nhiều trong số du khách này chọn du lịch như là một phương cách rửa tiền. Có nơi nào rửa tiền thích hợp như ở Việt Nam? Cũng như đông đảo số thanh niên Nga chọn Việt Nam như là một nơi cho chương trình sextour của họ. Gái Việt Nam dẫu gì vẫn rẻ hơn ở Nga. Rất nhiều khách sạn ở Nhatrang sẵn sàng phục vụ khách Nga tìm sex đến sáng. Tóm lại, người Nga đến Việt Nam để hưởng thụ nhưng nhiều người lại nhầm lẫn và cứ tưởng tình cảm Nga, Việt Nam đang được thắt chặt.
Sự lầm tưởng về Nga thể hiện ở khắp nơi.Trên một trang web được cho là của Dư luận viên nhà nước, bời vì không quá khó để biết họ nhận tin từ ai và lối viết, chụp mũ đã tố cáo họ có tên: Đơn vị tác chiến điện tử, được hình thành ngay trong những ngày nổ ra xung đột trên biển giữa TQ với Việt Nam, ngoài việc cung cấp thông tin nhằm đánh lạc hướng dư luận, đổ thừa cho những hành động biểu tình bạo động của công nhân là từ các tổ chức chống đối độc tài toàn trị, trang này còn thể hiện tình yêu với nước Nga. Nó dẫn link tường thuật trực tiếp buổi diễu binh, khoa trương sức mạnh quân sự của Nga mà khi cứ nhầm tưởng là của Việt Nam.
Việc Nga ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho TQ lên đến 400 tỷ USD cùng với nhiều thỏa thuận chưa từng có từ trước đến nay. Bên cạnh đó, việc Nga sẽ đưa tàu chiến tập trận trên biển Đông cùng với lời nói của 1 tên KGB “Trung Quốc là người bạn đáng tin cậy của chúng tôi. Việc mở rộng hợp tác ngoại giao với TQ là ưu tiên của Nga” khiến cho nhiều người hụt hẫng. Việt Nam bị loại ra khỏi mối quan tâm của Nga, trở thành thứ yếu.
Bài học “chọn bạn mà chơi” xưa nay chưa được chính quyền Việt Nam thuộc. Từ chuyện “dạy cho Việt Nam một bài học” đến khi tiếng súng mới im bặt từ những năm 1992 vẫn ko được người CSViệt Nam xem như là bài học nằm lòng. Họ vẫn tuyệt đối trung thành với TQ. Ngạn ngữ nói “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” có lẽ phù hợp với chính quyền Việt Nam xưa nay. Họ luôn chọn chơi với những quốc gia mà từ trước đến giờ những nước văn minh tiến bộ vẫn xem họ như là quốc gia gây rối. Từ: Syrie, Lybie, Iran, Iraq, đến Cuba, Bắc Triều Tiên vẫn luôn được chính quyền Việt Nam coi trọng và giữ mối thâm tình cho dù không hề có mậu dịch thương mại từ những quốc gia này.
Cuộc khủng hoảng hiện nay không phải chỉ là một bài học mà TQ đang muốn dạy cho Việt Nam khi Việt Nam đang cố tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa của TQ, mà còn là cơ hội để Việt Nam nhìn lại mình, là cơ hội để Việt Nam vùng ra khỏi sự khống chế từ phương Bắc. Việc nhích dần với các quốc gia văn minh đang là mệnh lệnh của thời đại. Cuộc thoát xác nào cũng có thể gây đau đớn, những mất mát, hy sinh là điều khó tránh khỏi, nhưng nó cần thiết để Việt Nam có thể trưởng thành, trở nên hưng thịnh tiến sát đến với những giá trị của thời đại về Dân Chủ, Tự Do.
Nguồn: Chọn bạn mà chơi. Tào Lao. Facbook. May 21, 2014.