Bế tắc tại cuộc đàm phán Việt-Trung
DCVOnline (Tin BBC News – Asia)
HÀ NỘI – Ngày đầu tiên của cuộc đàm phán cấp cao giữa Trung Quốc và Việt Nam về những tranh chấp biển đảo kết thúc không có kết quả.
Phía Việt Nam không có lời tuyên bố nào sau cuộc hội đàm tại Hà Nội giữa hai viên chức ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đã “thổi phồng” vấn đề này lên.
Đây là cuộc đàm phán người đầu tiên kể từ khi việc tranh chấp lãnh thổ gây ra cuộc bạo loạn chống Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua tại Việt Nam.
Những cuộc bạo loạn và tấn công vào các nhà máy đã làm nhiều người chết. Nhiều trong số các nhà máy bị đập phá, thực tế là cơ sở của Đài Loan.
Các cuộc bạo loạn đã xẩy ra vì Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu (HS-981) đến một nơi ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa trong vùng biển mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying (Hoa Xuân Oánh) đưa ra một số chi tiết của cuộc đàm phán trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Hoa Xuân Oánh cho biết, Dương Khiết Trì đã nói với chủ nhà rằng sự hiện diện của giàn khoan (HS-981) là “hoàn toàn hợp pháp”.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết Tuong Quốc đã bảo Việt Nam phải “chấm dứt can thiệp và sách nhiễu, ngưng thổi phồng vấn đề này và đừng lại gieo rắc bất đồng để tạo ra tranh chấp mới”.
Cuộc đàm phán sẽ kết thúc vào ngày thứ Năm.
Kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực đang tranh chấp, tàu thuyền của hai nước đã tiếp tục đối đầu nhau vùng biển xung quanh.
Một thuyền của Việt Nam đã bị đánh chìm sau khi va chạm với một tàu Trung Quốc vào cuối tháng 5.
Giới truyền thông của Việt Nam đưa tin hôm thứ Tư rằng Trung Quốc đã gửi nhiều tàu và máy bay trực thăng đến giàn khoan.
Trung Quốc đã cho biết giàn khoan sẽ ở vị trí hiện tại cho đến tháng Tám.
Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển đang tranh chấp đã gây ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc qua Việt Nam trong tháng 5.
Các cuộc biểu tình lên đến đỉnh điểm bằng những cuộc bạo loạn khiến một số nhà máy bị đốt cháy và bốn người chết.
Cả hai nước đều đã đưa vụ tranh chấp ra Liên Hiệp Quốc, và đã nộp hồ sơ về tuyên bố chủ quyền đến Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon.
Bắc Kinh đã cáo buộc Việt Nam có “hành động khiêu khích” ở Biển Đông, tuyên bố tàu thuền của họ đã bị tàu thuyền Việt Nam đâm hơn 1.400 lần.
Bắc Kinh trong những tuần gần đây cũng cho rằng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam “phi lý và nực cười”.
Nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục thúc đẩy sự hiện diện của mình trong khu vực đang có tranh chấp.
Cuối tuần qua Bắc Kinh tuyên bố sẽ xây dựng một trường học ở quần đảo Hoàng Sa.
© 2014 DCVOnline
Nguồn: Deadlock at China-Vietnam talks. BBC News Asia, 18 June, 2014.
Ku00ednh thu01b0a bu00e0 con hai hu1ecd gu1ea7n xa :nu00c2y a, u0111u00e0m phu00e1n Viu1ec7t Trung bu1ebf tu1eafc, cu00f3 gu00ec mu00e0 lu1ea1 u0111u00e2u. Nu00e0y u01a1i: nThe two wrong guys won — Hai ku1ebb gian u0111u00e3 thu1eafng, ru1ed3i quayn ra u0103n vu1ea1, u0111u00f2i lu1ea1i cu1ee7a gian u0111u00e3 cu01b0u1edbp…nThu00ec :nCuu1ed1i cu00f9ng lu1ea1i phu1ea3i cu00f3 su1ef1..du00e0n xu1ebfp cu1ee7a cu00e1i thu1eb1ng cha thu01b0u1eddngnvu00eanh vang lu00e0 Leader of the international community. AI nu00e0o?nCu00e1i tu00ean Leader nu00e0y, ngay sau 1975, nu00f3 gu00e0i lu1ea1i mu1ed9t vu00f9ng tranhnchu1ea5p cho tou00e0n mu00e0u u0110u1ecf lu00f2m vu1edbi nhau..Nay lu00e0 u0110u1ecf Tu00e0u vu00e0 u0111u1ecf Viu1ec7t.
test