Giành lại tương lai của Hồng Kông

Joshua Wong Chi-Fung – Trà Mi lược dịch

Joshua Wong Chi-Fung1“Hôm nay quý vị đang lấy đi tương lai của chúng tôi, nhưng cái ngày mà chúng tôi quyết định tương lai của ông bà sẽ đến.” – Joshua Wong Chi-Fung (Hoàng Chí Phong).

BBieeu tình đồi đan chủ, phổ thông đầu phiêu tại Hong Kong (29/9/2014). Ảnh: TNYT
Biểu tình đòi dân chủ, phổ thông đầu phiếu tại Hong Kong (29/9/2014). Ảnh: TNYT/Dale De La Rey/Agence France-Presse — Getty Images

HONG KONG – Đêm thứ Ba đánh dấu một tháng kể từ ngày cảnh sát Hồng Kông tấn công người biểu tình ủng hộ dân chủ ôn hòa bằng hơi cay và lựu đạn khói, đã vô tình gây cảm hứng cho hàng ngàn người đến chiếm giữ đường phố đòi quyền tự do bầu chọn lãnh đạo của Hồng Kông.

Tôi đã bị cảnh sát bắt giữ ngày hôm đó, ngày 28 tháng 9, vì đã tham gia vào vụ bất tuân dân sự ở phía trước của trụ sở chính của chính phủ do sinh viên lãnh đạo. Tôi đã bị giam giữ 46 tiếng, cắt đứt với thế giới bên ngoài. Khi được trả tự do, tôi rất cảm động khi thấy hàng ngàn người trên đường phố, tập hợp đòi dân chủ. Từ đó tôi biết rằng thành phố này đã mãi mãi thay đổi.

Kể từ khi Hồng Kông được (Anh Quốc) trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, chưa đầy một năm sau khi tôi ra đời, người dân của thành phố này đã lầm lũi trong một hệ thống chính trị mà quyền lực nằm trong tay của những người giàu có, nổi tiếng, và băng đảng. Nhiều người trong chúng tôi, đặc biệt là người thuộc thế hệ của tôi, đã hy vọng thay đổi dân chủ cuối cùng đã đến sau nhiều năm Bắc Kinh hứa hẹn rằng chúng tôi sẽ có bầu cử tự do. Thay vào đó, vào cuối tháng Tám, Bắc Kinh đã phán quyết rằng băng đảng đầu sỏ của Hồng Kông sẽ vẫn là chóp bu. Phổ thông đầu phiếu đã trở thành một giấc mơ tan vỡ.

Nhưng không bao lâu. Hàng nghìn người biểu tình, hầu hết còn trẻ, những người tiếp tục chiếm khu vực chính của thành phố mỗi ngày đều cho thấy thay đổi chính trị cuối cùng sẽ đến bằng sự kiên trì. Cuộc biểu tình dân chủ hòa bình của chúng tôi đã phá hủy huyền thoại rằng đây là một thành phố của những người chỉ quan tâm đến tiền bạc. Hồng Kông, muốn cải cách chính trị. Hồng Kông, muốn thay đổi.

Thế hệ của tôi, cái gọi là thế hệ hậu-90 trưởng thành sau khi Hồng Kông đã được trả lại cho Trung Quốc, sẽ bị mất mát rất nhiều nếu Hồng Kông chỉ trở thành như là một thành phố của Trung Quốc đại lục, nơi không có tự do chia sẻ thông tin và pháp luật bị xem thường. Chúng tôi rất tức giận và thất vọng với Bắc Kinh và chính quyền địa phương của Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh) đang cố tình đánh cắp tương lai của chúng tôi.

Thế hệ hậu-90 đang lớn lên trong một thành phố thay đổi vô cùng so với thời của cha mẹ và ông bà của chúng tôi. Các thế hệ trước đó, nhiều người từ Trung Quốc đại lục đến đây, muốn một điều: một cuộc sống ổn định. Một công việc chắc chắn luôn luôn quan trọng hơn chính trị. Họ làm việc chăm chỉ và không đòi hỏi gì hơn là một số tiện nghi và ổn định.

Những người của thế hệ tôi muốn nhiều hơn nữa. Trong một thế giới mà ý tưởng và lý tưởng tự do phát triển, chúng tôi muốn những gì mọi người khác trong một xã hội tiên tiến dường như đang có: quyền quyết định tương lai của chúng tôi.

Tình hình kinh tế ảm đạm của chúng ta góp phần vào sự thất vọng của chúng tôi. Triển vọng về công ăn việc làm quá tồi tệ; tiền thuê nhà và giá bất động sản vượt quá khả năng của giới trẻ. Khoảng cách giàu nghèo của thành phố thì sâu hoắm. Thế hệ của tôi có thể là thế hệ đầu tiên ở Hồng Kông sẽ nghèo hơn so với cha mẹ của chúng tôi.

Cha mẹ tôi không phải là người hoạt động chính trị. Nhưng trong vài tháng qua, vì vai trò nổi bật của tôi trong phong trào, địa chỉ nhà của gia đình tôi đã bị tiết lộ trên mạng, và cha mẹ tôi đã bị sách nhiễu. Mặc dù bi quấy rầy, cha mẹ tôi vẫn tôn trọng sự lựa chọn của tôi, tham gia vào các cuộc biểu tình. Họ cho tôi tự do làm những gì tôi tin là quan trọng.

Những người trẻ tuổi khác không được may mắn như vậy. Nhiều thanh thiếu niên tham dự cuộc biểu tình với chúng tôi không được cha mẹ đồng ý. Họ bị trích vì đấu tranh cho dân chủ, và nhiều người cuối cùng phải nói dối với cha mẹ về những sinh hoạt buổi tối. Tôi đã nghe được những câu chuyện cha mẹ xóa địa chỉ liên lạc và trao đổi trên mạng xã hội trong điện thoại di động của con em của họ để ngăn cản thanh niên thiếu nữ tham gia các nhóm hoạt động.

Sự tỉnh thức chính trị của thế hệ tôi đã được nung nấu trong nhiều năm qua. Gần năm năm trước đây, những người trẻ tuổi đã dẫn đầu cuộc biểu tình chống lại việc xây dựng lãng phí của một tuyến đường sắt mới nối Hồng Kông với Trung Quốc đại lục. Năm 2011, nhiều người trẻ tuổi, trong đó có tôi, đã tổ chức để chống lại một chương trình giáo dục quốc dân tuyên truyền của Trung Quốc mà Bắc Kinh cố gắng áp đặt cho chúng tôi. Tôi, lúc đó 14 tuổi, và tất cả tôi có thể nghĩ là các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không có quyền tẩy não chúng tôi bằng quan điểm xuyên tạc của họ về thế giới.

Nếu có điều gì tích cực về quyết định mới đây của chính phủ trung ương về quyền phổ thông đầu phiếu thì đó chính là bây giờ chúng tôi biết rõ vị trí chúng tôi đang đứng. Bắc Kinh tuyên bố sẽ cho chúng tôi một người, một phiếu bầu, nhưng kế hoạch chỉ có ứng cử viên được chính phủ phê duyệt mới có thể tranh cử không thể gọi là cuộc phổ thông đầu phiếu. Trong việc lựa chọn lối đi này, Bắc Kinh đã cho thấy họ nghĩ thế nào là công thức “một quốc gia, hai chế độ” đã quản trị thành phố từ năm 1997. Với Bắc Kinh thì “một quốc gia” đứng trước.

Cảnh sát HK với dùi cui, lựu đạn cay đi dẹp biểu tình (28/9/2014). Ảnh: Xaume Olleros/Agence France-Presse — Getty Images.
Cảnh sát HK với dùi cui, lựu đạn cay đi dẹp biểu tình (28/9/2014). Ảnh: Xaume Olleros/Agence France-Presse — Getty Images.

Tôi tin rằng quyết định tháng Tám và phản ứng mạnh mẽ của cảnh sát Hồng Kông với những người biểu tình – bắn hơn 80 lựu đạn cay vào đám đông và sử dụng bình xịt hơi cay với dùi cui – là một bước ngoặt. Kết quả là cả một thế hệ đã được chuyển hóa từ những người đứng bên lề thành những người hoạt động. Người dân đã bị buộc phải đứng lên và tranh đấu.

Ngày nay, có rất nhiều học sinh trung học hoạt động trong phong trào dân chủ: Học sinh mới ở tuổi 13 đã tẩy chay lớp học, trong khi thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi đã ở lại qua đêm tại địa điểm biểu tình. Họ phảng kháng một cách thanh nhã, mặc dù bị cảnh sát và những tên côn đồ đâm thuê chém mướn tấn công.

Một số người nói rằng chính phủ giữ vững lập trường chống lại phổ thông đầu phiếu chính hãng thì đòi hỏi của chúng tôi sẽ không thể đạt được. Nhưng tôi tin rằng hoạt động là làm cho những việc “không thể” trở thành “có thể”. Giai cấp thống trị của Hồng Kông cuối cùng sẽ mất sự ủng hộ của người dân, và nagy cả khả năng cai trị, bởi vì họ đã đanh mất một thế hệ thanh niên.

Trong tương lai tôi có thể bị bắt lại một lần nữa và thậm chí có thể đi tù cho vì vai trò của tôi trong phong trào này. Nhưng tôi sẵn sàng trả giá đó nếu nó sẽ làm cho Hồng Kông thành một thành phố tốt hơn và công bằng hơn.

Phong trào phản kháng có thể cuối cùng sẽ không đạt kết quả. Nhưng, nếu không được gì khác thì nó đã đem lại niềm hy vọng.

Tôi muốn nhắc nhở tất cả mọi thành viên của giai cấp thống trị tại Hồng Kông: Hôm nay quý vị đang lấy đi tương lai của chúng tôi, nhưng cái ngày mà chúng tôi quyết định tương lai của ông bà sẽ đến. dù bất cứ chuyện gì có xảy ra cho phong trào phản kháng, chúng tôi sẽ đòi lại nền dân chủ của chúng tôi, vì thời gian đưng về phía của chúng tôi.

Thách đố với "một quốc gia, hai chế độ" (1/10/2014). Ảnh: Chris McGrath/Getty Images
Thách đố với “một quốc gia, hai chế độ” (1/10/2014). Ảnh: Chris McGrath/Getty Images

Joshua Wong Chi-Fung (黃之鋒, Hoàng Chí Phong) là một đồng sáng lập viên của nhóm sinh viên hoạt động Scholarism. Bài viết này được dịch từ tiếng bản tiếng Anh trên The New York Times đã được dịch từ tiếng Trung Hoa.

© 2014 DCVOnline


Nguồn: Taking Back Hong Kong’s Future. By JOSHUA WONG CHI-FUNG, The New York Times, OCT. 29, 2014.