Mỹ ‘quá lạc quan’ về đổi mới ở Myanmar

Kyaw Phyo Tha | DCVOnline lược dịch

burmaRangoon – Hôm thứ Tư, Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi khẳng định lại quan điểm,  bà cho rằng những cải cách dân chủ ở Miến Điện đã đình trệ kể từ đầu năm 2013 và bà kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ “nghiêm túc suy nghĩ” về sự thiếu tiến bộ dân chủ ở Myanmar.

Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, trả lời giới truyền thông trong cuộc họp báo tại trụ sở của đảng NLD ở Rangoon hôm thứ Tư. (Nguồn: Steve Tickner / The Irrawaddy)
Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, trả lời giới truyền thông trong cuộc họp báo tại trụ sở của đảng NLD ở Rangoon hôm thứ Tư. (Nguồn: Steve Tickner / The Irrawaddy)

Lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cho biết trong một cuộc họp báo kéo dài một giờ ở Rangoon:

“Chúng tôi nghĩ rằng đã nhiều lần chính phủ Mỹ đã quá lạc quan về tiến trình đổi mới do chính phủ hiện nay bắt đầu bởi, nhưng nếu chính phủ Mỹ thực sự nghiên cứu tình hình ở đất nước này thì họ sẽ biết rằng tiến trình cải cách này bắt đầu khựng lại từ đầu năm ngoái.”

“Thực ra, tôi muốn thách thức những người nói rất nhiều về tiến trình cải cách, và muốn hỏi họ những bước cải cách quan trọng đã được thực hiện trong 24 tháng qua là những gì?” Bà Suu Kyi nói thêm, “Đó là việc mà Mỹ nên suy nghĩ về cách nghiêm túc ở tầm vóc một quốc gia.”

Bà Suu Kyi, một người lãnh đạo rất được ưa chuộng, nhận định như trên trước chuyến thăm Miến Điện vào tuần tới của Tổng thống Obama, trong chuyến đi tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Đông Á, đồng thời gặp gỡ với Tổng thống Thein Sein và bà Suu Kyi.

Theo một bản tin của Reuters hôm thứ Tư trích lời giới chức chính phủ cấp cao của Mỹ nói rằng Obama sẽ không kêu gọi chính phủ Miến Điện sửa đổi một điều khoản trong hiến pháp không cho phép bà Suu Kyi trở thành tổng thống.

Obama đã đến thăm Miến Điện lần đầu vào tháng Mười năm 2012, và gọi là Suu Kyi là một “biểu tượng của nền dân chủ” cũng như đã gặp gỡ với Thein Sein, người đã cam kết thực hiện một loạt các biện pháp để tăng cường dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Kể từ đó, cải cách của chính phủ Thein Sein đã có những kết quả pha trộn. Cố gắng của bà Suu Kyi nhằm thay đổi bản Hiến pháp do quân đội soạn thảo năm nay đã bị phía chính phủ và quân đội phản đối. Một điều khoản của Hiến pháp Miến Điện cấm bất cứ ai có người phối ngẫu hoặc con là người nước ngoài trở thành tổng thống, ngăn chặn bà Suu Kyi lên làm tổng thống ngay cả khi đảng của bà thắng trong cuộc bầu cử, vì hai người con trai của bà Suu Kyi là công dân Anh.

Hiến pháp cũng cho quân đội Miến Điện một số quyền lực chính trị, chẳng hạn như kiểm soát trực tiếp hơn một phần tư dân biểu Quốc hội.

Từ năm 2012, chính quyền Thein Sein đã làm được rất ít để giải quyết cuộc khủng hoảng Arakan trong khi cuộc xung đột ở Kachin vẫn tiếp tục. Năm qua cũng cho tháy sự suy sụp đáng kể về mặt tự do truyền thông và nhân quyền.

Tuần trước, chính phủ đột nhiên gọi một cuộc họp bàn tròn cấp cao ở Naypyidaw với Suu Kyi, Tổng thống, Chủ tịch Liên minh Quốc hội Shwe Mann, Tổng tư lệnh Quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing và Đảng viên cấp cao của Liên minh Đoàn kết và Phát triển, cùng các nghị sĩ đối lập dân tộc ít người.

Tháng trước đó, yêu cầu của bà Suu Kyi có cuộc hội kiến với Thein Sein, Shwe Mann và Snr-Gen Min Aung Hlaing để thảo luận về cải cách hiến pháp đã bị bỏ qua.

Hôm thứ Tư, người lãnh đạo NLD cho biết cuộc họp tuần trước đã không mang lại thỏa thuận cụ thể nào, nhưng bà Suu Kyi vẫn xem đó là một bước đầu tiên để đi đến những thảo luận về việc cải cách và thỏa thuận chính trị.

“Có một phiên họp là tốt hơn so không có gì hết. Nếu phiên họp đó có thể đưa đến một phiên họp giữa bốn đảng, như chúng tôi đã yêu cầu từ đầu năm 2013, thì tôi sẽ hoan nghênh thôi,” ba Suu Kyi nói.

Suu Kyi đã trở thành dân biểu sau cuộc bầu cử vào tháng Tư năm 2012, và đảng NLD của bà có 40 ghế. Ghế dân biểu cho bà Suu Kyi một chỗ đứng trong Quốc hội mà đảng USDP chiếm ưu thế, nhưng cũng tạo được ảnh hưởng tới một số quyết định của chính phủ và việc lập pháp. Quốc hội thành lập một số ủy ban để nghiên cứu đổi mới hiến pháp, nhưng chưa có tiến bộ nào đáng kể owe những điều khoản quan trọng.

Nhà báo Aung Kyaw Naing. Nguồn: democracyforburma.wordpress.com
Nhà báo Aung Kyaw Naing. Nguồn: democracyforburma.wordpress.com

Trả lời câu hỏi của tờ The Irrawaddy có phải bà đang bị giới lãnh đạo chính phủ lợi dụng để cho tiến trình đổi mới mang tính hợp pháp mà đảng của bà không có hưởng để đưa đến thay đổi thực sự, Suu Kyi nói, “Không, tôi không nghĩ vậy. Tôi chỉ làm những gì tôi muốn.”

“Chúng tôi đã có thể hợp tác trong Quốc hội. Nhưng làm xin nhớ cho rằng, một cuộc cải cách dân chủ sẽ không thể thành công chỉ với Quốc hội. Chúng tôi cũng cần sự hợp tác từ phía chính phủ và quân đội nên tham gia, đặc biệt là ở đất nước này.”

Bà Suu Kyi cũng đề cập đến mộ số các vấn đề khác. Bà nói rằng bà đã có kế hoạch đi thăm Trung Quốc chính thức như tin báo giới đã đưa, nhưng cho biết kế hoạch này vẫn còn đang chờ được xác nhận.

Khi được hỏi về vụ quân đội Miến Điện ám sát nhà báo Aung Kyaw Naing, còn được gọi là Par Gyi, vào tháng trước, bà Suu Kyi lái vấn đề sang Ủy ban Nhân quyền quốc gia, tổ chức đã được lệnh để điều tra cái chết của ông Naing.

“Đó là một vấn đề pháp lý và nó liên quan đến một hệ thống tư pháp công bằng. Cũng như ở các nước khác, Ủy ban Ủy ban Nhân quyền của Myanmar đang điều tra sự vụ.”

© 2014 DCVOnline


Nguồn: US ‘Too Optimistic’ About Burma Reform: Suu Kyi. By Kyaw Phyo Tha / The Irrawaddy | Wednesday, November 5, 2014 |