Phủ cờ
Bùi Bảo Trúc
Có một lá cờ không được phủ lên quan tài của một người lính khác cũng sẽ được ghi nhớ mãi và mãi mãi được phủ trên quan tài của ông vì chính ông đã căn dặn gia đình không được làm như thế.
Hôm ấy, khi chúng tôi từ Thủ Đức trở về, trời đã chiều, những đám mây sũng nước đe dọa đổ xuống một trận mưa lớn. Chạy ngược chiều với chúng tôi là một chiếc xe nhà binh 10 bánh. Thùng sau xe chở một chiếc quan tài trên đắp một lá quốc kỳ dù đã được cột chặt, lá cờ vẫn như muốn tung ra trong gió chiều. Những người trên xe khăn tang bay phần phật vật vã bên mấy đứa bé chắc vừa mất cha mặt mũi ngu ngơ như chưa hiểu được những mất mát kinh khủng vừa đến với chúng.
Chiếc xe chạy về hướng nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
Mấy hôm sau, một người bạn làm việc cho một hãng thông tấn ngoại quốc ghé văn phòng cho tôi xem mấy bức ảnh mới chụp ở nghĩa trang. Một bức cho thấy một đứa bé mặt méo xẹo, chiếc khăn chít trên đầu, hai tay ôm trước ngực bức ảnh đen trắng của một người đàn ông trẻ, không lon lá gì trên cổ áo. Bức ảnh có thể là bức ảnh duy nhất chụp khi người thanh niên đến trình diện ở trung tâm tuyển mộ và nhập ngũ. Đằng sau đứa bé là hai người đàn bà đầu cũng quấn khăn tang có thể là mẹ và vợ của người tử sĩ. Một bức ảnh khác chụp ngôi mộ vừa lấp trên phủ một lá cờ. Hai ba tấm ảnh khác chụp mấy nấm mộ mới, những lá cờ bị những trận mưa làm ướt bùn đất dính bê bết trên những mô đất vừa đắp.
Tôi chỉ xem vội vàng những tấm ảnh đó nhưng không thể nào quên chúng. Khuôn mặt của đứa bé.
Những chiếc khăn trắng trên đầu nó, trên những mái tóc rũ rượi của những người đàn bà ở nghĩa trang… Xem những bức ảnh vội vàng vì tôi không đủ can đảm để xem chúng. Mấy chục năm đã qua tôi vẫn còn mường tượng được hình ảnh những lá cờ phủ trên những chiếc quan tài rồi được để lại trên những ngôi mộ mới lấp. Những người lính lo việc chung sự chắc cũng làm công việc một cách máy móc cho xong chuyện, nhất là vào thời điểm mà cuộc chiến lên đến mức khốc liệt nhất, số người tử trận quá nhiều thì làm thế nào hơn được. Những người quả phụ, những đứa bé côi cút rồi cũng phải trở lại đối mặt với đời sống. Và cuộc sống vẫn bình thản lôi họ đi mãi.
Những lá cờ để lại trên những ngôi mộ cũng được nghĩa trang dọn dẹp sau vài ba ngày mưa nắng. Có được bao nhiêu lá được xếp lại, trao cho gia đình người lính hy sinh. Chắc chẳng có được mấy lá.
Nhưng những lá cờ ấy, tôi nghĩ vẫn còn mãi trong trí nhớ của những người đàn bà khăn tang trắng trên đầu và đứa bé ôm bức ảnh của người chiến sĩ chết trận an táng ở nghĩa trang Biên Hoà.
Có một lá cờ không được phủ lên quan tài của một người lính khác cũng sẽ được ghi nhớ mãi và mãi mãi được phủ trên quan tài của ông vì chính ông đã căn dặn gia đình không được làm như thế. Gia đình ông đã làm đúng lời căn dặn đó của ông. Một chiếc áo quan giản dị đựng xác ông trước khi được đem đi hỏa táng. Ông tự coi ông là một quân nhân bại trận, một tù binh, một người không làm tròn trách nhiệm được trao phó trong thời chiến. Ông để lại cuốn sách viết bằng tiếng Pháp nhan đề “Mes 4,584 Jours de Re Éducation au Vietnam” (4,584 ngày cải tạo) tái bản lần thứ 5.
Ông là cựu chuẩn tướng Lý Bá Hỷ vừa qua đời hôm 17 tháng 2 tại thủ đô Pháp hưởng thọ 92 tuổi. Ông không muốn tang lễ tổ chức rườm rà, không lễ phủ cờ vì ông tự coi mình không xứng đáng với nghi thức ấy. Bản cáo phó của gia đình ghi rõ như thế.
Ông ở trong quân đội từ năm 1950 cho đến năm 1975, tham dự nhiều trận đánh ác liệt và được trao giữ các chức vụ quan trọng. Ông bị tù Cộng sản hơn 12 năm. Không như ông nghĩ, ông xứng đáng được tất cả các vinh dự dành cho một quân nhân anh dũng, tiết tháo. Nhưng ông không muốn.
Chiếc quan tài gỗ mộc mạc giản dị không phủ cờ, nhưng trong lòng người Việt, thân xác ông đã được liệm bằng quốc kỳ của Việt Nam.
Cũng như xác của Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Vĩnh Nghi, Ngụy Văn Thà… và cả ngàn người khác có lá cờ nào phủ ở trên quan tài đâu? Hệt như những ngôi mộ tầm thường trong nghĩa trang quân đội mấy chục năm trước.
Mà những người ấy vẫn được phủ quốc kỳ ở trong lòng tất cả người dân Việt.
Phủ cả hai ba lá cờ hết của Việt Nam rồi lại của một hai nước khác nhiều khi cũng chẳng ý nghĩa quái gì hết.
Nguồn: “Thư Gửi Bạn Ta” của Bùi Bảo Trúc ngày 27-2-2015
Bu00e0i viu1ebft cu1ee7a BB Tru00fac sao u00e1m khu00f3i cay u0111u1eafng mu00f9i u0111u1eddi thu1ebf ru?nTru00fac khu00f4ng lu00e0 lu00ednh, khu00f4ng nhu1eadp cu1ea3m u0111u1ee7 tu00e2m tu01b0 nhu1eefng thu00e2nnnhu00e2n vu00e0 u0111u1ed3ng u0111u1ed9i cu1ee7a nhu1eefng ngu01b0u1eddi lu00ednh hy sinh u0111u00e2u.nPhu1ee7 cu1edb hay khu00f4ng ?Ai u0111u00e1ng phu1ee7 cu1edb , ai khu00f4ng ? Thu00e9c mu00e9c nlu00e0m chi, thu01b0a bu1ea1n giu00e0 u0111u1ea7u?nNghi lu1ec5 ” phu1ee7 cu1edd” du00e0nh cho ngu01b0u1eddi lu00ednh; thu1eadt ra du00e0nh thu01b0u01a1ngnnhu1edb Viu1ec7t Nam Cu1ed9ng Hu00f2a. Mong u00f4ng Tru00fac tru00fac hiu1ec3u cao ra.
“Phu1ee7 cu1ea3 hai ba lu00e1 cu1edd hu1ebft cu1ee7a Viu1ec7t Nam ru1ed3i lu1ea1i cu1ee7a mu1ed9t hai nu01b0u1edbc khu00e1c nhiu1ec1u khi cu0169ng chu1eb3ng u00fd nghu0129a quu00e1i gu00ec hu1ebft.”nnu00c0, ku1ee5 BTru00fac muu1ed1n u00e1m chu1ec9 su01b0 phu1ee5 cu1ee7a ku1ee5 u00dd, hu1ea3? nTheo em nghu0129, ku1ee5 Tru00fac nu00ean bu1ecf (delete) cu00e2u cuu1ed1i u0111i – khu00f4ng u0111u00e1ng u0111u00e2u, ku1ee5 Tru00fac u1ea1!
Xin u0111uu1ecdc gu1eedi lu00f2ng tu00f4n ku00ednh u0111u1ebfn cu1ed1 Chuu1ea9n tu01b0u1edbng Lu00fd Bu00e1 Hu1ef7.nn”Phu1ee7 cu1edd”, phu1ee7 cu1edd VNCH cho ngu01b0u1eddi quu00e1 vu00e3ng, ngu00e0y nay hu00e0m u00fd mu1ed9t tu1ea5m lu00f2ng quu00fd trong, nhu1edb thu01b0u01a1ng VNCH, hu00e0m u00fd mu1ed9t tu1ea5m lu00f2ng trung chinh u0111u1ed1i vu1edbi VNCH, hu00e0m u00fd vinh danh lu00e1 cu1edd, vinh danh VNCH, hu00e0m u00fd mu1ed9t u01b0u1edbc mong phu1ee5c hu1ed3i VNCH, nnCu0169ng cu1ea7u cho VN ngu00e0y nay u0111uu1ecdc nhu01b0 VNCH tru01b0u1edbc kia cho du00e2n khu1ecfi khu1ed5, cho nu01b0u1edbc khu1ecfi nhu1ee5cnn”Phu1ee7 cu1edd”, nhu01b0 nu00f3i tru00ean, khu00f4ng hu00e0m u00fd khoe khoang u0111u1ec1 cao mu1ed9t cu00f4ng tru1ea1ng cu00e1 hu00e2n nu00e0o nhu01b0 u00f4ng BBT hiu1ec3u lu1ea7m