Trung Quốc ‘dè dặt’ không lấy lại những đảo khác ở Biển Đông

DCVOnline | Tin Reuters

LiuPhó Ngoại trưởng Liu Zhenmin, hình bên, tuyên bố Trung Quốc đã có thể lấy lại những rạn san hô mà các quốc gia khác đang ‘chiếm đóng bất hợp pháp’.

Công trình đắp đảo nhân tạp phía Tây của đảo Palawan, Philippines. Nguồn hình: RITCHIE B. TONGO/POOL/EPA
Công trình đắp đảo nhân tạp phía Tây của đảo Palawan, Philippines. Nguồn hình: RITCHIE B. TONGO/POOL/EPA

Một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc cho biết vào hôm thứ Ba trước hai hội nghị thượng đỉnh ở khu vực là Trung Quốc đã ‘hết sức dè dặt’ trong tranh chấp Biển Đông bằng cách không lấy lại những hòn đảo bị các nước khác chiếm đóng dù đã có thể làm như vậy.

Trung Quốc có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei tại Biển Đông, nơi có hàng hoá trị giá 5 ngàn tỉ di chuyển bằng tàu thuỷ mỗi năm.

Công việc dáp rộng đảo và việc xây dựng các sân bay và các phương tiện khác trên một số hòn đảo Trung Quốc kiểm soát ở quần đảo Trường Sa đã gây báo động ở khu vực và tăng mối lo ngại ở Washington rằng Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng quân sự sâu vào vùng biển Đông Nam Á.

Vấn đề đó là đề tài lớn trong hai cuộc họp thượng đỉnh trong tuần này, một ở Manila và một ở Kuala Lumpur, cả hai đều có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Phát biểu tại Bắc Kinh, phó ngoại trưởng Trung Quốc Liu Zhenmin cho biết Trung Quốc không muốn Biển Đông là trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur vào cuối tuần này, nơi có sự tham dự của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, ông lưu ý sẽ khó tránh khỏi điều đó và một số nước khác sẽ nâng cao vấn đề đó.

Trong khi không nằm trong chương trình nghị sự chính thức tại hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào thứ tư và thứ năm tại Manila, Biển Đông sẽ là một đề tài được thảo luận bên lề.

Liu nói, Trung Quốc thực sự là nạn nhân ở Biển Đông vì nó đã có “hàng chục” các hòn đảo và rạn san hô trong quần đảo Trường Sa bị 3 nước khác cùng tuyên bố chủ quyền chiếm đóng bất hợp pháp.

Ông Liu không nêu tên các quốc gia đó, nhưng tất cả các bên tranh chấp, trừ Brunei đều có công sự quân sự tại quần đảo Trường Sa. Ông nói thêm,

“Chính phủ Trung Quốc có quyền và có khả năng thu hồi các đảo và đá ngầm đang bị các các nước láng giềng chiếm đóng bất hợp pháp. Nhưng chúng tôi đã không làm điều này. Chúng tôi đã giữ sự dè dạt rất lớn với mục đích để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”

Liu cho biết việc xây dựng đảo của Trung Quốc không nhằm vào mục đích quân sự.

Ông cũng lặp đi lặp luận điểm tyên truyền của Bắc Kinh là trong khi công việc xây dựng của Trung Quốc là để phòng thủ, nhưng trọng tâm chính của nó là dân sự.

Liu nói thêm, Trung Quốc đang xây dựng cơ sở vật chất như những ngọn hải đăng, đồng thời bảo vệ môi trường.

Ông cho biết trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh Đông Á nên là sự phát triển.

Liu nói, “Thổi phồng vấn đề Biển Đông không có lợi cho hợp tác.”

Bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tronng cách giải quyết tranh chấp giữa các trong vùng ở Biển đã phá hỏng một cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng khu vực hồi đầu tháng này, với một tuyên bố chung bị hủy bỏ sau khi nhà chức trách không đồng ý với ngôn từ diễn đạt trong bản tuyên bố.

Hoa Kỳ đã vận động đặt vào bản tuyên bố một điểm tham chiếu đến đường hàng hải, trong khi Trung Quốc lập luận điều đó không có chỗ trong bản tuyên bố.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: China says it has been ‘restrained’ by not seizing more islands in South China Sea. The Guardian/Reuters, 17/11/2015.