Thế Lưỡng Nan Của Trung Quốc (p1)
Ngụy Kinh Sinh (魏京生) | Lê Minh Nguyên dịch
Ông Tập Cận Bình, người lãnh đạo tối cao hiện nay ở Trung Quốc (TQ), đã gây ra một tình thế khó xử cho TQ. Hay chúng ta cũng có thể nói rằng tình trạng khó xử của ông là tình trạng khó xử của TQ. Thật vậy, ông Tập đã thực sự rơi vào một tình thế khó xử, một tình thế khó xử mà TQ bị cuốn theo.
Quý vị thấy gì về điều này? Từ việc gần đây ông ta thường xuyên công du nước ngoài, ta có thể nói rằng ông đã mất khả năng kiểm soát các vấn đề đối nội và đã phải sử dụng các chuyến viếng thăm, nhằm nâng cao uy tín cho bản thân ông và phe nhóm ông; ông muốn sử dụng “chính sách ngoại giao bằng tiền” (the money diplomacy) để bù đắp cho những thất bại chính trị trong nước.
Nhiều người, ngay cả các cơ quan truyền thông TQ ở hải ngoại, vẫn chưa nhận ra điều này. Họ sẽ đặt câu hỏi: không phải là những nỗ lực của ông Tập để làm cho mình là một vị thánh đã rất thành công? Không phải đúng là phong trào chống tham nhũng của ông rất phổ biến? Không phải Bố Tập (Daddy Xi) và vợ Má Mi Bành (Mammy Peng) lóng lánh trên trường quốc tế đã cho thấy rằng sức vọt lên của họ là khốc liệt hay sao? Ông Tập rơi vào tình thế khó xử hồi nào vậy?
Vậy thì, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nói về cái danh vị hào nhoáng và rực rỡ “Bố Tập và Má Mi Bành”. Ngay cả những người muốn trở thành nhà độc tài cũng không đến độ làm cho nguời ta muốn mữa như vậy. Ngay cả là nhà độc tài thực sự như Mao Trạch Đông cũng không dám làm cho mọi người nôn mửa bằng cách tự tôn mình như vậy. Khổng Tử có nói, một người không thể đạt đạo khi trở nên quá đà. Ông muốn nói khi làm những gì quá trớn thì công việc không được hoàn thành – nó chính xác thích ứng với hiện tượng buồn nôn tân thời này.
Đừng nên cho rằng đây là cách người dân TQ bày tỏ tình cảm của họ với ông Tập Cận Bình. Người dân TQ đã trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngay cả trong thời đại dễ xách động này, người dân TQ cũng không buồn nôn đến mức như hiện nay. Bây giờ họ có ý thức hơn so với hồi xưa; thì làm thế nào mà họ lại buồn nôn hơn? Đây chỉ là một trò mèo được cẩn thận sắp xếp. Nó giống như các hành động lừa gạt trong thời kỳ nông dân nổi dậy khi xưa (năm 184 sau Thiên Chúa) khi họ “tìm thấy” bút tự kỳ diệu trong dạ dày con cá với sấm hiệu “triều đại nhà Hán kết thúc khi hoàng sắc xuất hiện.”
Trò trẻ con này có thể được sử dụng để lừa gạt những nông dân chơn chất cổ xưa. Hơn nữa, đó là khi người ta muốn nổi loạn và chấp nhận sự gian dối này để thoả mãn lòng mong ước. Khi triều đình không còn công đạo, thì họ cũng không muốn giữ công đạo làm chi. Khi triều đình đánh lừa dân mỗi ngày với những lời dối trá, thì tại sao nguời dân không dối trá? Người dân tin vào những lời dối trá để thoả mãn những nhu cầu tâm lý của họ. Đây là quả báo trong Phật giáo.
Quả báo cho sự buồn nôn có tiêu đề “Bố Tập và Má Mi Bành” xẩy đến nhanh hơn nhiều. Sau khi nghe thuật ngữ đó, không chỉ những người dân bình thường TQ cảm thấy kỳ lạ, mà các quan chức cũng sợ hãi, ngay cả những cán bộ lớn tuổi đã kinh qua cuộc Cách mạng Văn hóa cũng cảm thấy kinh hoàng. Cuộc Cách mạng Văn hoá tàn bạo xảy ra cách đây không lâu. Sự thành công của một nhà độc tài có nghĩa là tất cả những người xứng đáng được ghi công xung quanh ông ta phải bị giết. Các quan chức xung quanh là mối đe dọa lớn nhất cho vuơng quyền. Nếu người dân trước đây bị lừa, nó có thể được xem là sự nhầm lẫn vì cuồng tín. Nếu họ vẫn không chịu hiểu sau Cách mạng Văn hóa, thì họ thực sự có vấn đề về chỉ số thông minh IQ.
Cho nên danh hiệu đẹp đẽ “Bố Tập” có thể làm buồn nôn, buồn cười và ngồ ngộ cho người bình thuờng TQ. Nhưng nó có thể được sử dụng để loại bỏ các quan chức tham nhũng, và do đó làm hạ nhiệt sự tức giận của người dân. Ta có thể chờ xem. Vì vậy, đối với các quan chức, nó là sự kinh hoàng và làm cho họ run rẫy, không thể nào vui được. Trên con đường làm nên một nhà độc tài, nhiều quan chức trở thành những viên đá lót đường và không còn may mắn.
Kết quả của cái gọi là chiến dịch chống tham nhũng được đưa ra rất nhanh là điều ít gây ngạc nhiên. Bây giờ thì cái đuôi chồn đã ló ra – mang danh nghĩa chống tham nhũng, nhưng mục đích thực sự là để loại bỏ những kẻ bất đồng chính kiến trong giới lãnh đạo Cộng sản để xây dựng sự độc tài cho Tập Cận Bình. Một số viên chức bị đi tù, vì vậy những ghế trống của họ được thay thế bởi những người khác. Càng nhiều quan chức tham nhũng đi tù, càng có sự thuận lợi hơn để sắp xếp các thành viên của nhóm độc tài ngồi thay thế họ. Trong thực tế, sự việc này không liên quan gì đến tham nhũng hay chống tham nhũng.
Người bình dân TQ chỉ là khán giả trong loại chiến dịch chống tham nhũng này. Họ không được bất kỳ lợi ích gì từ đó. Đối với các quan chức, nó là vấn đề nghiêm trọng cho mạng sống của chính họ, cũng như mối quan hệ với người thân và bạn bè của họ đều bị soi rọi. Trước khi sự độc tài được hình thành, các quan tham (cronies) chống lại vẫn còn là thiểu số. Nếu đa số không có biện pháp để ngăn chặn nhà độc tài, thì nó sẽ là quá trễ. Hơn nữa, không ai có thể tiên liệu được là những ai sẽ bị hại trong tiến trình hình thành sự độc tài, vì thế họ bắt buộc phải phản công kịp thời.
Cho nên chúng ta đã thấy sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trong lãnh vực tài chính TQ; chúng ta cũng đã thấy nét mặt xuống tinh thần của ông Tập trong lễ duyệt binh lớn (ngày 3/9/2015 ở Bắc Kinh), nếu còn chưa tỉnh ngủ; chúng ta cũng thấy chuyến thăm quan trọng nhất của ông đến Hoa Kỳ kết thúc trong thất bại. Theo tổng kết của chính quyền TQ ở Trung Nam Hải, bộ phận ngoại giao của họ đang lâm nạn. Dường như nó không phải là tình cờ khi hàng loạt các sự phản công đã được tung ra trong một thời gian ngắn như vậy.
Cái phần không được công khai quảng bá là Hội Nghị Trung Uơng 5 của Khóa 18 Đảng Cộng Sản TQ cách đây một tháng. Có rất nhiều tin đồn đủ màu đủ loại. Trong số rất nhiều tin đồn này, có những cái để khoe, có những cái để cố gắng giải thích và có những cái để cung cấp sự phân tích. Theo sự thay đổi của tình hình trước và sau Hội Nghị TU5, thuyết đáng tin cậy nhất là trong lúc hội nghị, đa số chống lại phong trào thần thánh hoá (god-making) và phong trào chống tham nhũng của Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn. Kết quả là trước khi hình thành sự độc tài, các quan chức tham nhũng chung sức phản công để bảo vệ lợi ích riêng của họ bằng nguyên tắc đa số thắng thiểu số.
Hiện nay TQ có tình trạng kinh tế bết bát và về chính trị thậm chí càng bết bát hơn. Cuộc đấu đá giữa chủ truơng lãnh đạo tập thể với chủ truơng lãnh đạo độc tài đang tăng tốc thành một trò chơi sống chết. Cả nước có khả năng sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Dân chúng đứng bên ngoài sẽ luôn luôn là những nạn nhân.
Nó giống như một chu kỳ lịch sử (Cách mạng văn hoá) đang tái diễn lại, mà nhà giáo dục nổi tiếng Hoàng Viêm Bồi (Huang Yanpei) khi xưa nói chuyện với Mao Trạch Đông (năm 1945). Câu trả lời của Mao rất rõ ràng – chỉ có hướng đi tới con đường dân chủ mới phá vỡ được vòng lẩn quẩn cay nghiệt này của lịch sử. Tuy nhiên, đối với riêng cá nhân Mao, điều chắc chắn là ông ta cảm thấy thoải mái trong chế độ độc tài hơn là dân chủ. Ông đã được thiết kế để trở nên thần thánh cho phù hợp với sự thực tập của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vậy thì tại sao không theo chủ nghĩa Stalin trong việc tiếp tục sự độc tài của mình? Đây là số phận của người dân TQ trong nhiều thập kỷ qua: một thế giới có chút hỗn loạn cho người dân mà cuộc sống có chút đắng cay.
Tập Cận Bình tuân thủ theo sự nghiên cứu của ông ta về Mao Trạch Đông, nhưng Tập không có thời gian và không gian thuận lợi, cũng như không có sự hậu thuẩn của quần chúng. Khi phong trào thần thánh hóa của ông ta vừa thành hình thì ông đã nhận được một cú đấm vào mặt. Khi sự độc tài của ông vào nếp, sẽ có hàng nhiều chục ngàn người thiệt mạng. Khi cuộc Cách mạng văn hóa tái xuất hiện, người dân TQ sẽ bị khổ đau. Nhưng, khi ông thua cuộc chiến, tất cả những người khác sẽ tham gia vào cuộc chiến đấu bất tận để tranh giành quyền lãnh đạo, mà nó sẽ còn tồi tệ hơn và hỗn loạn hơn cuộc Cách mạng Văn hóa, và người dân Trung Quốc sẽ bị khổ đau nhiều hơn. Nó sẽ là một sự tiến thoái lưỡng nan dù là cách nào trong hai cách. Làm sao để loại bỏ được nó?
Tình trạng tiến thoái lưỡng nan này đã tồn tại hàng ngàn năm ở TQ và chỉ có một giải pháp. Sự tiến thoái lưỡng nan này chỉ có một lối thoát ra. Đó là những gì Mao Trạch Đông đã trả lời Hoàng Viêm Bồi: dân chủ có thể phá vỡ chu kỳ này. Cộng với quy luật “những ai biết cỡi theo con sóng lớn của lịch sử sẽ hưng thịnh, trong khi những ai chống lại nó sẽ bị nhận chìm.”
Nếu Tập Cận Bình tiến về dân chủ, ông ta có thể vượt qua Mao và trở thành anh hùng của thế hệ — ông có thể sẽ luôn được ngưỡng mộ bởi dân chúng như George Washington ở Mỹ. Nếu ông ta tiếp tục đi về phía độc tài, nó sẽ chỉ đưa vào ngõ cụt. Bây giờ, chúng ta đã có thể thấy kết quả. Ông cũng sẽ được lừng danh xấu và bị phản bội bởi những người theo ông, cuối cùng là chết mà không được chôn.
Có một câu cổ ngữ TQ nói rằng: “Khi một quốc gia hưng thịnh, nó có thể lên rất nhanh, nhưng nó cũng có thể chết rất nhanh.” Tại thời điểm sinh tử này của đất nước chúng ta, đối mặt với những đau khổ của nhân dân ta, tất cả chúng ta nên suy nghĩ về nó, cũng như vai trò nào mà chúng ta có thể đảm đương.
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn:
– 1: bản tiếng Trung Hoa và tiếng Anh, bit.ly/1NMmElG
– 2: bản dịch sang tiếng Việt, bit.ly/1mip6t0, Bog Lê Minh Nguyên, Friday, December 25, 2015
– 3: To hear Mr. Wei Jingsheng’s related commentary, please visit:
http://www.weijingsheng.org/RFA/RFA2015/WeiJS151202ChinaDilemma1.mp3 (Written and recorded on December 2, 2015. Broadcasted by Radio Free Asia.)