Nhà làm văn hoá là người viết ra những điều mình muốn nói, mà nói là phát giác, bầy tỏ một lập trường bao hàm một dự định thay đổi, nên lời nói là chính trị, hay đúng hơn ảnh hưởng vào chính trị. — Đại Học.
Văn là vẻ đẹp, hóa là phát triển, tiến hóa. Văn hóa là mọi thành tựu đã có, phải có về mặt ý nghĩa, giá trị, văn minh xã hội con người, ặt cá nhân cũng vậy, mặt cộng đồng cũng vậy. Văn hóa của cộng đồng là do văn hóa từng mỗi cá nhân trong cộng đồng ấy hợp lại.
Chính trị là nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật quản lý chung nhất về xã hội, đất nước. Như vậy chính trị không thể không có văn hóa, ngược lại chính trị luôn phải được xây dựng trên nền tảng văn hóa nào đó. Nhưng văn hóa không phải chỉ là vẻ đẹp bên ngoài, nó còn là ý thức, nhận thức hay tinh thần và ý nghĩa cũng như ước vọng bên trong, bởi thế chính trị mà vô văn hóa là chính trị phản chính trị, chính trị phi chính trị.
Ngược lại, chính trị đúng nghĩa hay đúng đắn cò đòi hỏi yêu cầu đạo đức và khoa học. Bởi chính trị là nghệ thuật, tài năng, mục đích lãnh đạo, thế nếu chính trị mà phi đạo đức, phi khoa học làm sao còn là ý nghĩa chính trị thiết yếu được nữa. Nên cá nhân mọi người tham gia chính trị, thể chế mọi loại chính trị đều không thể đi ra ngoài những nguyên tắc cơ bản, cần thiết như thế. Bởi nói đạo đức là nói đến giá trị và ý nghĩa tốt đẹp trong con người, còn khoa học là nói đến mọi sự khách quan, chính xác, đúng đắn, hiệu quả trong nhận thức hiểu biết cũng như trong quan điểm hành động.
Do đó nếu hiểu chính trị như quyền lợi cho sự nghiệp bản thân, hiểu chính trị chỉ là sự nắm quyền hay cai trị thuần túy, hiểu chính trị như thứ giáo điều đã được tiền chế nào đó, hiểu chính trị chỉ là sự về hùa phe phái, hiểu chính trị chỉ là mọi phương cách độc đoán để bảo về quyền hành, hiểu chính trị như là sự độc tài độc đoán chủ quan để nhằm thỏa mãn tính địa vị và lòng tự tôn vô lý, đó cũng không phải chính trị lành mạnh, có đạo lý, chân chính cũng như chính nghĩa.
Bởi vì thực chất chính trị không hề là sự làm chủ mà chính là vai trò tiêu biểu hay vai trò ủy nhiệm, đại biểu của người làm chính trị. Không ai có thể tự xưng mình có quyền lãnh đạo chính trị, mà chỉ có thể thể hiện ra trong đóng góp và trong sự vận động, thuyết phục để toàn dân tự do tín nhiệm và bầu mình vào vị trí cầm quyền, lãnh đạo. Do vậy chính trị kiểu cha truyền con nối theo huyết thống là chính trị kiểu quân chủ phong kiến, hay chính trị do duy nhất một đảng phải cầm quyền cũng là kiểu chính trị phong kiến quân chủ dưới hình thức mới, chính trị kiểu độc tài độc đoán và độc đảng độc tôn đều là kiểu chính trị lạm quyền, tiếm quyền, chiếm quyền của nhân dân mà không là gì khác.
Có nghĩa trong thời đại ngày nay chính có chính trị hoàn toàn tự do dân chủ đích thực mới là chính trị chân chính và chính đáng, khoa học, khách quan và tiến bộ, phát triển, cần thiết nhất. Dân chủ có nghĩa quyền lực chỉ nằm trong toàn dân mà không nằm riêng trong tay cá nhân, nhóm cá nhân hay chính đảng nào cả. Mọi đảng chỉ có thể là đảng vận động bầu cử, không bao giờ là đảng đương nhiên cầm quyền. Và vì quyền nằm trong tay toàn dân, thế thì chỉ có dân tự mình trao quyền, ủy quyền theo cách tự do dân chủ đúng đắn qua phiếu bầu có ý thức và tự nguyện, mới tạo nên được người lãnh đạo, người cầm quyền, hay kể cả mọi thể chế chính trị về sau.
Điều đó cũng có nghĩa nếu bầu cử không tự do dân chủ đúng nghĩa mà chỉ là sự mánh lới, sự đạo diễn nào đó để hốt phiếu hay chỉ để giả dối qua mặt cử tri và nhân dân để lên nắm quyền, đó cũng không hề là chính trị đúng đắn, chính danh hay đúng nghĩa. Bởi vậy chính trị đúng đắn luôn cần phải khách quan, mọi chính trị tuyên truyền chủ quan, gian dối, thủ đoạn, lừa lọc đều là kiểu chính trị tà mị, không đứng đắn hoặc xảo trá.
Nói chung lại, chính trị quan trọng nhất trước tiên phải là một khoa học và khách quan, phải có năng lực, tài năng và đạo đức, phải lành mạnh, trong sáng, hiệu quả và không ngừng phát triển, nói cho cùng phải nhất thiết tự do dân chủ, bởi vì đó chính là quyền bình đẳng và tự do của tất cả mọi người, của toàn xã hội. Tức mọi chính trị không hội đủ, không đi theo hướng đó, đều là những chính trị nhân danh, như nhân danh giai cấp, nhân danh chủ nghĩa, nhân danh đạo lý hay mục tiêu mục đích nào đó mà thật ra tất cả đều không có thực chất bởi vì thuần túy cũng chỉ là những sự nhân danh tức chỉ mang các ý nghĩa giả tạo và bề ngoài.
Chẳng hạn xã hội bao giờ cũng có nhiều thành phần, nhiều giai cấp, nhiều cá nhân khác nhau. Mọi cá nhân đều không bao giờ đồng đều nhau về mọi mặt, đồng thời mỗi cá nhân luôn luôn phát triển hay thoái hóa qua thời gian. Đó là các yếu tố xã hội và lịch sử khách quan tự nhiên luôn luôn có. Do vậy chỉ nhân danh một giai cấp nào đó, thần thánh hóa một giai cấp nào đó, một cá nhân nào đó, một đảng phái nào đó, một ý hệ nào đó, một nguyên tắc nào đó đều là phi lý, giả dối, đều phản thực tế, đều phi khoa học và phản khoa học. Bởi vì mọi sự nhân danh đều không đúng sự thật, đều gian dối, đều ngụy trá, và đều không thực lòng thực bụng.
Vậy kết luận chính trị và văn hóa luôn đi đôi với nhau, luôn song hành nhau hay cả hai cũng chỉ là một. Bởi vì chính trị tốt là chính trị làm xã hội có văn hóa, nếu không thì hoàn toàn ngược lại. Cũng thế văn hóa tốt mới có thể làm chính trị tốt. Bởi vậy mọi sự dốt nát, kém nhận thức, kém hiểu biết, kiểu chính trị mù quáng một chiều, chỉ chủ yếu dựa vào sự truyền, sống trên sự tuyên truyền gian dối, không đúng sự thật nào đó đều là kiểu chính trị phi văn hóa và phản văn hóa. Nói rạch ròi ra, chính trị kiểu cuồng tín như giết lầm hơn bỏ sót một thời, chính trị đấu tranh giai cấp một thời, chính trị thần thánh hóa cá nhân và lãnh đạo, chính trị ý thức hệ kiểu mê muội, chính trị kiểu bao cấp và toàn trị toàn diện, đó đều là những kiểu chính trị phi văn hóa, phản văn hóa, bởi vì nó đi ngược lại mọi quyền tự do dân chủ chính đáng của con người và xã hội, nó chà đạp lên nhân quyền, nó đi ngược lại mọi sự phát triển, văn minh và tiến bộ, hay nói khác mọi chính trị phản văn hóa đều là mọi loại chính trị phản động đúng nghĩa toàn diện và cốt lõi nhất.
VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ
Văn là vẻ đẹp, hóa là phát triển, tiến hóa. Văn hóa là mọi thành tựu đã có, phải có về mặt ý nghĩa, giá trị, văn minh xã hội con người, ặt cá nhân cũng vậy, mặt cộng đồng cũng vậy. Văn hóa của cộng đồng là do văn hóa từng mỗi cá nhân trong cộng đồng ấy hợp lại.
Chính trị là nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật quản lý chung nhất về xã hội, đất nước. Như vậy chính trị không thể không có văn hóa, ngược lại chính trị luôn phải được xây dựng trên nền tảng văn hóa nào đó. Nhưng văn hóa không phải chỉ là vẻ đẹp bên ngoài, nó còn là ý thức, nhận thức hay tinh thần và ý nghĩa cũng như ước vọng bên trong, bởi thế chính trị mà vô văn hóa là chính trị phản chính trị, chính trị phi chính trị.
Ngược lại, chính trị đúng nghĩa hay đúng đắn cò đòi hỏi yêu cầu đạo đức và khoa học. Bởi chính trị là nghệ thuật, tài năng, mục đích lãnh đạo, thế nếu chính trị mà phi đạo đức, phi khoa học làm sao còn là ý nghĩa chính trị thiết yếu được nữa. Nên cá nhân mọi người tham gia chính trị, thể chế mọi loại chính trị đều không thể đi ra ngoài những nguyên tắc cơ bản, cần thiết như thế. Bởi nói đạo đức là nói đến giá trị và ý nghĩa tốt đẹp trong con người, còn khoa học là nói đến mọi sự khách quan, chính xác, đúng đắn, hiệu quả trong nhận thức hiểu biết cũng như trong quan điểm hành động.
Do đó nếu hiểu chính trị như quyền lợi cho sự nghiệp bản thân, hiểu chính trị chỉ là sự nắm quyền hay cai trị thuần túy, hiểu chính trị như thứ giáo điều đã được tiền chế nào đó, hiểu chính trị chỉ là sự về hùa phe phái, hiểu chính trị chỉ là mọi phương cách độc đoán để bảo về quyền hành, hiểu chính trị như là sự độc tài độc đoán chủ quan để nhằm thỏa mãn tính địa vị và lòng tự tôn vô lý, đó cũng không phải chính trị lành mạnh, có đạo lý, chân chính cũng như chính nghĩa.
Bởi vì thực chất chính trị không hề là sự làm chủ mà chính là vai trò tiêu biểu hay vai trò ủy nhiệm, đại biểu của người làm chính trị. Không ai có thể tự xưng mình có quyền lãnh đạo chính trị, mà chỉ có thể thể hiện ra trong đóng góp và trong sự vận động, thuyết phục để toàn dân tự do tín nhiệm và bầu mình vào vị trí cầm quyền, lãnh đạo. Do vậy chính trị kiểu cha truyền con nối theo huyết thống là chính trị kiểu quân chủ phong kiến, hay chính trị do duy nhất một đảng phải cầm quyền cũng là kiểu chính trị phong kiến quân chủ dưới hình thức mới, chính trị kiểu độc tài độc đoán và độc đảng độc tôn đều là kiểu chính trị lạm quyền, tiếm quyền, chiếm quyền của nhân dân mà không là gì khác.
Có nghĩa trong thời đại ngày nay chính có chính trị hoàn toàn tự do dân chủ đích thực mới là chính trị chân chính và chính đáng, khoa học, khách quan và tiến bộ, phát triển, cần thiết nhất. Dân chủ có nghĩa quyền lực chỉ nằm trong toàn dân mà không nằm riêng trong tay cá nhân, nhóm cá nhân hay chính đảng nào cả. Mọi đảng chỉ có thể là đảng vận động bầu cử, không bao giờ là đảng đương nhiên cầm quyền. Và vì quyền nằm trong tay toàn dân, thế thì chỉ có dân tự mình trao quyền, ủy quyền theo cách tự do dân chủ đúng đắn qua phiếu bầu có ý thức và tự nguyện, mới tạo nên được người lãnh đạo, người cầm quyền, hay kể cả mọi thể chế chính trị về sau.
Điều đó cũng có nghĩa nếu bầu cử không tự do dân chủ đúng nghĩa mà chỉ là sự mánh lới, sự đạo diễn nào đó để hốt phiếu hay chỉ để giả dối qua mặt cử tri và nhân dân để lên nắm quyền, đó cũng không hề là chính trị đúng đắn, chính danh hay đúng nghĩa. Bởi vậy chính trị đúng đắn luôn cần phải khách quan, mọi chính trị tuyên truyền chủ quan, gian dối, thủ đoạn, lừa lọc đều là kiểu chính trị tà mị, không đứng đắn hoặc xảo trá.
Nói chung lại, chính trị quan trọng nhất trước tiên phải là một khoa học và khách quan, phải có năng lực, tài năng và đạo đức, phải lành mạnh, trong sáng, hiệu quả và không ngừng phát triển, nói cho cùng phải nhất thiết tự do dân chủ, bởi vì đó chính là quyền bình đẳng và tự do của tất cả mọi người, của toàn xã hội. Tức mọi chính trị không hội đủ, không đi theo hướng đó, đều là những chính trị nhân danh, như nhân danh giai cấp, nhân danh chủ nghĩa, nhân danh đạo lý hay mục tiêu mục đích nào đó mà thật ra tất cả đều không có thực chất bởi vì thuần túy cũng chỉ là những sự nhân danh tức chỉ mang các ý nghĩa giả tạo và bề ngoài.
Chẳng hạn xã hội bao giờ cũng có nhiều thành phần, nhiều giai cấp, nhiều cá nhân khác nhau. Mọi cá nhân đều không bao giờ đồng đều nhau về mọi mặt, đồng thời mỗi cá nhân luôn luôn phát triển hay thoái hóa qua thời gian. Đó là các yếu tố xã hội và lịch sử khách quan tự nhiên luôn luôn có. Do vậy chỉ nhân danh một giai cấp nào đó, thần thánh hóa một giai cấp nào đó, một cá nhân nào đó, một đảng phái nào đó, một ý hệ nào đó, một nguyên tắc nào đó đều là phi lý, giả dối, đều phản thực tế, đều phi khoa học và phản khoa học. Bởi vì mọi sự nhân danh đều không đúng sự thật, đều gian dối, đều ngụy trá, và đều không thực lòng thực bụng.
Vậy kết luận chính trị và văn hóa luôn đi đôi với nhau, luôn song hành nhau hay cả hai cũng chỉ là một. Bởi vì chính trị tốt là chính trị làm xã hội có văn hóa, nếu không thì hoàn toàn ngược lại. Cũng thế văn hóa tốt mới có thể làm chính trị tốt. Bởi vậy mọi sự dốt nát, kém nhận thức, kém hiểu biết, kiểu chính trị mù quáng một chiều, chỉ chủ yếu dựa vào sự truyền, sống trên sự tuyên truyền gian dối, không đúng sự thật nào đó đều là kiểu chính trị phi văn hóa và phản văn hóa. Nói rạch ròi ra, chính trị kiểu cuồng tín như giết lầm hơn bỏ sót một thời, chính trị đấu tranh giai cấp một thời, chính trị thần thánh hóa cá nhân và lãnh đạo, chính trị ý thức hệ kiểu mê muội, chính trị kiểu bao cấp và toàn trị toàn diện, đó đều là những kiểu chính trị phi văn hóa, phản văn hóa, bởi vì nó đi ngược lại mọi quyền tự do dân chủ chính đáng của con người và xã hội, nó chà đạp lên nhân quyền, nó đi ngược lại mọi sự phát triển, văn minh và tiến bộ, hay nói khác mọi chính trị phản văn hóa đều là mọi loại chính trị phản động đúng nghĩa toàn diện và cốt lõi nhất.
THƯỢNG NGÀN
(22/5/16)