1 Comment on “Đại học | Số 12

  1. THỰC TẠI VÀ Ý THỨC

    Tạp chí Đại học Huế số 12 tháng 11 năm 1959 được ông Nguyễn Văn Lục số hóa và đưa lên mạng DCVonline.net hiện nay có hai bài viết trong số những bài viết khác nhau về nhiều lãnh vực còn rất được đáng đọc, nhất là đối với các lớp thanh niên, sinh viên trẻ. Đó là bài “Trở lại vấn đề nhân sinh” và “Đặt lại vấn đề văn hóa” của các giáo sư Trần Văn Toàn và Nguyễn Văn Trung lúc đó. Giáo sư Toàn từ lâu nay nghe nói đã qua đời tại nơi nào đó ở Phi châu, còn giáo sư Trung đã từ lâu rồi hiện nay đang sinh sống tại Canada, sau năm 1975.

    Tôi trước kia từng là sinh viên cũ có theo các giảng khóa của hai vị giáo sư này tại Đại học Saigon, nên nay được đọc lại hai bài viết này thật hết sức cảm kích và hoàn toàn thú vị. Đây là hai bài viết mang nhiều tính cách tư duy riêng, những suy nghĩ và tâm tư riêng vào một thời, và những quan điểm đó dẫu ngày nay cũng không phải mất giá trị mà ngược lại chúng vẫn có thể luôn luôn được các thế hệ về sau suy nghĩ tiếp. Nhân đó ở đây tôi muốn viết thêm một bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng về thực tại và ý thức do cả hứng khi đọc lại hai bài trên của hai vị giáo sư cũ đã từng một thời vang bóng trong quá khứ của mình.

    Thật thế, thực tại là vấn đề luôn luôn được đặt ra nhất trong ý nghĩa và thực tế đời sống của con người. Bởi vì con người cũng chính là thực tại, hay một thực tại trong thực tại nói chung, và cả sự nhận thức hay ý thức của con người cũng không đi ra ngoài điều đó. Tất nhiên mọi loại sinh vật trên hình tinh con người đang sống cũng đều có ý thức, có nhận thức, nhưng ý thức đó, nhận thức đó hoặc chỉ sơ khai, hoặc không thể nào so sánh được với nội dung của ý thức, nhận thức của con người, đó mới là ý nghĩa đáng lưu tâm hay vấn đề đáng nói nhất. Điều đó không phải con người ngày nay mới biết, nhưng ngay trong triết học thời cổ hoặc trong cả lịch sử triết học nói chung từ xưa nay Đông cũng như Tây, con người luôn luôn nói đến.

    Thực tại con người rõ ràng là thực tại thân xác và ý thức, hay nói rộng ra là thực tại vật chất, sinh học, và tinh thần, nhận thức. Cái cao hơn của con người so với loài vật là như thế, và trong cái cao hơn đó, con người vẫn bao gồm mọi bản năng sinh học, mọi thực tế sinh học của lòi vật là như thế. Thế giới sinh học là thế giới tiến hóa trong thực tế đã từ hàng triệu năm đã đưa đến con người ngày nay. Đó là một thực tế. Nói khác đi con đường tiến hóa là ý nghĩa có thật trong ý nghĩa tuyến tính từ đầu tới cuối của sự sống trên hành tinh là điều ngày nay không ai có thể chối bỏ. Như bên cạnh đó đời sống tinh thần hay ý thức của con người vẫn tiến hóa, có nghĩa không cái gì ở yên hay đứng nguyên trạng trên thế giới này là điều hoàn toàn khách quan, thực tế. Nhận ra được các điều đó chẳng có gì là ghê gớm cả, như một thời nó đã từng được thổi phồng như là ý nghĩa biện chứng của thế gian hoặc theo ý đồ lập luận này hay lập luận khác.

    Sự tiến hóa trong ý thức, nhận thức con người đó chính là ý nghĩa văn hóa, còn sự tiến hóa trong thực tế khách quan của thế giới tồn tại đó chính là ý nghĩa của định luật tiến hóa nói chung của toàn bộ vũ trụ bao quát nhất mà sự tiến hóa của tinh thần, ý thức con người thật ra cũng chỉ là một bộ phận, một bản chất tự trong cái chung đó. Hay nói cách rõ hơn, nếu không có ý thức, tinh thần con người để nhận ra sự tồn tại của thế giới quanh mình, sự tồn tại đó cũng coi như không có hay cũng chẳng nghĩa lý gì với con người cả. Đó là ý nghĩa của chính vấn đề duy tâm hay duy vật đặt ra, và duy vật được lồng trong duy tâm hay duy tâm được lồng trong duy vật, chính là ý nghĩa đáng nói nhất, và cũng cho thấy thế nào là quan điểm thông minh, sâu sắc nhất.

    Từ đó cũng đặt ra nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người như tôn giáo, triết học, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn học nghệ thuật, luân lý đạo đức, kinh tế xã hội chính trị v.v… Nói chung mọi cái đều vẫn phải từ một quan điểm gốc mà ra, phải nhất thiết được xây trên một quan điểm gốc nào đó, đó là cái mà ngày xưa ở phương Đông người ta hiểu như hình nhi hạ học và hình nhi thượng học, và riêng quan điểm của Mác thì cho rằng thượng tầng ý thức và hạ tầng cơ sở. Nhưng thật sự quan điểm nào cũng chỉ là một nhát cắt trong cái toàn thể, đó là ý nghĩa của duy tâm hay duy vật, vô thần hay hữu thần, tự do hay độc tai v.v… cuối cùng đều cũng chỉ như thế.

    Nhưng nói cho cùng, ý nghĩa cao nhất của con người đều không ra ngoài hai phạm vi nhận thức tiêu biểu là khoa học và triết học. Tính cách khoa học luôn luôn là tính cách thực nghiệm, tính cách triết học luôn luôn là tính cách tư duy, mặt dầu cả hai đều được xây dựng và đặt nền tảng trên lý trí và chân lý khách quan phổ biến, nhưng bản chất và mục đích lại hoàn toàn khác nhau, đó là điểm cần nên được nhận thức và nhấn mạnh để có thể tránh được mọi nhầm lẫn. Có nghĩa triết học không hề mâu thuẫn gì với tôn giáo, hay triết học cũng không hề mâu thuẫn gì với khoa học, đó là điều hoàn toàn thú vị và tinh thế mà nếu không ý thức vấn đề đến tận kỳ cùng người ta cũng khó mà hình dung hoặc có thể nhận ra được.

    Bởi khoa học kỹ thuật thì luôn luôn đặt nền tảng và mục tiêu trên cái cụ thể. Vì không như thế cũng không còn là khoa học kỹ thuật nữa. Vì vậy khoa học kỹ thuật luôn luôn dựa vào các công cụ kỹ thuật được con người khám phá, tạo tác ra. Khoa học đẻ ra kỹ thuật, kỹ thuật nối tay chân cho khoa học, sự phát triển của cả hai luôn mang tính cách bổ sung, hỗ trợ, nhưng cuối cùng cũng không đi ra ngoài mọi lãnh vực của thế giới cụ thể, vật chất, đó chính là công năng và cũng là ý nghĩa cùng tột của khoa học kỹ thuật. Bởi vì thế giới chúng ta sống là thế giới vật chất, do vậy có đi cùng trời hay trong bao lâu trong vũ trụ này con người cũng chỉ tìm thấy có vật chất, đó là điều khách quan và thú vị và cũng chẳng phải điều gì tự hào hay hãnh diện mà những người duy vật lấy làm xác tín hay thích thú cả.

    Trong khi đó, chính thế giới ý thức, thế giới nhận thức của con người mới thật sự là ý nghĩa chủ động. Bởi vì có vật chất tồn tại mới có thể có nhận thức, nhưng nếu không có sự nhận thức như thế, vật chất tồn tại cũng chẳng mang nội dung hay ý nghĩa nào về sự tồn tại khách quan của nó cả. Chẳng hạn sự nhận thức cả con người là qua ý niệm và qua ngôn ngữ. Không có ý niệm cũng chẳng có ngôn ngữ hoặc ngược lại. Không có ngôn ngữ, ý niệm cũng chẳng thể có nhận thức, đó là điều tự nhiên và hiển nhiên. Bởi vì sự nhận thức của con người là nhận thức mọi vật của thế gian. Mà có sự vật nào không thông qua ngôn ngữ hay ý niệm trong đầu óc con người để có thể được nhận thức, đó mới là điều mấu chốt nhất. Thế giới không thể là hư vô và sự nhận thức cũng không thể là hư vô. Có nghĩa có sự tồn tại cụ thể và sự tồn tại phi cụ thể hay phi vật chất đó mới là điều khác biệt và cũng là điều đáng nói nhất. Cho nên mọi quan điểm duy vật về nhận thức đều là quan điểm ấu trĩ và tầm thường mà chính bản thân Marx và Engels luôn luôn mắc phải.

    Trong hai bài viết nói trên luôn có nhắc đến Hegel và Marx và ý nghĩa của biện chứng (Dialektik) là điều đáng lưu ý nhất, cho dù nhắc đến gián tiếp hay trực tiếp thì ý nghĩa và mục đích nó đều mang tính cách gợi ý không mù quáng, không bài xích hay không áp đặt, đó là ý nghĩa và thái độ trí thức đúng đắn mà khi đọc lại ai cũng phải thừa nhận và cảm thông được, nó hoàn toàn khác với nhiều quan điểm và thái độ áp đặt, mù quáng và thiển cận ngày nay. Nên biện chứng phải hiểu là tác động qua lại để tiến lên, phát triển, không phải là ý nghĩa tuyến tính một chiều kiểu sơ đồ phủ định của phủ định một cách ngớ ngẩn, ngu dốt mà một số người vẫn hiểu. Thực chất trong các tác phẩm của mình Hegel rất ít nói về biện chứng, bởi vì nó chỉ là ý nghĩa tiềm tảng, tiềm ẩn mà không theo sơ đồ chính xác nào cả. Đây có lẽ cũng chính là điều mà Hegel từng cho rằng các học trò của ông không ai hiểu ông cả, hay hoặc giả có một người nào đó hiểu thật nhưng rất tiếc là đã hiểu sai. Các Mác cũng là một học trò theo hướng tả của Hegel và chắc hẳn cũng rơi vào trường hợp như thế. Cho nên khi Engels viết cuốn “Biện chứng của tự nhiên”, chẳng qua là kiểu đóng giày theo ni, nó hoàn toàn giả tạo và vô nghĩa, chỉ kiểu cả vú lấp miệng em, chẳng còn mang tính cách triết học gì cả mà ngược lại chỉ là thái độ, ý đồ giả khoa học thế thôi.

    Thế nên khoa học và triết học là hai lãnh vực hoạt động mang ý nghĩa then chốt không thể không có của con người. Nó như vậy cũng có nghĩa khoa học và triết học không bao giờ dừng một chỗ mà luôn diễn tiến, phát triển qua thời gian, không gian lịch sử. Điều đó ngày nay về mặt khoa học kỹ thuật nhân loại mọi người đều thấy rõ, và cả mặt tư duy triết học ngày nay trên thế giới người ta cũng phải thừa nhận như thế. Bởi triết học và khoa học không thể tách rời nhau, trong khoa học vẫn có triết học dưới ý nghĩa nào đó, và trong triết học vẫn phải luôn có khoa học trong yêu cầu nào đó, là điều hoàn toàn tự nhiên và thiết yếu. Thế nhưng nếu đi quá mức đến độ khoa học hóa triết học theo cách tuyệt đối và triết học hóa khoa học một cách ngây ngô đều là những ý nghĩa hoặc khuynh hướng nông cạn, dại khờ. Nhưng chinh Mác lại từng có quan điểm kiểu như vậy, khi ông ta cho triết học cũng chỉ là thứ thượng tầng kiến trúc trong quan điểm tư duy tư sản, và ông ta còn hô hào phá bỏ triết học bằng cách thực hiện nó trong tư duy và xã hội vô sản. Đây thật là quan điểm ngu dốt và tầm ruồng của Mác, vì nói những điều không có cơ sở khách quan, chỉ mang tính thị hiếu hay mang tính ý đồ chủ quan nhất định.

    Nên nói chung lại, cái được Mác cho là khoa học thực chất chỉ là sự mê tín hay cuồng tín, như chủ nghĩa cộng sản khoa học chẳng hạn. Mác mê tín vào công thức “biện chứng” theo kiểu sườn đồ mà người ta hiểu sai về Hegel : tiền đề, phản đề, hợp đề để cho rằng đó là “khoa học” và suy tướng lên rằng lịch sử nhân loại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp, rồi cần phải tiêu diệt xã hội tư sản mang đầy tính cách giai cấp để tiến tới xã hội cộng sản trong tương lai không còn giai cấp bằng thời kỳ chuyển tiếp của chuyên chính hay độc tài vô sản được gọi là thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội rồi chủ nghĩa cộng sản khoa học. Vậy nên cái được Mác gọi là “khoa học”, và từng hấp dẫn mọi người cộng sản trong quá khứ, thật ra chỉ là sự mê tín hay là thị hiếu chủ quan. Bởi khoa học không thể chỉ là ức đoán, là phán bừa mà phải có tư duy khách quan và cơ sở thực tế để trở thành thực chất.

    Mác hốt trụm vào cho mình quan điểm biện chứng duy tâm Đức của Hegel, quan điểm xã hội không tưởng của Pháp, kinh tế chính trị học cổ điển cùng với thuyết tiến hóa Darwin của Anh để làm thành ra thuyết hổ lốn của mình. Đó là sự thông minh riêng của Mác khiến một số kẻ nói theo tôn lên là đỉnh cao trí tuệ loài người.
    Một cái nổi lẩu hổ lốn kiểu đó, gồm toàn những cái bản chất trái cựa lẫn nhau, không làm sao nấu chín được, và dầu có nấu chín theo kiểu gồng mình và áp đặt, cũng không thể nào bao giờ ăn được. Đó là lý do tại sao sau khi thử nghiệm suốt 70 năm trong bao nhiêu quằn quại, hi sinh, giả tạo và giả dối nhiều mặt xã hội khác nhau, cuối cùng Liên Xô và thế giới cộng sản cũ đã hoàn toàn sụp đổ và tan rã. Đó là sự thất bài hoàn toàn của chủ thuyết Mác vì nó chỉ là thứ chủ nghĩa giả định mà không bao giờ là thứ lý thuyết khách quan khoa học. Hay nói cách khác nếu sai lầm của Hegel là hoàn toàn duy tâm hóa mọi sự, sai lầm của Mác là hoàn toàn duy vật hóa mọi sự. Đó là hai cái hoàn toàn cực đoan. Nên nếu nói Hegel là tiền đề thì chính Mác trở thành phản đề của Hegel, như vậy rõ ràng hợp đề không thể nào chỉ dừng lại ở Mác. Bởi vậy nếu về cuối đời quan điểm của Hegel trở thành phản động vì tuyệt đối hóa nhà nước Phổ lúc đó, toàn bộ học thuyết của Mác cũng cơ bản là tuyệt đối hay cực kỳ phản động, vì nó lấy bạo lực và độc tài làm cơ sở khiến đem lại bao nhiêu sự hi sinh và chận đứng bao nhiêu sự phát triển khác nhau trong nhân loại.

    Thực chất Mác không những hiêu sai về ý nghĩa khoa học mà còn hiểu sai cả ý nghĩa cấu trúc của mọi sự vật. Ngày nay mọi người ai cũng biết từ tế bào đến nhân tế bào, từ nguyên tử đến hạt nhân nguyên tử, từ hệ mặt trời đến các thiên hà hay đại thiên hà, tất thảy mọi vật trong vũ trụ này đều có cấu trúc cả. Cấu trúc như là thuộc tính của vật chất, không có cấu trúc cũng không thể có tồn tại vật chất. Ngay cả ý thức và sự nhận thức của con người cũng phải có cấu trúc, bởi vì nếu không cũng không thể có sự nhận thức nào được cả. Như cấu trúc đơn giản nhất của nhận thức và ý thức là khách thể tính và chủ thể tính. Nếu cả hai chỉ là một, tức thực tại phi cấu trúc, cũng không còn ý niệm, ngôn ngữ, sự phân biệt nào nữa, có nghĩa cũng là phi nhận thức. Thế thì xã hội cũng thế, cấu trúc xã hội là nghĩa khách quan, còn giá trị của cấu trúc đó như thế nào, thực tế của cấu trúc đó ra sao, đó là ý nghĩa chủ quan mà con người phải giải quyêt.

    Nên kinh tế xã hội chính trị phải là một khoa học khách quan thật sự mà không thể chỉ là kiểu triết học mù mờ, vu vơ, tức là kiểu ý thức hệ theo bản chất mê tín dị đoạn theo cách của Mác. Giai cấp vô sản thời kỳ xã hội Mác vốn chỉ là giai cấp bất cập nhiều mặt trong giai đoạn lịch sử đó của phương Tây, Mác quan niệm bừa thành giai cấp tiên phong lãnh đạo có sứ mạng lịch sử xã hội loài người và thiết kế nên xã hội độc tài vô sản được gọi là cuộc cách mạng vô sản. Thật là quan niệm hoàn toàn phi lịch sử, phi thực tế, phi chính trị xã hội mà Mác đã vấp phải. Chính tính cách phi khoa học khách quan đó đã biến học thuyết Mác thành học thuyết hoàn toàn không tưởng mà không gì khác. Bởi Mác quên bản năng cố hữu của con người là ích kỷ và mù quáng, nên khi đã chuyên chính rồi thì không thể còn cửa nào cho giải phóng nữa, thành thử ra học thuyết Mác chỉ là học thuyết nô lệ hóa con người, nô lệ hóa xã hội, thậm chí nô lệ hóa cả lịch sử loài người thế thôi.

    Bởi vì cái cốt lõi của vấn đề kinh tế xã hội chỉ là vấn đề tài nguyên và sản phẩm. Tài nguyên thì luôn luôn hạn chế trên những mặt nào đó, sản phẩm lúc đầu khi làm ra cũng vậy. Thế thì làm gì mà có sự cào bằng được cả thảy. Có nghĩa công bằng chỉ là cơ hội cho điều kiện phát triển mà không hề là một ý niệm cứng nhắc hay bất định kiểu toán học. Nên quan điểm chuyên chính là quan điểm cực kỳ độc hại và phi lý của Mác. Mác trở thành là người đi nô lệ mà không bao giờ là người đi giải phóng như một số đông người từng lầm tưởng. Cho nên chỉ có đạo đức và khoa học kỹ thuật phát triển mới giúp vào việc giải phóng nhân loại mà không gì khác. Mà đây là ý nghĩa lịch sử nhưng không thể nào là ý nghĩa tức khắc hay kiểu tiền chế mọi thời như Mác mong muốn. Bởi lịch sử xã hội loài người luôn như một dòng chảy, không ai có thể be bờ đắp đập hay đông cứng nó một cách hoàn toàn giả tạo hoặc chủ quan được. Đây là quan điểm hoàn toàn nông cạn, ngây thơ, chủ quan, thậm chí hoàn toàn dốt nát của Mác. Vả chăng xã hội luôn luôn như một rừng cây, tuy cùng tiến hóa nhưng luôn luôn nảy sinh ra mọi chủng loài khác nhau, đó là ý nghĩa lịch sử khách quan thực tế tùy theo yêu cầu hoàn cảnh và môi trường khách quan, tự nhiên, không ai có thể hoàn toàn tự mình chủ động được. Hay cũng như trong cơ thể thực vật hay động vật, không thể nào hoạch định trước tương lai cho từng mỗi tế bào, mà đó là do yếu tố “gene” đã có tự nhiên trong nó kết hợp với điều kiện hậu thiên về sau. Nên nói chung lại khoa học không bao giờ là chuyện xóa bài làm lại mà chỉ là phát triển thực tế dựa vào chính nền tảng khách quan của thực tế đã có thế thôi. Lịch sử tiến hóa hàng triệu năm của trái đất, tiến hóa nhiều ngàn năm của thế giới tinh thần, đó là nền tảng chung không thể nào khai quang hết để trồng lại toàn giống so đũa như Mác nhằm thực hiện.

    Vậy kết luận lại, thực tại và ý thức đều là những ý nghĩa khoa học và triết học mà con người luôn luôn tìm đến. Không thể giản lược cái này vào cái kia một cách ngu ngốc và thiển cận. Có nghĩa tinh thần và ý thức con người luôn luôn phải được phát triển và tự do. phát triển dựa trên nền tảng tự do và tự do là ý nghĩa của phát triển. Mác giản lược tất cả vào vật chất, kiểu cho não bộ tiết ra tư tưởng, ý thức như gan tiết ra mật, chỉ là thái độ thấp kém và ngu xuẩn. Bởi mật do túi mật hay gan tiết ra cũng chỉ là vật chất. Đó là cách so sánh quặt quẹo, lười biếng chẳng mang ý nghĩa nào sâu xa cả. Nên nói cho cùng quan niệm chủ nghĩa xã hội của Má thực chất chỉ là quan niệm kiểu trại lính, trại chăn nuôi, không còn gì ý nghĩa của xã hội tự do và con người tự do nữa cả. Mác cho rằng có thế mới đưa con người từ chỗ làm theo lao động hưởng theo sản phẩm lên chỗ làm theo lao động hưởng theo nhu cầu được. Nhưng lại quên rằng nhu cầu con người là vô hạn còn điều kiện làm ra sản phẩm bao giờ cũng chỉ hữu hạn. Cái ngông cuồng của Mác thực chất cũng chỉ là cái dốt nát của Mác là chính như thế. Phải chằng Mác có vấn đề ẩn ức nào đó về tâm lý nên mới có nhưng ý tưởng huyễn hoặc như vậy, hay chỉ là sự lệch pha nào đó của vận động não bộ như Engels quan niệm để cho ra nhưng quan niệm không tiền khoáng hậu kiểu đó, cái này chắc phải hỏi lại nhà phân tâm học Freud hay nhà thần kinh học nào hiện tại đang có quan tâm nghiên cứu mới có thể chút ít nào khả dĩ làm sáng tỏ ra được.

    ĐỈNH NGÀN
    (27/6/16)