Việt Nam trách Trung Quốc đưa tin ‘sai sự thật’ về phán quyết PCA

John Boudreau, Diệp Phạm, David Tweed | DCVOnline

kfc1Yêu chủ nghĩa Đại Hán là không ăn thịt gà Kentucky, và không ăn McDonald?

Việt Nam trách Trung Quốc đưa tin ‘sai sự thật’ về phán quyết PCA
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 17/7. Nguồn: Nhac Nguyễn / AFP / Getty Images

Việt Nam chỉ trích giới truyền thông nhà nước Trung Quốc là “không trung thực” khi đưa tinThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tôn trọng lập trường của nước cộng sản láng giềng – phản đối phán quyết của toà Trọng tài Thường trực – về chủ quyền ở Biển Đông và quan tâm đến việc thúc đẩy các cuộc đàm phán song phương về những tranh chấp trên biển.

Chính phủ Việt Nam cho biết, trong một tuyên bố vào cuối ngày hôm qua, là Phúc nói với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Mông Cổ vào tuần trước rằng ông không ủng hộ lập trường của Trung Quốc về phán quyết của tòa án quốc tế. Phúc nhắc lại việc Việt Nam hoan nghênh phán quyết của tòa án, cho rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố “quyền lịch sử” đối với khối tài nguyên trong khu vực.

Việt Nam “tuyên bố bác bỏ sự không trung thực của truyền thông Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông về cuộc họp” giữa Nguyễn Xuân Phúc và Lý Khắc Cường.

Việt Nam lên tiếng trách móc khi Trung Quốc cho rằng có hàng chục nước trên thế giới ủng hộ lập trường của họ về vấn đề Biển Đông, vì TQ đang tìm cách tuyên truyền ở Hoa lục là họ được nhiều nước hỗ trợ sau khi bị toà PCA phán quyết bất lợi. Điều này đã làm nổi bật những khó khăn cho Trung Quốc trong bước đi giữa chính sách “ngoại giao khu phố” của Chủ tịch Tập Cận Bình và việc tiếp tục khẳng định chủ quyền – và sự gia tăng quân sự – trên biển. Nguy cơ hiện nay là lập trường của Trung Quốc đang bị công khai bác bỏ nhiều hơn nữa.

Vào thế sẵn sàng

Hôm thứ Năm Tân Hoa Xã trích dẫn lời Phúc nói, “Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về phán quyết của toà trọng tài”“Việt Nam luôn sẵn sàng thúc đẩy các cơ chế đàm phán hàng hải song phương và giải quyết hợp lý những mâu thuẫn với Trung Quốc, để góp phần vào nềm hòa bình và sự ổn định trong khu vực.”

Trong khi phán quyết 12/7 là kết quả từ vụ kiện của Philippines, Việt Nam đã chỉ trích những tuyên bố chủ quyền chồng lấn của Trung Quốc trên hơn 80% vùng biển phía Nam Trung Quốc. Tuyên bố của Việt Nam đi sau phát biểu của các chính phủ khác chỉ trích nguồn tin chính thức của Trung Quốc đã bóp méo nhận định của họ về phán quyết Biển Đông của toà PCA.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngày 9 tháng 7 rằng Sri Lanka “thông cảm và hoan nghênh” lập trường của Trung Quốc về biể, trích dẫn một cuộc họp giữa bộ trưởng ngoại giao hai nước ở Colombo. Nhưng Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe nói, trong một cuộc phỏng vấn tại Singapore vào ngày Chủ Nhật, 17/7, rằng sử dụng từ “hoan nghênh” là không chính xác. “Chúng tôi hiểu, tôi nghĩ rằng họ chỉ cần đính chính là chúng tôi hiểu.”

Fiji đã đưa ra một tuyên bố vào tháng Tư phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc khẳng định quốc gia nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương ủng hộ họ. Theo Sáng kiến Minh bạch về Hàng hải ở châu Á, một phần tử thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, thì Campuchia, Ba Lan và Slovenia cũng đã phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc cho rằng TQ được họ ủng hộ.

Ấn Độ, cũng bị Trung Quốc tuyên bố là nước ủng hộ, đã công bố cùng ngày với phán quyết của toà PCA “yêu cầu tất cả các bên tôn trọng tối đa” công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Sóng gió ngoại giao trong vùng nổi dậy khi các quốc gia trong khu vực đang tìm hiểu về phán quyết của toà Trọng tài Thường trực mà Trung Quốc đã bác bỏ là không công bằng và là kết quả củ sự thúc đẩy của Hoa Kỳ để tập hợp đồng minh chống lại sức mạnh đang lên của TQ. Trung Quốc đã hoan nghênh đề nghị của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về nhữngcuộc đàm phán hai chiều để giải quyết tranh chấp biển của họ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay phủ nhận lập trường của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi (Vương Nghị) cho rằng bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào cũng đều phải huỷ bỏ phán quyết 12/7 của tòa án quốc tế. Yasay nói với ABS-CBN News Channel, việc đó “không phù hợp với hiến pháp của chúng tôi và lợi ích quốc gia của chúng tôi.”

Zhao Qizheng (Triệu Khải Chánh), cựu chủ tịch của ủy ban đối ngoại của cơ quan tư vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc, cho biết một số quốc gia “có thể đang ở trong thế khó xử và đang bị áp lực rất lớn sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu đính danh họ là những nước ủng hộ lập trường của TQ.”

Triệu Khải Chánh nói, “Đó là điều dễ hiểu”, tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba, 19/7, ở Singapore. “Nhưng tôi hy vọng các nước có thể thành thật với nhau.”

Jakarta Post đưa tin Indonesia, không phải là nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng hải quân nước này đang ở rất gần các tàu đánh cá và tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc tại khu vực đảo Natuna, dự định cho nổ 71 tàu đánh cá, kể cả ba chiếc thuyền của Trung Quốc, để đánh dấu ngày độc lập của Indonesia vào ngày 17 tháng Tám. Indonesia đã cáo buộc Trung Quốc coi vùng biển đánh cá của Indonesia như là biển của của mình.

Tuần tra chiến đấu

Hôm thứ Hai Tân Hoa Xã đưa tin hiện nay Trung Quốc cho biết họ không có kế hoạch để kiềm chế hoạt động của mình. Không quân TQ gần đây đã tiến hành một cuộc tuần tra chiến đấu trên không phận vùng biển phía Nam Trung Quốc, một diễn tập sẽ trở thành một công tác “thường xuyên”. Trung Quốc cũng sẽ tiến hành các cuộc tập trận ngoài khơi đảo của Hải Nam.

Hãng tin trực tuyến Sohu News của Trung Quốc cho biết Trung Quốc phải đối phó với các vấn đề nội bộ sau khi toà PCA đưa phán quyết 12/7. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra bên ngoài các nhà hàng KFC ở ít nhất 11 thành phố trong vài ngày qua. Những thành phó có biểu tình chống thịt gà Kentucky là thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam và thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang, nơi sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng Chín. Yum Brands, công ty chủ của tiệm KFC, không phản ứng nay khi được Bloomberg phỏng vấn.

Dùng khẩu hiệu chủ nghĩa dân tộc chống ngoại bang: “Tẩy chay Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, yêu dân tộc Trung Hoa” và “Bạn đang ăn gà KFC của Mỹ, làm mất mặt của tổ tiên của chúng ta.” Nguồn: Weibo
Dùng khẩu hiệu chủ nghĩa dân tộc chống ngoại bang: “Tẩy chay Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, yêu dân tộc Trung Hoa” và “Bạn đang ăn gà KFC của Mỹ, làm mất mặt của tổ tiên của chúng ta.” Nguồn: Weibo

Hình ảnh và video đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy người biểu tình mang theo biểu ngữ kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Mỹ, Nhật Bản và Philippines, và đòi KFC và McDonald Corp “cút khỏi Trung Quốc”. Người ta thấy cảnh sát đứng chung quanh những tiệm ăn này.

Chheang Vannarith, chủ tịch của Viện Campuchia Nghiên cứu Chiến lược ở Phnom Penh và là cựu cố vấn chính phủ trước đây, cho biết Campuchia có lẽ sẽ vẫn thông cảm với quan điểm của Trung Quốc về những tranh chấp biển, nhưng cũng phải quan tâm đến quan điểm của chín thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Campuchia trong quá khứ đã bị các quốc gia khác cáo buộc là đã đáp ứng lại những vận động hành lang của Trung Quốc phủ quyết những phát biểu chung của khối ASEAN về vấn đề này. ASEAN hoạt động trên cơ sở đồng thuận.

Ông Chheang Vannarith “Trung Quốc phải thừa nhận đây là một khu vực có tranh chấp. Chúng tôi cần tất cả các bên chấp nhận đây là một khu vực tranh chấp. Không phải chỉ có Trung Quốc, nhưng tất cả các bên tranh chấp khác đều có bản đồ đơn phương của mình.”

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Vietnam Rebukes China for ‘Untruthful’ Reports on Sea Ruling. John Boudreau, Diep Pham, David Tweed. Bloomberg, July 19, 2016