Láng giềng buồn cười của chúng ta
Nam Sang-so | DCVOnline
Người quanh vùng phải thận trọng trong giao tế với Trung Quốc vì rồng sẽ phun lửa khi nó nổi giận.
Người Trung Hoa tin rằng “zhong quo” (中国), có nghĩa là Trung Quốc, nằm ở trung tâm của vũ trụ. Với 1,4 tỷ người, Trung Quốc, chiếm 21% dân số thế giới, so với 315 triệu người Mỹ, 127 triệu người Nhật, 51 và 25 triệu người ở miền Nam và miền Bắc Đại Hàn. Bất cứ ai không đọc các ký tự Trung Quốc đều là một quỷ nước ngoài. Và đa số những con quỷ này không có mái tóc đen.
Người Trung Quốc không thích người Nhật Bản. Đó là một câu chuyện dài, từ vài trăm năm trước, và nó liên quan với chiến tranh, binh sĩ Nhật Bản hãm hiếp, cướp bóc, và ăn cắp văn hóa của họ. Mặt khác, họ coi Hàn Quốc là em trai, và em gái dễ thương của mình, và cố gắng duy trì một mối quan hệ thân thiện với người dân trên bán đảo này. Họ nghĩ rằng Tướng Douglas MacArthur đã đến quá gần biên giới của họ trong chiến tranh Triều Tiên.
Với người Mỹ họ có một mối quan hệ yêu-ghét phức tạp. Họ xem người Nga như những bợm nghiện vodka, và là một cựu đồng chí. Mặc dù họ là láng giềng gần gũi cùng có môt biên giới dài, Trung Quốc luôn có cái nhìn thận trọng với Nga. Tuy nhiên, cả hai nước thống nhất trong sự nghi ngờ chung về Mỹ, họ hợp tác phủ quyết bất kỳ chính sách quan trọng nào do Washington đề xướng.
Người Trung Hoa rất tự hào dạy cho Hàn Quốc ngôn ngữ của họ. Từ “Aiya” ở Trung Quốc và “Aigo” trong tiếng Hàn là tán thán tự, hữu dụng trong hầu hết mọi hoàn cảnh, đôi khi đặt ở đầu hoặc cuối câu. Thốt lên với âm khác nhau, họ có thể bày tỏ sự thất vọng, khó khăn, sự đồng cảm, sợ hãi, sốc, vui sướng, hay bất kỳ cảm xúc nào, và thường kịch tính hoá hoàn cảnh. Giống như một cái nhún vai của Pháp, chúng được áp dụng tự do và chỉ người bản xứ mới hiểu được.
Người Trung Hoa có thể nói, “Aiya, gặp anh mừng ghê!” Một người Hàn Quốc đáp lời, “Tôi cũng vậy, Aigo. Thật là một ngày đẹp.” Trung Hoa: “Nghe nói con trai bác đã được nhận vào học ở Yale, Aiiyaa.” Hàn Quốc: “Vâng, nhưng, Aigo, tôi không chắc chắn nếu tôi có đủ tiền trả học phí.” Người Trung Hoa than, “Aiya!” Khi một người thanh niên trẻ tuổi chưa lập gia đình qua đời, người Hàn Quốc có thể nói, “Aigo, anh ấy chết mà chưa trải qua hạnh phúc của người có vợ.” Và người Trung Hoa sẽ thốt lên, “Tội nghiệp anh ấy chế mà chưa biết một niềm vui ăn cắp, Aiya.”
Quần áo đàn ông ở Trung Quốc có rất nhiều túi với mục đích để giữ một số tiền lớn nhiều nơi. Trộm cắp là hành vi phạm tội hình sự phổ biến nhất Trung Quốc. Giới trẻ Trung Hoa khó hiểu tại sao những đàn ông Hàn Quốc tự do đi dạo quanh Seoul (Hán Thành) với cái ví da phồng lên trong túi sau của họ.
Đại ca của chúng ta, mặt khác sẽ vượt mặt Hàn Quốc và những ranh giới khác và không mảy may quan tâm. Nếu bỏ qua đặc điểm độc đáo này, người ta sẽ không bao giờ hiểu tại sao Trung Quốc coi thường quyền sở hữu trí tuệ và sao chép sáng chế hoặc đánh cá ngay trong lãnh hải của Hàn Quốc mà không bị mặc cảm tội lỗi.
Một thập kỷ trước đàn ông Trung Quốc muốn cưới vợ Nhật Bản nhưng bây giờ họ muốn cưới một cô gái Đại Hàn vì thấy hấp dẫn hơn và muốn sống trong một căn nhà theo phong cách Mỹ, uống rượu vang Pháp thay vì trà, giao du với các cô gái Nga, thuê một người Philippines giúp việc gia đình, và cuối cùng trở thành một thành viên hàng đầu trong đảng cộng sản của một nước theo dân tộc chủ nghĩa.
Rồng là linh vật biểu tượng cao cả nhất của người Trung Hoa. Nó đầy màu sắc với mình rắn, đầu lạc đà, móng vuốt diều hâu, đôi mắt thỏ lớn màu đỏ, và vảy cá chép. Người quanh vùng phải thận trọng trong giao tế với Trung Quốc vì rồng sẽ phun lửa khi nó nổi giận.
Tác giả có bà con gần là người Trung Hoa sống ở Beijing (Bắc Kinh) và Qingdao (Thanh Đảo).
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Our amusing neighbor Chinese. 음성듣기 | By Nam Sang-so. The Korea Times, 2015-08-24.
Ý NGHĨA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG BẢN THÂN XÃ HỘI
Mọi việc trên thế giới này nói chung lại rốt cục vẫn chỉ là vấn đề con người. Cho dù dân tộc nào, lãnh thổ nào, quốc gia đất nước nào, thời đại nào, giai cấp hay giai tầng xã hội nào, thể chế hay cơ chế chính trị nào, hoàn cảnh cụ thể nào v.v… vẫn đều không thể vượt qua ý nghĩa con người là vấn đề căn cơ nhất.
Trước hết cũng như mọi sinh vật, con người luôn phải sống cho mình nhưng cũng phải sống cùng những con người khác. Hai ý nghĩa này luôn đi với nhau, không thể có cái này mà không có cái kia. Có nghĩa bản chất tự nhiên, hoàn cảnh và mục đích sống còn, đó là điều mỗi cá thể cũng như toàn thể mọi con người trên thế gian không thể bao giờ vượt qua được.
Như vậy mọi cái gì lý tưởng cũng chỉ là tưởng tượng, sự khái quát hóa, sự biểu trưng hóa, sự đôn cấp hóa, không bao giờ thực hữu tuyệt đối trong cuộc sống, phương diện cá nhân cũng như mọi phương diện tập thể đều cũng thế. Nhưng lịch sử thì luôn biến động và phát triển, đó là cái gì cần bằng lại với thực tế nên cũng khiến thực tế không thể mãi trần trụi mặc dầu cũng không thể nào đạt đến cái lý tưởng hay tuyệt đối cả.
Nói như thế cũng để thấy rằng mọi lý thuyết chính trị, mọi thể chế tổ chức xã hội nếu đi ra ngoài hay có tham vọng vượt lên hoặc giải quyết một lần cho tất cả các vấn đề con người trong thực tế đều chỉ thiển cận, ngốc nghếch hoặc tầm ruồng. Vấn đề con người trong xã hội cũng như vấn đề mọi sự vật trong xã hội chỉ có thể giải quyết theo hướng nguyên tắc mà không thể nào theo hướng thực tế. Bởi thực tế thì vô hạn và thị hiếu, trong khi nguyên tắc là khách quan và khoa học.
Người ta chế ra một vật dụng, đưa vào áp dụng thực tiển vật dụng đó, như cái xe, cái nhà, máy móc nào đó, đều phải đúng nguyên tắc kỹ thuật của nó, không thể ngẫu hứng hay tùy tiện, tức phải theo đúng các nguyên lý khoa học khách quan mà đối tượng sự vật đó phải bị chi phối. Xã hội loài người thực chất nó cũng chỉ là sự vật như mọi sự vật khác, thế nên nguyên tắc như trên về mặt quy luật thực tế cũng như quy luật tâm lý của con người đều không thể xem thường hay vượt qua được.
Bởi vậy nói chung lại chỉ có hai nguyên tắc căn bản trong xã hội loài người là nguyên tắc tự do dân chủ, nguyên tắc hợp tác sinh tồn và phát triển khách quan mà không còn nguyên tắc nào khác được. Nguyên tắc tự do dân chủ là nguyên tắc bảo vệ cơ hội đồng đều cho mọi cá nhân, nguyên tắc hợp tác sinh tồn và phát triển là nguyên tắc bảo đảm sự vươn lên và phát triển của mọi đất nước. mọi dân tộc. Nguyên tắc sau thật ra cũng chỉ là nguyên tắc trước nhưng được nhìn trên bình diện bao quát, rộng rãi hơn. Có nghĩa chân lý của nhân loại hay chân lý của vạn vật chỉ có một. Điều gì đúng với chân lý đó mới là tốt, còn ngược lại hay cản ngại chân lý đó đều là xấu.
Trung Quốc đã từng là một nước theo ý thức hệ cộng sản trong thời gian dài, đó là con đường không đúng với chân lý khách quan của lịch sử nhân loại. Bởi nó chỉ chủ trương cục bộ, độc tài, chủ quan, và hoàn toàn ảo tưởng, không tưởng. Bây giờ Trung Quốc lại chuyển sang tư bản chủ nghĩa, nhưng là tự do chủ nghĩa trong thời kỳ sơ khai của tư bản chủ nghĩa. Thế nhưng vẫn dưới sự cầm quyền và theo nguyên tắc cơ chế cứng nhắc của cơ cấu ý hệ cộng sản mác xít cũ. Có nghĩa có sự nghịch lý hay mâu thuẫn trong thực tế của xã hội. Cũng có nghĩa là sự trật khớp và thụt lùi nào đó trong yêu cầu đi lên chung của xã hội loài người.
Chỉ nghĩa bá quyền thật nhưng lại được đóng khung hay lồng trong tư tưởng ý thức hệ giả ảo, điều đó chỉ làm tẩu hỏa nhập ma cho nhiều người ở Trung Quốc cũng như trên thế giới. Có nghĩa đó cũng chỉ là kiểu xã hội vận động sai nguyên lý khách quan tự nhiên bởi bị khống chế của một số sống vì thị hiếu hay vì quán tính. Hậu quả đó rõ ràng cho thấy trong quan điểm chính trị biển Đông của Trung Quốc, và mọi nước láng giềng của Trung Quốc ngày nay đều ở trong sự lúng túng hay trong sự nguy hiểm vì các vận hành sai trật nguyên lý trong xã hội của Trung Quốc như trên đã nói.
Nói chung lại, sau cuộc cách mạng cộng sản mác xít của Mao Trạch Đông áp dụng vào Trung Quốc từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc không những chỉ luôn vận hành loạng xoạng trong chính bản thân của mình về mọi phương diện mà cũng gây nhiều tác động tiêu cực lớn đối với các nước láng giềng chung quanh của Trung Quốc về mọi phương diện. Điều đó thật hoàn toàn trái với truyền thống Trung Quốc xưa cũ. Bởi trong truyền thống xưa cũ đó, mặt văn hóa tư tưởng của Trung Quốc đều rất đáng tôn trọng, duy chì chế độ quân chủ phong kiến của Trung Quốc là tạo nên những thế lực cá nhân hay nhóm cá nhân đe dọa thường xuyên trong mối nguy hiểm xâm lăng đối với các nước láng giềng khác. Cái đó ngày nay người ta gọi là chủ nghĩa bá quyền, và tâm lý bá quyền của giới cầm quyền Trung Quốc luôn có thật, cho dù ngày nay cũng vậy, mặc cho văn hóa ngàn xưa của Trung Quốc là rất đáng nễ và đáng trân trọng.
Ôn cố tri tân đó luôn là khẩu hiệu mà chính mọi nước láng giềng của Trung Quốc ngày nay đều cần để ý đến, mặc dầu khía cạnh chân lý đó lại chính do nhà đại tư tưởng của Trung Quốc khi xưa là Khổng tử đã nói ra. Còn ngày nay xã hội Trung Quốc chỉ là xã hội lai căng giữa ý hệ cộng sản mác xít hình thức và ý hệ bá quyền dân tộc tính thực chất. Đó là điều tri tân nhi ôn cố cũng lại là cách mới mà mọi người trên thế giới cần chiêm nghiệm trong hiện tại.
THƯỢNG NGÀN
(29/7/16)