Kể công

Nguyễn Thị Hậu

85“Đây là nhà ở, công trình có được từ máu của nhân dân.” Hàng ngày nhìn thấy lời nhắc nhở như vậy may ra “công bộc” mới thấy hết những món nợ rất lớn của họ đối với nhân dân.

Nhơ ơn Đảng. Nguồn: Đảng
Nhờ ơn Đảng. Nguồn: “Đảng ta”

Trên các phương tiện truyền thông của nhà nước thường nhận thấy một hiện tượng là, bất cứ khi nói về một công trình dân sinh nào được xây dựng, một việc làm phục vụ tốt cho dân, thì luôn có ngưới dân phát biểu ý kiến mở đầu bằng câu “nhờ ơn Đảng ơn chính quyền…”, và chính tác giả bài báo, phóng sự cũng viết “nhờ sự quan tâm sâu sát của cấp ủy, sự nhiệt tình giải quyết của lãnh đạo địa phương…”. Đặc biệt đối với những vùng sâu vùng xa, nơi nghèo khó thì điều này lại càng được nhấn mạnh!

Nghe riết thành quen mà vẫn không sao thoát khỏi cảm giác gờn gợn: tại sao và từ khi nào mà nhiệm vụ chức năng của chính quyền là phục vụ người dân lại trở thành “ơn trên mưa móc” như vậy?

Từ đường lối phát triển vĩ mô đến việc vi mô là giải quyết các vấn đề dân sinh, an sinh đều là trách nhiệm của nhà nước. Không chỉ đề ra đường hướng và tập hợp các nguồn lực từ nhà nước, tư nhân hay cộng đồng mà phần nhiều hạ tầng cơ sở và công trình công cộng đều do nhà nước phải đảm trách, vì tính chất phục vụ quốc gia hoặc liên vùng của những công trình này. Những nơi nghèo đói là nơi nhà nước càng cần phải làm mọi việc cụ thể sao cho dân bớt nghèo bớt khổ. Một con đường, một cây cầu, một trạm xá một trường học… là những cơ sở tối thiểu mà chính quyền phải cung cấp cho người dân. Ấy vậy mà có khi các nhóm thiện nguyện hay người dân đóng góp tiền bạc công sức làm đường xây trường vẫn phải xin phép chính quyền, và ngày khánh thành không thể không có mặt các vị lãnh đạo và vài lời “kể công” về sự “quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ”!

Cũng vậy, việc đền ơn đáp nghĩa là đạo lý ngàn đời của dân ta. Nhưng “của cho không bằng cách cho”, một ngôi nhà đơn sơ mà gắn tấm bảng “nhà tình nghĩa, nhà tình thương” nghe như lời nhắc nhở phải “nhớ ơn”, hơn thế, còn là một gánh nặng hơn nhiều lần! Bởi vì, cũng là đạo lý của dân ta “của biếu là của lo, của cho là của nợ”!

Khi người dân nói lên sự cảm kích của mình thì nhà nước mà người đại diện là chính quyền cũng không thể mặc nhiên chấp nhận “lòng biết ơn” đó. Ngược lại, cần phải nhận lỗi vì đã để tình trạng tồi tệ xảy ra, hoặc vì không giải quyết kịp thời, hoặc đã không lường trước được những hậu quả xấu thì trách nhiệm đầu tiên vẫn là của chính quyền. Cho nên kịp thời sửa sai là trách nhiệm và đạo đức của chính quyền, nhân dân có quyền đòi hỏi điều đó. Bởi vì nhà nước sinh ra để làm gì nếu như không mang lại cuộc sống yên ổn và đầy đủ cho nhân dân?!

Ngược lại với sự “kể công” phổ biến thì việc các “công bộc” thời nay cần phải biết ơn người dân hầu như lại là một khái niệm xa lạ!

Thời chiến tranh, giữa cái sống cái chết cách nhau gang tấc, có khi sinh mạng một người cộng sản phải đổi bằng sinh mạng hàng chục người dân, lúc đó người ta biết ơn những người cứu mạng cho mình. Nay, có được chức này tước kia ít người nghĩ rằng mình đang mang gánh nặng là phải trả ơn sự hy sinh của nhân dân, mà chỉ coi địa vị là quyền lợi của mình và gia đình, hơn nữa, còn cho đó là đặc quyền đặc lợi.

Có quyền trong tay nên gây thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng, tham nhũng hàng ngàn tỷ, tham ô cỡ hàng trăm triệu có lẽ tính không hết! Mức độ lãng phí đi cùng với tham nhũng ngày càng trầm trọng, không cần che dấu lén lút mà công khai: những công trình, công ty ngàn tỷ mà khi quyết định xây dựng hay phế bỏ các vị “công bộc” coi như “tiền chùa”. Hầu hết đó là những doanh nghiệp nhà nước, công sở, tượng đài, cầu đường… vừa xây xong chỉ thời gian ngắn thì hư hỏng hoặc sử dụng không hiệu quả. Lãng phí, tham nhũng và vô trách nhiệm phải coi là một trọng tội, bởi vì nó tàn phá đất nước, tiêu diệt lòng tin của con người và sự tử tế trong xã hội.

Những người biết suy nghĩ đều nhớ lời dạy của tiền nhân “Làm ơn thì đừng nên nhắc, chịu ơn thì chớ nên quên”. Nhưng có lẽ đối với các vị “công bộc” đang phung phí tài sản thiên nhiên và nhân tạo của quốc gia, tiêu xài vô tội vạ từng đồng tiền thuế đổi bằng mồ hôi nước mắt của người dân, tham nhũng tích lũy của cải cho bản thân, gia đình và phe cánh, cần thiết phải đóng một tấm bảng đồng lên mỗi ngôi nhà và dựng bia đá tại các công trình mà họ đang ngự trị “Đây là nhà ở, công trình có được từ máu của nhân dân.”

Hàng ngày nhìn thấy lời nhắc nhở như vậy may ra “công bộc” mới thấy hết những món nợ rất lớn của họ đối với nhân dân.

EM LÀ MẦM NON CỦA ĐẢNG. Mộng Lân sáng tác.
EM LÀ MẦM NON CỦA ĐẢNG. Mộng Lân sáng tác.

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Kể công, Facebook Nguyễn kc Hậu, 17/8/2016. Bài đã đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 34-2016, ngày 18/8/2016. DCVOnline minh hoạ.

1 Comment on “Kể công

  1. CHÍNH TRỊ VÌ AI ?

    Nước ta sau hơn 80 năm bị ách thống trị của thực dân Pháp, ý chí và nguyện vọng của toàn dân là muốn giành lại tự do độc lập cho dân tộc, đất nước và cho cả bản thân mình. Vì trong suốt thời kỳ bị ngoại bang đô hộ, đất nước mất chủ quyền, dân tộc mất chủ quyền, quyền tự do dân chủ của mỗi người dân đều không được tôn trọng, vì tất cả mọi quyền hành đều nằm trong tay chính phủ thuộc địa, trong tay thực dân Pháp.

    Khi thế chiến thứ hai gần kết thúc, Nhật Bản nhận thấy mục đích chính sách Đại Đông Á của họ không còn ý nghĩa nữa, nhưng họ cứ cố gắng còn nước còn tát, nhất là muốn chọn con đường co cụm lại và rút lui an toàn từ Đông Nam Á về nước nếu thất trận, qua ngã Việt Nam, bởi vậy họ đột nhiên dùng sức mạnh quân phiệt hất cẳng thực dân Pháp tại Việt Nam một cách bất ngờ và dễ dàng làm Pháp trở tay không kịp. Tuy nhiên sau khi nắm được chính quyền, người Nhật vẫn đủ khôn ngoan và sáng suốt lo xa, lập tức tuyên bố trả lại chủ quyền cho đất nước, dân tộc Việt Nam đã bị Pháp chiếm đoạt, bằng cách công khai tuyên bố trao lại quyền độc lập đó cho nhà vua Bảo Đại để thành lập chính phủ Việt Nam. Đó là lý do tại sao chính phủ Trần Trọng Kim ra đời sau bao khó khăn vì tình hình phức tạp trong nước lúc đó.

    Thế nhưng khi chính phủ Trần Trọng Kim chân ướt chân ráo chưa củng cố các mặt được bao nhiêu thì nổ ra cuộc cách mạng mùa thu 1945 do ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam khi ấy lãnh đạo. Phải nói rằng trước tình hình như thế, ý của hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim khi ấy hoàn toàn lung lay và muốn nhường bước cho cách mạng. Đó là ý nghĩa tại sao cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 đã nắm chính quyền được như ý và chính phủ nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đầu tiên đã ra đời. Vì trước khi chính quyền Trần Trọng Kim sụp đổ do Việt Minh cướp chính quyền, Nhật Bản cũng đã bại trận và quân đội Đồng Minh đã tiến vào Việt Nam để giải giới quân phiệt Nhất.

    Như thế khi nhà vua Bảo Đại tuyên bố thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ, tâm lý nhà vua lúc đó vừa có tính cách đầu hàng thời thế vừa có chút hi vọng ở cách mạng. Ngay cả tâm lý của Thủ tướng Trần Trọng Kim cũng vậy, vì ông là nhà trí thức lớn, nên nghĩ dầu mình không cầm quyền mà người khác cầm quyền để biết đâu có thể làm tốt cho đất nước, dân tộc cũng không sao. Sự chuyển quyền ngoạn mục sang chính phủ Hồ Chí Minh khi đó cũng không ngoài hoàn cảnh và điều kiện đã xảy ra trước đó thuận lợi như thế. Chỉ có khác cuộc cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh cầm đầu lúc đó bản chất của nó không hề là cuộc cách mạng dân tộc tư sản mà là cuộc cách mạng quốc tế vô sản, đó là điều mà nhà vua Bảo Đại và cả Thủ tướng Trần Trọng Kim trước đó cũng hoàn toàn không ngờ nó tuyệt đối như thế. Đó có thể là do bé cái lầm hay là do hoàn cảnh lúc đó bắt buộc họ không thể còn cách nào để làm khác.

    Có nghĩa sự khác nhau chính yếu là sự khác nhau về ý nghĩa giữa bản thân các ông Bảo Đại, Trần Trọng Kim, bản thân ông Hồ Chí Minh, bản thân các đảng quốc gia tư sản và bản thân đảng vô sản quốc tế cộng sản mà không phải điều gì khác. Bởi nhóm trước là nhóm không có lý tưởng nào khác là lý tưởng quốc gia, đất nước, còn nhóm sau có lý tưởng hoàn toàn ngược lại. Điều đó cũng mang ý nghĩa nếu nhóm sau không hoàn toàn khác nhóm trước, cũng sẽ chẳng có điều gì khác thường xảy ra tại Việt Nam mà Việt Nam cũng sẽ như mọi nước khác trong vùng hay trên toàn thế giới sau thế chiến thứ hai là mạnh mẽ tiến lên theo phương hướng độc lập dân tộc, canh tân đất nước, hòa lòng vào hòa bình thế giới.

    Nhưng thực tế xảy ra tại Việt Nam sau đó đã không hoàn toàn như thế. Vì ông Hồ Chí Minh phải chịu sự chi phối của lý tưởng cộng sản quốc tế mà ông theo đuổi, đảng cộng sản cũng thế, cùng chịu sự chi phối của phong trào cộng sản quốc tế thế giới khi đó, mà cụ thể là đảng cộng sản Liên Xô và đảng cộng sản Trung Quốc. Tất nhiên sau đó Pháp đã quay lại Việt Nam khi Anh vào Việt Nam giải giới quân đội Nhật. Lý do một phần Pháp vẫn còn tiếc nuối nguồn lợi thuộc địa, còn phần khác là chủ nghĩa cộng sản quốc tế chỉ là đường đi của phong trào cộng sản quốc tế chung khi đó mà không phải đường đi của mọi nước phương Tây tự do tư sản khác. Sự xung đột ý thức hệ đã như là một tiền đề ngấm ngầm bó buộc, đồng thời sự xụng đột quyền lợi quốc gia là điều mà chính phủ Pháp lúc đó không còn đường nào lựa chọn. Bàn cờ tranh chấp quốc tế về quốc cộng đã manh nhà từ đó, và nước Mỹ nhảy vô can thiệp cũng khởi đầu do những bước đi sơ khởi đó.

    Kết quả trận Điện Biên Phủ sau 9 năm chiến đấu của chinh phủ Hồ Chí Minh, huy động toàn lực của dân tộc, quân đội Pháp cộng với quân đội quốc gia thân Pháp của Bảo Đại đã hoàn toàn sụp đổ, vì Mỹ đã không chịu can thiệp để giúp Pháp trong ý đồ muốn hất cẳng Pháp vì nhận thấy Pháp chưa hoàn toàn từ bỏ ý đồ thực dân kiểu mới, cũng y như Nhật đã hất cẳng Pháp trước kia. Có nghĩa đã có hai cuộc hất cẳng lẫn nhau tại Việt Nam do người nước ngoài thực hiện trong thời kỳ cận đại. Và khi thấy Điện Biên Phủ đã thất thủ, Pháp cuốn cờ về nước, trong khi Liên Xô và Trung Quốc đều lớn mạnh, phong trào quốc tế đang lên, khắp bao phủ cả thế giới, thì nước Mỹ nhảy vào thực sự. Đó là lý do tại sao ở Miền Nam chính phủ Ngô Đình Diệm đã thay thế hẳn chính phủ Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại, đi đến thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa do Mỹ hỗ trợ mọi mặt, trong khi ở Miền Bắc chính phủ Việt Minh đã trở thành chính phủ cộng sản thật sự do phe Xã hội chủ nghĩa lúc đó hoàn toàn hậu thuẫn toàn diện. Chính quyền tư sản với chế độ Tổng thống chế của Ngô Đình Diệm ra đời tại Miền Nam đối địch lại với chế đọ vô sản kiểu Nhà nước nhân dân như cách Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Hồ Chí Minh lãnh đạo tại Miền Bắc.

    Dĩ nhiên cái gì đến cũng sẽ phải đến. Trong cuộc xung đột quốc cộng, tức cuộc xung đột ý thức hệ cộng sản và tư bản trên toàn thế giới, Việt Nam không ra được khỏi quỹ đạo đó, kết quả là nổ ra cuộc chiến tranh Việt Mỹ trong suốt 20 năm đằng đẳng và hết sức khốc liệt chưa hề từng có trong lịch sử đất nước trong cuộc giằng co và tranh hùng giữa hai chiến tuyến vô sản và tư bản, cuối cùng Mỹ đành thua hay đánh đổi sự thắng thua, khiến Việt Nam Cộng Hòa bị mất tiêu, mà sau đó cả khối cộng sản Liên Xô cũng phải sụp đổ và tan rã cũng như Trung Quốc bãi bỏ chế độ vô sản Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình lật ngược thế cờ đưa Trung Quốc trở thành chế độ tư bản đỏ. Hình thức đảng cộng sản cầm quyền nhưng bên trong đã là tư sản, và toàn cõi Việt Nam ngày nay cũng không phải khác gì điều đó.

    Như vậy quả thật lịch sử luôn luôn có những bí ẩn riêng của nó. Những bí ẩn này thường người đời không thể nhận biết ra được. Người ta chỉ nhận ra khi một tiến trình dài dòng nào của nó đã hoàn tất, còn khi đang diễn tiến thì không sao đoán được. Nó chẳng khác cái bu mê riêng của thổ dân Úc, cứ ném đi xong nó lại quy về chỗ cũ. Lịch sử không tái diễn lại nhưng luôn luôn tái diễn di là kiểu thế. Như nước Nga giờ lâu nay lại quay về với quốc kỳ Nga cũ, lăng Lênin lại chịu nhiều áp lực muốn được gở bỏ hay chuyển sang nơi khác. Nên mọi cái gì nhất thời thì luôn luôn chóng qua, chỉ cái gì dài lâu, trường cửu thì mới hoài thường xuyên, bất biến. Như khái niệm tự do dân chủ bình đẳng và hữu sản là ý nghĩa thường xuyên, trái lại kiểu độc tài chuyên chính và vô sản thì chỉ giả tạo và nhất thời vì không hề có căn cơ khách quan nào hết. Hay thế gian luôn còn nhiều điều bí mật, vậy mà Mác chủ trương duy vật tuyệt đối, đó chỉ là sự tầm thường, nông cạn, ấu trĩ nhất thời, và bây giờ quả thật đã hoàn toàn thất bại về mọi mặt. Cho nên ý thức hệ cộng sản, ý thức hệ vô sản, ý thức hệ đấu tranh giai cấp, ý thức hệ chuyên chính vô sản của Mác đưa ra và Lênin cố công thực hiện trong suốt 70 năm giờ đây quả thực đã chóng tàn vì thực tại thế giới đã hoàn toàn đổi khác, thực tế đời sống trong cuộc đời đã hoàn toàn ngược lại. Nên cái gọi là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mà suốt gần non thế kỷ người ta mang phổ biến trên hầu hết thế giới, trong thời kỳ dài lâu ở các trường học Việt Nam, đến giờ chỉ tỏ ra lạc hậu, chậm tiến, lố bịch, phi lý, lạc lõng, ngu dốt, độc đoán, chủ quan, mà ai ai cũng thấy. Ngay cả Trần Đức Thảo suốt đời cặm cụi say mê như thế, cuối cùng khi gần đất xa trời mới biết thốt lên lời tâm huyết rằng mình đã sai và Mác đã hỏng.

    Như vậy nói chung lại, chính trị là vì ai là điều mà ở đây phải cần nói tới. Muốn hiểu sâu sắc và thông minh điều đó, trước tiên phải thấy ra được ý nghĩa của chính trị là gì mới là ý nghĩa tiên quyết nhất. Thực ra chính trị chẳng phải cái gì ghê gớm mà chỉ là yêu cầu hoạt động nhằm ổn định thế gian. Như vậy có nghĩa chính trị chỉ là phương tiện, là công cụ phục vụ đời sống khách quan mà tự nó không bao giờ là mục đích. Bởi lịch sử là sự diễn tiến tự nhiên, như dòng nước chảy, phải cần được khơi dòng, không làm bế tắt, đó là chính trị mà không phải chính trị là cốt nhằm dàn dựng theo những ý đồ hoặc mục đích chủ quan nào đó. Ý tưởng của Mác muốn xây dựng một thế giới đại đồng toàn bích, ý tưởng, chỉ là đầu óc của một kẻ điên, huyễn tượng, hoảng loạn hay dốt nát. Bởi dòng sông hay mặt biển bị đống băng thì còn gì là sông, là biển cả nữa. Một điều như vậy mà một thời cả một phần thế giới cũng hùa theo, thì đó hoặc là sự dốt nát chung hay chỉ là sự cưỡng bức chung. Học thuyết Mác bởi vậy đã không có cơ sở khoa học khách quan mà còn đi ngược mọi cơ sở khách quan, tính cách phi khoa học, phản khoa học mà Mác lại tự cho là khoa học thật sự là thái độ ngụy biện, tính cách ngang ngược, ý nghĩa ngụy tạo, và cả sự xem thường cả loài người và cả thế giới. Như thế không những Mác tự xem thường mình và xem thường cả thế gian, và như vậy nếu không là vô lương tâm, thiếu ý thức, mà còn cả mê muội hoặc điên loạn.

    Ngược lại với tất cả mọi điều đó thì chính trị chỉ có thể là thực tiển, là thực tế, là khách quan, là tự nhiên, là khoa học. Chính trị không thể do lý tưởng mà ra mà chỉ có thể do hiện thực mà ra. Cuộc đời này không bao giờ có điều gì là lý tưởng, thế thì tại sao chính trị lại được xem là lý tưởng. Trong bao nhiêu năm người ta dạy bao thế hệ thanh niên toàn là những lý tưởng chính trị giả tạo, đó nếu không phải là những sự dối gạt, lừa gạt thì cũng là những mê muội và sai lầm. Bởi như thế là ảo hóa cuộc đời, ảo hóa con người, triệt tiêu, bóc lột, tàn phá ý thức đứng đắn khách quan tự nhiên của con người và xã hội, thế thì còn sao gọi là chính trị được nữa. Nên chính trị không còn là một hiện thực đúng nghĩa, đúng đắn, không còn là khoa học, là chân lý khách quan nữa, mà trở thành một ý thức hệ chủ quan kiểu ma mãnh, đây thực sự là tội lỗi của Mác bởi vì nó làm cho thế giới trở thành ảo giác hoặc say khướt.

    Từ đó cũng thấy rằng chính trị không thể là gì khác ngoài ý nghĩa và yêu cầu trí thức, khoa học, thực tế và nhân văn. Vì không trí thức thì không nhận thức khách quan đúng đắn, trở thành ngu dốt và mù quáng, không khoa học thì mê lầm, lộn xộn, phi hiệu quả, phi kết quả, không thực tế thì trở thành ảo ảnh và tai hại, không nhân văn thì trở thành hoang dã và thú tính. Mác là người duy vật nên nhìn tất cả chỉ là vật chất mà không gì khác. Cả ý thức, tâm hồn, tinh thần, nhận thức, hoặc ngay cả tình cảm con người Mác cũng chỉ hiểu là vật chất, cũng chỉ đánh giá và quy về vật chất. Nếu như thế mọi lý tưởng con người và xã hội của Mác cũng chỉ là giả tạo, bởi vì nó không có cơ sở căn cơ nào khác cả, như vậy toàn bộ học thuyết cũng chỉ là giả ảo, là nghịch lý, là mâu thuẫn, vậy thì còn thế nào là chân lý khách quan được nữa. Nhưng Mác lại cho rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện, và từ đó cũng đẻ ra mọi ngôn ngữ tuyên truyền ngụy tạo hay ngụy tín, và các điều này chính Lênin
    và Mao Trạch Đông là những người đầu tiên áp dụng triệt để hơn ai hết. Mà lý thuyết đã giả tạo, ngôn ngữ đã giả tạo thì thử hỏi còn lại cái gì thật. Thực chất chẳng còn lại cái gì thật, cả lý tưởng cộng sản cũng thế mà cả chính trị cộng sản cũng thế. Cho nên chỉ còn hai cách, hoặc người cộng sản chỉ lợi dụng học thuyết Mác mà không hề tin tưởng hoặc có thực tâm về học thuyết đó, hoặc họ chỉ hoàn toàn là nạn nhân ngây thơ của học thuyết Mác. Thế thì bây giờ biết ai là người chịu trách nhiệm, bản thân Mác người tạo ra lý thuyết giả ảo, hay những người cộng sản là những người luôn bị cuốn hút đi theo ý thức giả ảo ?

    Song điều quái dị nhất trong học thuyết Mác chẳng phải ý nghĩa nhận thức, tức nhận thức luận, mà chính là ý nghĩa của biện pháp độc tài chuyên chính. Đây chính là ý nghĩa phản trí thức rõ ràng nhất của chính bản thân Mác. Bởi vì không những nó phản khoa học khách quan mà còn phản đạo đức. Lý do không bất kỳ ai có thể nhân danh chân lý được ở đời. Bởi chân lý là khách quan, là biến chuyển, nhận thức cũng luôn luôn biến chuyển, đó hoàn toàn là tính cách lịch sử cũng như tính cách tương đối và hạn chế của nhận thức. Bởi vì ai cũng chỉ có thể đứng ở một vị trí nhìn, có một góc độ nhìn nhất định, có một tầm nhìn nhất định, có một năng lực cùng khả năng nhìn nhất định, thế thì ai có thể nói được mình làm chủ cả chân lý lịch sử, làm chủ được cả chân lý khách quan. Nên chính sự chủ trương độc tài chuyên chính trong học thuyết của Mác từng gây nên bao sai lầm, hậu quả trong thực tế, và đó thực sự là trách nhiệm, là tội lỗi, tội ác muôn đời của chính Mác.

    Mặt khác, con người hiểu biết trên thế gian là do nhận thức và trí thức. Không ai có tài bẩm sinh về nhận thức cả, mà do kết quả của học tập, rèn luyện, đào tạo. Vậy mà Mác dám cho giai cấp công nhân vô sản là đội tiền phong của lịch sử, có sứ mạng thực hiện lịch sử, thật là sự mê tín tột cùng, sự huyền hoặc vô tiền khoáng hậu mà có nhiều người vẫn tin theo vẫn nói theo sái cổ. Chính sự mê tín phi thực tế đó càng tỏ ra thuyết Mác là học thuyết phi thực chất, duễnh đoãng, mê lầm, ảo giác, ngụy tín, ngụy trang và hoàn toàn tai hại. Bởi vì nó không những phỉnh gạt mọi người mà phỉnh gạt cả chính giai cấp công nhân. Khiến họ hoặc bị ru ngủ mê muội hoặc chỉ bị lợi dụng, nhân danh một cách hoàn toàn sai trái. Bởi công nhân, nông dân là hai thành phần, hai giai cấp không bao giờ có thể thiếu đi trong xã hội. Họ chỉ là họ khi họ là họ mà họ không thể bị chính trị hóa đi một cách giả tạo. Bởi chức năng của họ là chức năng hữu ích cho xã hội, họ chỉ thực hiện sự phân công hữu lý nào đó cho xã hội mà không thể ai bắt buộc họ phải làm như thế hay muốn họ làm khác đi vai trò hay ý nghĩa của họ được. Như vậy họ phải cần được giúp đỡ, cần được nâng cấp lên trong vai trò của họ, cần làm họ được bình đẳng với mọi giai cấp khác, không thể mị dân để gây họ thành ảo tưởng hoặc chỉ thuần túy nhằm lợi dụng, khai thác ngang trái về họ. Cho nên đối với mọi người khách quan thì đều nhìn thấy rõ các yêu cầu về những chính sách tuyên truyền và ngu dân đường như là thứ văn hóa mà những người nhằm thực hiện chủ nghĩa Mác thường luôn theo đuổi. Nhưng có điều trớ trêu là điều đó không ai được phát hiện hay nói lên, vì đó là phạm húy, vì học thuyết Mác là học thuyết chuyên chính, chỉ buộc phải nghe theo nói theo một chiều mà không ai được phản biện hay nói ngược, kể cả những người nắm quyền cao cấp nhất cũng thế. Đấy cái trớ trêu của học thuyết chủ nghĩa Mác là thế, khiến nó chỉ phải luôn luôn bảo thủ mà không thể bao giờ khai mở hoặc phát triển, vì nếu làm thế nó sẽ tự giết nó, tự tiêu hủy nó. Vì thế cũng cho thấy được chính Mác là người đã tự tiêu hủy học thuyết mình mà không ai khác. Kiểu chân nam đã chân xiu là như thế. Kiểu của người say rượu là như thế, không tự ý thức được mình và không thể cải sửa được chính mình ngay trong lúc say, chính sự tồi tệ là như thế, và chính Mác tự trở thành nạn nhân của mình cũng vì thế.

    Vậy thì trở lại vấn đề, chính trị chẳng gì khác hơn là tự mình làm chủ cuộc sống. Đó là ý nghĩa phổ quát, chính đáng, cùng mục tiêu tối hậu nhất. Đối với xã hội, đất nước, quốc gia dân tộc hay cá nhân đều thế. Vì không làm chủ được cuộc sống cũng có nghĩa là không còn chính trị. Như khi nước bị mất vào tay ngoại bang, chủ quyền dân tộc, quốc gia cũng bị mất. Hay trong mọi chế độ độc tài, chủ quyền thuộc về cá nhân độc đoán hay thiểu số độc đoán,

    toàn dân bị mất quyền chính trị hay là bị mất chủ quyền chung hay riêng của mình, đó cũng chính là mất quyền chính trị. Nói khác đi chính trị chỉ là nhân quyền, quyền tự do dân chủ và bình đẳng bởi vậy là quyền chính trị căn bản quan trọng nhất mà không gì khác. Có nghĩa chính trị không phải chỉ trên ngôn ngữ hay trên danh từ hào nhoáng, giả dối, ảo giac ngoài mà chính là ý nghĩa thực chất của quyền tự chủ thực sự bên trong. Không nô lệ vào người khác, không bị cưỡng chế vô lý bởi người khác, không bị lừa gạt bởi ngôn ngữ tuyên truyền giả tạo bởi người khác, đó là quyền chính trị cơ bản thường xuyên nhất mà tất cả mọi người đều cần phải có. Như vậy chính trị chỉ có thể vì xã hội, vì con người chân chính, vì tất cả mọi người đúng đắn, mà không phải chỉ vì lợi ích của riêng mình, vì công danh, địa vị, lợi ích hay danh giá của riêng mình. Như vậy cũng có nghĩa thói quen thần thánh hóa lãnh tụ, thần thánh hóa đảng cầm quyền, thần thánh hoa lý thuyết, đó là thói xấu tai hại và thường xuyên của người cộng sản, của học thuyết Mác mà từ cổ chí kim trong lịch sử loài người không nơi đâu khác có. Điều đó trở nên một thứ bệnh thường xuyên, trường kỳ, thứ bệnh mãn tính mà mọi người cộng sản mác xít vẫn có hoài, luôn có hoài mà không hề hay không bao giờ muốn tự biết hay cố tình như không tự biết.

    Có nghĩa điều đó làm phát sinh ra sự kể công, kể công của lãnh tụ với dân, kể công đảng cầm quyền với dân, kể công ý thức hệ và học thuyết với dân. Kể công như bắt buộc phải có sự hàm ơn còn bất kể trong thực tế điều đó thực chất ra sao hay có thực hay không. Ai không hiểu như thế hay không nói như thế đều bị cho là phản động, nên mọi người đều phải nói như thế, từ quan tới dân cũng vậy, từ quan thấp tới quan cao cũng vậy, từ dân tới vua cũng vậy. Đấy cái cực kỳ quái đản từ hậu quả của học thuyết Mác là như thế. Ai cũng phải ngậm tăm, cái mà nhiều người tưởng là nhân văn của chủ nghĩa học thuyết Mác cuối cùng trong thực chất và trong thực tế nó chỉ ra là vậy. Điều này không phải ngay thoạt đầu mà tới ngày nay cũng thế. Có nghĩa chính trị mác xít không bao giờ tức không hề là chính trị của dân, cho dân, vì dân như chính yêu cầu phải có của mọi chính trị cần thiết và chính đáng, mà chỉ là thứ chính trị vì quyền hành, vì quyền lực, vì lợi ích của riêng người có quyền, cần quyền, chịu phục quyền, vì ảo tưởng ý thức hệ, vì mục tiêu của sự chuyên chính, vì lãnh tụ, lãnh đạo, vì tuân thủ khuôn khổ, mà thật ra chẳng vì con người khách quan hay vì xã hội khách quan. Bởi con người khách quan, xã hội khách quan đều luôn cần sự trung thực, sự đúng đắn thật sự, cần dân chủ tự do và bình đẳng giữa nhau thật sự, đó mới là mục đích, ý nghĩa hay yêu cầu hoặc bản thân chính trị chân chính, cao quý nhất, tại sao phải là những hoặc mọi cái gì đi ngược lại tất cả điều đó.

    Bởi vậy hiện tượng lãnh tụ tự viết sách tâng bốc mình, tự kể công mình với dân, đảng cầm quyền bao giờ cũng dồn mọi công sức, công cán về mình với dân, cán bộ đảng viên bao giờ cũng tâng bốc lãnh tụ, tâng bốc đảng để dồn mọi công đức cho người cầm quyền lãnh đạo đối với dân, đó vẫn luôn thường xuyên là điều vẫn thấy, nhưng đó là ý nghĩa gì trong mọi chế độ cộng sản mác xít ? Ý nghĩa về con người, về xã hội, về nguyên tắc cấu trúc chính trị, về sự tầm thường hay về sự cần thiết chính đáng, mọi người đều cần nên suy nghĩ, kể cả mọi người cộng sản đến giờ này cũng vậy. Quá khứ một thời vàng son, một thời hoàng kim tự bốc bây giờ cũng đã tan biết đi mất rồi, thực tế cũng đã lụi tàn, thực chất cũng đã phơi bày ra tất cả. Thế thì còn gì để nói, còn gì để biện minh cho tất cả điều ấy. Chính lúc đầu còn đầy ảo tưởng, còn say men chiến thắng, người ta có thể bồng bột, nông cạn, say sưa quá đáng một thời, nhưng nay thì Liên Xô và thế giới cộng sản cũ cũng đã lụi tàn, đã tan biết hết rồi, tại sao không ngẫm nghĩ lại, không soi xét lại, không phản tình lại, không thực tỉnh lại mà chỉ lầm lủi bất chấp đi mãi hoài con đường đã cụt. Đó là tại vì sao, vì lý thuyết nó như một chất a phiến hay vì sự bất chấp hay không có thực chất của mình. Vì nếu chính trị chỉ là vì dân, vì đất nước, vì xã hội, vì con người, vì ý nghĩa khách quan, vì mọi sự hữu ích và cần thiết phải có thì có cái gì lại đặt lên được trên tất cả điều ấy ? Lãnh tụ ư, đảng cầm quyền ư, học thuyết ư, phe phái ư, quyền lợi vật chất của bản thân mình ư, nếu mọi cái đó là cao hơn hết cả thì cũng còn gì đâu là chính trị đúng nghĩa nữa, còn đâu là chính nghĩa hay sự cao quý nữa, còn đâu niềm tin của mọi người nữa, nên mọi ngôn ngữ đều trở thành thừa, thành giả dối và giả ảo, thế thì làm sao còn chính nghĩa được nữa của chính trị. Vì nếu mọi cái được suy tôn, được đề cao, được thần thánh hóa mà chính bản thân chúng lại không phục vụ được cho chính trị đúng đắn mà chỉ vì riêng chúng, thế thì chúng có còn chính đáng được đề cao, được suy tôn, được thần thánh hóa nào nữa không, đó là ý nghĩa tối hậu nhất mà mọi người làm chính trị ngày nay cần phải lưu ý. Bởi vì nói cho cùng lại, như đã biết ngay từ đầu, chính trị không bao giờ tự nó là mục đích tự thân, mà chính trị chỉ là công cụ nhằm phục vụ mục đích đất nước, dân tộc, nhân quần xã hội, phục vụ chính nghĩa và chân lý khách quan đúng đắn vậy thôi. Đấy sự chính đáng hay không chính đáng, sự cao cả hay không cao cả, sự cần thiết hay không cần thiết, nói chung sự có ý nghĩa, giá trị hay là sự phản ý nghĩa, giá trị của chính trị có hay không đều chỉ là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (24/8/16)