Tác dụng qua lại giữa thuyết sụp đổ và thuyết ổn định

Lưu Hiểu Ba | Hồ Như Ý dịch

chao_ordKhởi động những bước đi trên con đường cải cách chính trị tới mục tiêu dân chủ lập hiến mới là con đường đúng đắn nhất để có được sự ổn định lâu dài.

Tương hỗ lẫn nhau giữa thuyết sụp đổ và thuyết ổn định

Nguoofn: visualliteracyksu2010.wordpress.com
Hoảng loạn và ổn định. Nguồn: visualliteracyksu2010.wordpress.com

Thảm sát 4 tháng 6 năm 1989, là biện pháp cực đoan để bảo vệ quyền lực được Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra trong cơn hoảng loạn quyền lực; Sau sự kiện 4 tháng 6, duy trì sự ổn định quyền lực là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bởi vì chỉ có sự ổn định quyền lực mới có thể bảo đảm tầng lớp tư bản đỏ tiếp tục thu được lợi ích béo bở, giống như chỉ dụ nổi tiếng mà Thái Thượng Hoàng Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Cần phải giữ gìn giống như giữ gìn đôi mắt mới bảo vệ được sự ổn định không dễ dàng này”. Nhưng đây là chỉ trật tự trong một xã hội độc tài chuyên chế, chế độ này nó đem những công cụ quản lý phục vụ xã hội biến công cụ phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản đỏ.

Một đám những trí thức tinh anh đi theo sau tầng lớp tư bản đỏ, hô hào kêu gọi sự ổn định, cũng tuyệt không phải động não vì những lợi ích của quốc gia hay người dân, mà xuất phát từ những lợi ích sẽ thu được khi đứng chung chuyến tàu với tầng lớp tư bản đỏ quyền quý kia.

Nói trắng ra, là vì tước đoạt, trấn áp và thảm sát được hợp pháp hóa, cần phải vẽ ra một lý do mập mờ đung mà không đung, cái lý do này chính là “ Ổn định áp đảo tất cả”. Để duy trì ổn định, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng phương pháp kết hợp giữa trấn áp và mua chuộc. Một mặt, bằng trấn áp, theo dõi chặt chẽ và một loạt biện pháp quản lý khác, đem những tiếng nói và hoạt động phản đối đè bẹp ngay từ trong trứng nước, sử dụng các biện pháp quản lý, bằng cách khống chế ngôn luận, truyền thông đưa những trí thức tự do ra rìa xã hội; Mặt khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc không tiếc tiền vung tay hào phóng để mua lại sự ổn định, mua chuộc tầng lớp trí thức tinh anh và thị dân trung tâm; Vung tay hàng núi tiền mua tình hữu nghị ở bên ngoài, nhất là các quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ ba, ngoài ra dùng lợi ích kinh tế mua chuộc, ràng buộc các quốc gia phương Tây, lôi kéo các quốc gia “ tiểu lưu manh”.

Đối nội, “Thuyết ổn định” trở thành cốt lõi trong tuyên truyền ý thức hệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành câu thần chú ma quỷ để Trung Cộng từ chối cải cách chính trị cũng như đàn áp bức hại những tiếng nói đối lập, cũng trở thành một trong những mâu thuẫn, khác biệt góc nhìn lớn giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa chuyên chế ở Trung Quốc Đại Lục. Để gạt bỏ những tiếng nói phê bình, trấn án đòi hỏi dân chủ cũng như hướng dẫn dư luận, bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngự dụng tầng lớp trí thức tinh anh nói văng bọt mép, hoa rơi đầy đất. Từ thuyết ưu tiên GDP cho tới học thuyết phát triển khoa học, từ tuyên truyền “No ấm khá giả”(1) tới xây dựng “Hài hòa Thịnh thế”, xuất phát từ “Thuyết ba đại diện” tới “Chủ nghĩa tam dân mới”, ngày trước là “ Giấu mình chờ thời”(2) đến “Trỗi dậy hòa bình”(3).

Nhưng vạn biến cũng không rời khỏi cái tổ cũ, từ chối cải cách chính trị với bất cứ lý do nào thì cũng đều quy về một lý do duy nhất: dưới sự đặc thù của tình hình xã hội Trung Quốc, nếu vội vã tiến hành cải cách chính trị sẽ không có lợi cho “Ổn định xã hội”. Tại mỗi lần họp báo sau kỳ họp quốc hội và hội nghị hiệp thương, nếu như có phóng viên nước ngoài nhắc tới chữ “4 tháng 6” đặt câu hỏi, bất kể là Chu Dung Cơ hay Ôn Gia Bảo, đều dùng một lý do “Ổn định quan trọng hơn tất cả” nhằm biện hộ cho vụ Đại đồ sát. Nhằm bảo vệ hơn nữa sự “Ổn định” có lợi nhất cho chính quyền, đối mặt với làn sóng đề cập, bàn luận chính trị của người dân trong thời đại kỹ thuật số, chính phủ Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều những biện pháp bóp nghẹt, kiểm soát mạng internet, biến nó trở thành một nhà tù vô hình trên khắp Trung Quốc; Khi đối diện với làn sóng hoạt động bảo vệ nhân quyền trong xã hội đang dần phát triển trong mấy năm gần đây, chính phủ Trung Quốc tự nhiên cũng lựa chọn sách lược gia tăng đàn áp, hơn nữa quan quyền đang gặp trở ngại về tính chính danh của quyền lực, thậm chí đang ngày càng thường xuyên sử dụng xã hội đen để trấn áp giới hoạt động nhân quyền.

Về đối ngoại, “Thuyết ổn định” trở thành tấm bùa hộ thân đối với những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Hoa Kỳ phê bình tình hình nhân quyền của Trung Quốc ngày càng xấu đi, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngay lập tức tế ra chiêu bài “Nhằm duy trì sự ổn định không dễ dàng trong quan hệ thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ, cần sử dụng đối thoại để thay thế đối đầu”; Chính phủ Đài Loan đề xuất “Phong trào tới Trung Quốc” thì chính phủ Trung Quốc chỉ trích Trần Thủy Biển phá hoại “Tình hình ổn định ở hai bờ eo biển Đài Loan”; Dân chúng Hongkong phản đối 23 điều của luật cơ bản Hong Kong, yêu cầu cải cách thể chế, Bắc Kinh chỉ trích “phe dân chủ Hongkong phản bội Trung Quốc, làm loạn Hongkong, phá hoại sự phồn vinh và ổn định của Hong Kong”.

Đằng sau “Thuyết ổn định” chính là điển hình về lối tư duy độc tài xem nhân dân là kẻ địch, xem thường mọi yêu cầu về nhân quyền, nó không bao giờ xem xét những yêu cầu của người dân là hợp pháp, hợp lý, hợp tình hay không, mà chỉ hỏi xem lợi ích của Đảng Quốc cũng như tầng lớp tư bản đỏ cầm quyền có được bảo vệ hay không, có lợi đối với sự ổn định của thể chế độc tài một đảng hay không. Bởi vậy, tự do dân chủ chính là phản động, bởi vì tự do sẽ đưa tới tự chủ của từng cá nhân và đa nguyên hóa xã hội, dân chủ buộc quyền lực của kẻ cầm quyền từ trạng thái độc quyền quyền lực biến thành chia sẻ quyền lực; những biểu đạt từ ước muốn tự phát của người dân và các yêu cầu về nhân quyền cũng là phản động, dù cho có là những nội dung hòa bình và phương thức biểu đạt hòa bình, cũng sẽ bị nhà cầm quyền độc tài xem là thế lực thù địch uy hiếp tới sự ổn định, chính phủ độc tài cần phải tiêu diệt nó từ trong trứng nước.

Bởi vậy, nếu không tiến hành đồ sát như Thiên An Môn 4 tháng 6, Trung Quốc đã sớm là thiên hạ đại loạn; Sau Thiên An Môn 4 tháng 6, không trấn áp Đảng Dân Chủ và Pháp Luân Công, không trấn áp những người thất nghiệp và nông dân đòi quyền lợi, không chặn bắt, bịt mồm tầng lớp dân chúng đi kêu oan, không đàn áp, canh giữ những người bất đồng chính kiến, không tiến hành phong tỏa tin tức và mạng internet, không thiết lập tường lửa tạo nên nhà tù số, không bắt giữ bỏ tù các luật sư hoạt động nhân quyền…thì sẽ dẫn tới loạn lạc xã hội.

Nói cách khác, dưới con mắt của nền độc tài chuyên chế, chỉ cần là biểu đạt nguyện vọng tự phát của dân chúng, bất kể sự biểu đạt đó sử dụng phương thức nào đi chăng nữa, tất cả đều được Đảng Cộng sản Trung Quốc và tầng lớp tinh anh “khuyển nho” xem là “ làm loạn”.

Hiện trạng Trung Quốc với quyền lực của nhà nước quá mạnh và phong trào nhân quần dân quyền quá yếu như hiện nay, cho dù với cả khí thế to lớn của phong trào dân chủ 1989, cũng không thể nào đi tới thiên hạ đại loạn rồi bộc phát cách mạng bạo lực. Hơn nữa phương thức được lựa chọn hàng đầu của người dân khi tiến hành các hoạt động nhân quyền đại đa số là hợp pháp, chỉ có sau khi con đường hợp pháp không có chút hiệu quả nào, mới lựa chọn không đi qua Cục công an đợi phê chuẩn mà hoạt động nhân quyền ngoài đường phố, có một số rất ít rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng thì sẽ dùng những biện pháp cực đoan như tự thiêu, tấn công các cơ quan chính quyền ở hương thôn, huyện thị. Trong hoạt động nhân quyền, người dân và lực lượng chấp pháp phát sinh mâu thuẫn, va chạm, phần lớn đều bắt đầu từ hành vi trấn áp thô bạo, dã man của lực lượng chấp pháp mà sinh ra.

Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng củng cố “Thuyết ổn định”, trong khi đó Phương Tây thì rất thịnh hành “Thuyết sụp đổ”. Sau khi sự kiện 4 tháng 6 năm 1989 vừa diễn ra, gần như không ai tin tưởng một chính quyền ngay giữa thanh thiên bạch nhật đầy ánh nắng đi tàn sát người dân của mình lại có thể tồn tại lâu dài, cho nên rất nhiều người đều dự đoán rằng chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc rất nhanh sẽ đi tới sụp đổ chính trị. Ngược lại, ai cũng không ngờ được rằng, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc không những không sụp đổ mà còn rất nhanh chịu đựng đi qua sự cô lập về ngoại giao; hơn nữa, nó còn đưa được Trung Quốc tiến vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao, làm cho thuyết sụp đổ chính trị không trở thành hiện thực. Thế là từ những chiến lược phát triển kinh tế còn nhiều thiếu sót của chính quyền độc tài Trung Cộng, ở Phương Tây bắt đầu xuất hiện theo chu kỳ những dự đoán Trung Quốc sẽ đi tới bờ vực sụp đổ vì khủng hoảng kinh tế.

Đối với những dự đoán đến từ bên ngoài này, mới đầu phản ứng của Đảng Cộng sản Trung Quốc là thù ghét và tiến hành phản bác, tuy nhiên dần dần đảng và những trí thức tinh anh “ ngự dụng”(4) bỗng nhiên phát hiện, đối với quá trình nhồi sọ ý thức hệ “Thuyết ổn định” mà nói, “Thuyết sụp đổ” không những không có hại, mà ngược lại còn có lợi ích to lớn. Với cách nói rằng “Thuyết sụp đổ” sẽ dao động lòng tin của con người đối với sự ổn định xã hội trong tương lai, không bằng nói “Thuyết sụp đổ” sẽ đưa thêm sự sỡ hãi của con người đối với những rối loạn xã hội, cũng chính là tăng cường thêm sự biết ơn của người ta đối với ổn định xã hội. Bởi vì sợ thiên hạ đại loạn là tâm lý xã hội phổ biến, bức tranh tương lai mà thuyết sụp đổ mô tả càng chân thật, tâm lý sợ hãi xã hội loạn lạc càng mãnh liệt, thậm chí còn tạo ra tình cảnh tương lai loạn lạc đó đang hiển hiện ngay trước mắt; Những khủng hoảng trầm trọng của xã hội Trung Quốc, giống như ngọn núi lửa chực chờ phun trào nằm giấu dưới phong cảnh yên bình, chỉ cần có gió thổi cây lay sẽ phun trào mãnh liệt. Mà lực lượng duy nhất có thể khống chế, đem hỏa chủng dập tắt, đưa nó về trạng thái trứng nước ban đầu, chỉ có một kẻ duy nhất là chính quyền, kẻ đang nắm trong tay nhiều nguồn tài nguyên khác nhau.

Thế là, đem thuyết sụp đổ đang thịnh hành ở các nước phương Tây kết hợp với bảo vệ sự ổn định trong nước trở nên càn có sức hấp dẫn đối với sự biện hộ của tầng lớp trí thức tinh anh ngự dụng cho sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thậm chí ngay cả những tập đoàn tư bản quốc tế, tầng lớp tư bản đỏ giàu có và các tầng lớp tinh anh đã bước chân vào giai cấp cổ cồn trắng chỉ bởi vì lo sợ kế cục xấu nhất của thuyết sụp đổ, do đó tự phát đạt tới sự đồng thuận với chính quyền hiện tại về cái gọi là “Đồng thuận về tính ổn định”. Kể cả loại ổn định này là một trật tự tuyệt đối không công bằng, nó phân hóa thành hai cực với cái giá phải trả là tham nhũng tràn lan, môi trường bị tàn phá, đạo đức sụp đổ, nhân quyền mơ hồ…thì cũng tốt hơn so với kết cục thiên hạ loạn lạc.

Tù đó có thể thấy mặt bên kia của thuyết sụp đổ đã củng cố cho thuyết ổn định; Chỉ có chính quyền hiện hành do Đảng Cộng sản Trung Quốc mới có thể duy trì được sự ổn định xã hội mong manh, mà một khi rời khỏi thể chế độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc sẽ rơi ngay vào cảnh thiên hạ đại loạn, ngọc đá cùng vỡ. Lại không có bất cứ một ai, bất cứ tập đoàn lợi ích nào có thể thu được lợi ích, các tập đoàn nước ngoài không cách nào thu lợi từ thị trường Trung Quốc, tầng lớp trí thức tinh anh không có cách nào bảo vệ được hay mở rộng tài sản, tầng lớp dân đen bình thường lại càng không cách nào có được bất cứ ưu đãi gì, ngay cả cuộc sống no đủ thật vất vả mới gây dựng được cũng sẽ hôi phi yên diệt. Cho nên chỉ cần có trật tự, cho dù đó là trật tự khủng bố do chế độ độc tài ban phát, cũng tốt hơn so với việc được làm bất cứ việc gì bởi nền tự do mang lại.

Đổi lại, giả thiết Trung Quốc sẽ xuất hiện khoảng trống quyền lực sau khi thoát khỏi sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lại tăng cường dự báo thiên hạ đại loạn trong tương lai, khắp nơi phổ biến tâm lý sợ hãi đối với tương lai loạn lạc rối ren, chính là thừa nhận sự chuyển hóa bức tranh tương lai mà thể chế hiện hành do Đảng Cộng sản Trung Quốc vẽ ra. Cũng chính là với ba mũi nhọn cường quyền, lừa dối và mua chuộc cưỡng bức người ta buộc phải đi vào khuôn phép, đưa tới thừa nhận giả thiết này trong sự bất lực không còn sự lựa chọn nào khác.

Xã hội thừa nhận mặc định dối trá này, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như trật tự cực kỳ bất công hiện hành ổn định lại. Mà kẻ thu được lợi ích chủ yếu, đầu tiên là chế độ độc tài và tầng lớp tư bản đỏ quyền quý, sau đó là các thể loại trí thức, tinh anh đi kèm phụ họa theo chế độ, tiếp nữa là một số ít dân cư đô thị mang tính đầu não, trung tâm của chế độ, mà số người thua cuộc lớn nhất sẽ là đại đa số người dân thường và những người bị gạt ra rìa xã hội, nhất là nông dân và công nhân.

Mà sự bất công mang tính cực đoan này, được tầng lớp trí thức tinh anh thân chính phủ khéo léo gọi bằng cụm từ “Cái giá phải trả cho công cuộc cải cách để đưa tới ổn định”. Nền Dân chủ lập hiến bị chính quyền hiện hành đem vứt ở thì tương lai xa xôi không có đích đến; các phong trào đấu tranh tự do tự phát từ trên xuống dưới trong xã hội sở dĩ bị tầng lớp tinh anh ngự dụng chỉ trích là không phù hợp với tình hình trong nước và tăng thêm hỗn loạn; chính là vì chính quyền độc tài bị một số rất ít người lũng đoạn và phục vụ cho trật tự có lợi đối với giai cấp tư bản đỏ quyền quý, đem công cụ quản lý, phục vụ xã hội trở thành công cụ tư nhân phục vụ cho thống trị độc tài; trong khi đó dân chủ lập hiến lại là toàn dân cùng chia sẻ những trật tự xã hội nhằm phục vụ cho tất cả mọi người, chính là quá trình đưa những công cụ phục vụ nhóm nhỏ lợi ích biến thành công cụ phục vụ xã hội.

Những kẻ hưởng lợi từ nền thống trị độc tài có lý do để bỏ qua sự thật lịch sử và đưa ra những giải thuyết hoang đường như thế. Bởi vì tất cả những lời nói, phát ngôn và quyết sách của họ chỉ nhằm một mục đích duy nhất: duy trì quyền lực tuyệt đối và những lợi ích đi kèm. Mà người dân hoàn toàn không có bất cứ lý do nào để tin tưởng giả thiết hoang đường như thế cả, bởi vì cái giả thiết đang giúp duy trì sự sống của chế độ này, lại vừa vặn là thứ trật tự không đưa con người đối xử như con người. Người dân một khi quên đi lịch sử và không nhìn vào hiện thực, mà lại đi tin thứ giải thiết như thế, thì hãy ngồi yên mà chờ đợi cái bánh rơi từ trên trời xuống; đúng là sắp chết đến nơi trong ngục nhưng còn chưa hối hận, lo lắng tìm kiếm minh quân hiền chủ; chính là đem hết tất cả những phong trào phản đối, tìm kiếm quyền lợi và tự do cho bản thân trong xã hội, với góc nhìn trở thành những kẻ làm vướng chân, tăng thêm rối loạn; cũng chính là khi làm chín mươi chín việc xấu động trời trước mặt nhà cầm quyền, lại chỉ làm một việc nhỏ không đáng là gì, khi đó dùng 1% việc tốt nhỏ bé đó để biện hộ cho 99% ác nghiệp kia. Bất kể là bị giết, bị bỏ đói đến chết, bị giam giữ, bị thả ra nước ngoài lưu vong, bị tước đoạt, bị kỳ thị, kẻ độc tài vẫn là “Vĩ Đại, Quang Vinh, Chính Xác”, dân đen nghìn vạn vẫn là thiên ân vạn tạ(5).

Cho nên, trước mắt khi so với những cái giá phải trả về mặt xã hội mà thể chế độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng mô hình ổn định xã hội, quá trình sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu tuy rằng đau đớn nhưng không đến nỗi trí mạng. Mặc dù về mặt kinh tế đã phải trả giá không ít, nhưng lại thu được những thành quả phong phú về mặt xã hội, nhất là những thành tựu về tự do cá nhân, không những triệt tiêu được những khó khăn về mặt kinh tế, mà còn cung cấp động lực quý giá nhất cho sự phát triển trong tương lai. Khi quảng đại người dân không có quyền lực thu được quyền lợi tự do cá nhân, chính là thu được lợi ích lớn nhất đối với bản thân cá nhân. Bởi vì đối với sinh tồn của con người mà nói, quyền tự do không thể bị bóc lột mới lợi ích lớn nhất. Cho nên sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu và chuyển đổi mô hình chính trị sau đó tốt hơn nhiều so với mô hình cải cách què quặt của Trung Quốc.

Loạn. Nguồn: OntheNet
Loạn. Nguồn: OntheNet

Việc kiên quyết duy trì thể chế hiện hành rất có thể sẽ dẫn tới thiên hạ đại loạn trong tương lai.

Khởi động những bước đi trên con đường cải cách chính trị tới mục tiêu dân chủ lập hiến mới là con đường đúng đắn nhất để có được sự ổn định lâu dài.

Trích dịch từ “Cái chết chìm của đại quốc: Giác thư đến Trung Quốc”. Yunchen Culture. October, 2009.

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh họa.

(1) Nguyên văn “温饱小康 – Ôn bảo tiểu khang”
(2) Nguyên Văn “韬光养晦 – Thao quang dưỡng hối”
(3) Nguyên Văn “和平崛起” – Hòa bình quật khởi”
(4) Ngự dụng: đồ dùng của nhà vua. Ở đây mang ý nghĩa tầng lớp trí thức nô tài chó săn của Đảng cộng sản Trung Quốc.
(5) Thiên ân vạn tạ: Tạ ơn vua đã ban nghìn vạn lần

1 Comment on “Tác dụng qua lại giữa thuyết sụp đổ và thuyết ổn định

  1. CHÂN LÝ VÀ CHÍNH NGHĨA

    Chân lý là cái gì đúng khách quan. Chính nghĩa là cái gì tốt khách quan. Vậy mọi cái chủ quan đều không thể gọi là chân lý hay chính nghĩa. Nói rõ hơn, chân lý là chân lý khoa học đúng nghĩa, còn chính nghĩa là cái gì đạo đức đúng nghĩa. Vậy những cái giả khoa học, ngụy đạo đức cũng không bao giờ là chân lý hay chính nghĩa. Như thế yếu tố nhận thức đúng và yếu tố hành động đúng mới là yếu tố tiên quyết nhận. Nhận thức sai có thể hiểu lầm lộn về chân lý và chính nghĩa, hành động sai chỉ có thể do hiểu biết sai hoặc sự đánh lộn sòng giữa cái tốt và cái xấu, cái đạo đức và cái phi đạo đức, giữa cái chính nghĩa và cái phi chính nghĩa vì các lợi ích riêng tư nào đó.

    Bài viết của nhà văn đối lập Trung Quốc Lưu Hiểu Ba “Sự tác động tương hỗ giữa thuyết ổn định và thuyết sụp đổ” vừa được dịch sang tiếng Việt cũng cho thấy được rõ cả hai điều đó.
    Nên cái khoa học khách quan mới là cái trường cửu, cái đạo đức nhân văn mới là cái trường cửu, mà cái trường cửu thì mới là cái ổn định. Ngược lại mọi quan điểm chủ quan đều nhất thời nên không thể trường cửu và chắc chắn thế nào cũng phải sụp đổ. Tức ý nghĩa tự do dân chủ của xã hội là ý nghĩa khoa học khách quan, còn ý nghĩa độc tài chuyên chính chỉ là ý nghĩa chủ quan nhất thời vì sự hiểu lầm giữa nhân văn và sự vật, hiểu lầm giữa giá trị đạo đức phổ biến và ý nghĩa của đạo đức bị hiểu theo cách chủ quan, sai lạc. Có nghĩa đạo đức không thể gắn với độc tài mà hoàn toàn ngược lại, khoa học không thể gắn với chủ quan mà hoàn toàn ngược lại.

    Học thuyết Mác tự cho mình là khoa học mà thực chất chỉ là giả khoa học. Nó cũng tự cho mình là đạo đức mà thật sự phản đạo đức vì nó phản nhân văn, phi nhân văn. Bởi Mác chủ trương quan điểm duy vật về mọi mặt, quan điểm đấu tranh giai cấp về mọi mặt, chủ trương chuyên chính độc tài về mọi mặt, chủ trương vô sản về mọi mặt. Điều đó Mác tưởng là tốt mà thật sự nó là không tốt vì phản khoa học và phản nhân văn rõ rệt. Bởi nó đi ngược lại với tâm lý tự nhiên chung của con người và xã hội. Ai cũng thích tư hữu, ai cũng thích tự do, đó là lẽ thứ nhất. Chân lý là tính khách quan mà không thể bắt buộc theo chủ quan, đó là lẽ thứ hai. Con người cụ thể mới là tồn tại thật còn giai cấp chỉ là ý niệm trừu tượng, đó là lẽ thứ ba. Sự độc tài thì tất yếu chỉ luôn chủ quan, đó là lẽ thứ tư, đạo đức là đạo đức nhân văn, đạo đức nhân loại, không phải đạo đức giai cấp hay đạo đức chủ quan, đó là lẽ thứ năm. Trong ý nghĩa giả khoa học và giả đạo đức như vậy thì làm sao tồn tại lâu dài được. Đó là lý do tại sao Liên Xô và khối cộng sản cũ suốt bảy mươi năm cưỡng chế ép uổng cuối cùng cũng phải sụp đổ và tan rã, bởi vì nó thiếu chính nghĩa chân lý khoa học và cũng thiếu đạo đức phổ quát. Sự hình thành của nó chẳng qua nhờ sự tuyên truyền mù quáng, sự cưỡng chế bằng bạo lực và tổ chức khống chế mà hoàn toàn không phải bằng tự giác của con người hay bằng tự do dân chủ khách quan thật sự.

    Vậy nhưng khi phong trào sinh viên nổi dậy đòi tự do dân chủ đúng đắn, đòi khoa học khách quan thật sự, đòi đạo đức xã hội thật sự, lại bị nhà cầm quyền Trung Quốc mang xe tăng cán lên tàn sát hàng ngàn người nhân danh dẹp bạo loạn để ổn định xã hội. Như vậy ở đây cái gì là chân lý và cái gì là chính nghĩa. Bởi ai cũng biết sức mạnh không tạo nên chân lý hay chính nghĩa mà chính sự thật khách quan và đạo đức khách quan mới tạo nên chân lý và chính nghĩa. Mọi ngôn ngữ bề ngoài đều có thể chỉ là nhân danh, giả dối và nhằm tuyên truyền. Sự đàn áp các nguyện vọng và mục đích chính đáng của sinh viên để nhằm nhân danh sự ổn định như vậy thực chất chỉ là ý chí chủ quan của giới cầm quyền để bảo vệ quyền lợi thống trị của mình mà chắc gì vì yêu cầu bảo vệ sự ổn định lâu dài. Cho nên ngôn ngữ và thủ đoạn tuyên truyền mà không chính nghĩa đều phản lại chân lý khách quan và đều phản lại ý nghĩa đạo đức thật sự.

    Ai cũng biết sự cân bằng bền và sự cân bằng không bền. Cân bằng bền là cân bằng phù hợp quy luật vật lý khách quan. Cân bằng không bền chỉ là giả tạo không tự nhiên và chỉ luôn tạm bợ. Nên sự ổn định xã hội cũng phải theo nguyên lý cân bằng bền, tức nó phải khách quan, tự nhiên mới có thể tốt đẹp và lâu dài. Ngược lại bất kỳ sự ổn định giai đoạn nào cũng đều là sự cân bằng tạm thời, không bền và nhất thiết sẽ luôn bị phá vỡ không nhanh cũng chậm.
    Đó là điều mà nhiều người nhận ra xã hội Trung Quốc hiện nay cũng như xã hội Liên Xô trước kia đã rơi vào thuyết sụp đổ là tất yếu mà không phải đi theo thuyết ổn định là tất yếu. Bởi sự ổn định đó chỉ là ổn định giả tạo, bề ngoài, khiên cưỡng, mà sự bất ổn định lại là thường xuyên và cơ bản. Người ta nhân danh sự ổn định tạm thời, giả tạo, nhân danh sự tránh đổ vỡ, sự hi sinh theo cách bảo thủ mà lại không thấy sự đổ vỡ còn lớn hơn rất nhiều trong lâu dài, không thấy sự hi sinh còn kéo dài lâu dài rất nhiều về tương lai. Đó quả là sự ngụy biện ích kỷ mà không phải là sự công chính khách quan đúng đắn và thiện chí.

    Nên nói chung xã hội con người luôn luôn đầy bản năng và sự ngu đốt. Đó là lẽ tự nhiên, vì lịch sử không phải bao giờ cũng có sẳn mà luôn đi lên phát triển. Bởi thế chỉ có tiêu chí khoa học khách quan và tiêu chí đạo đức khách quan mới luôn là điều bền vững trường cửu và chân lý đúng đắn nhất. Một ý thức hệ sai lầm bỏ qua tính bản năng ích kỷ tự nhiên của con người bằng cách tuyên xưng sự độc tài đều hoàn toàn phi lý và tai hại, cũng như một lý thuyết tự nhận là khoa học mà bản thân chỉ giả khoa học, phi khoa học đều là nghịch lý chung hay là tai họa chung của lịch sử nhân loại. Cho nên kết luận chỉ có chân lý và chính nghĩa thật sự mới là các giá trị bao quát, ổn định, bền vững và lâu dài nhất. Đó là chân lý khoa học khách quan và đạo đức nhân văn phổ quát khách quan, điều đó cũng đi đôi với nguyên tắc tự do dân chủ của mọi người và của xã hội nói chung hoàn toàn khách quan. Ngược lại mọi ý nghĩa độc tài độc đoán đều chủ quan, tai hại, không chân lý và không chính nghĩa. Học thuyết Mác sai lầm từ trong căn bản khoa học và đạo đức thật sự, nhưng nó lại nhân danh khoa học và đạo đức giả dối, giả tạo, bởi vậy chỉ cuốn hút được phần lớn những người kém nhận thức hay chỉ nhằm lợi dụng nó. Đó cũng là ý nghĩa của thực tế những xã hội cộng sản mác xít là luôn tạo thành một cơ chế quán tính tự bản thân nó cũng khó tự phá vỡ được huống chi là người khác. Bởi vì đã quán tính thì không còn cá nhân nào tự giác hay tự do được nữa cả. Nó chỉ thành một guồng máy tự động chỉ chờ nó tự han rỉ thì mới tự giải phóng được. Đó chính là điều đáng buồn mà học thuyết Mác đã mang lại trong thực tế, đó là một lỗi lầm vĩ đại của Mác đối với xã hội nhân loại, mà kể từ ngày ông ta chết đi thì không còn ai có thể thay ông ta để mà ray rứt hay hối tiếc được nữa. Mà cho dầu ông ta có sống lại muốn cãi chính hay muốn từ bỏ hay thay đổi đi cũng không được, vì guồng máy đã vào quán tính rồi thì nó mất cả tính người và cũng không còn ai có thể chủ động riêng được nữa. Tính cách gậy ông đập lưng ông của toàn bộ tư duy học thuyết Mác là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (28/9/16)