Vua Thái Lan Bhumibol, quốc vương trị vì lâu nhất thế giới vừa qua đời
Nathan Vanderklippe | Trà Mi
“Thái Lan chỉ 20 năm trước đây thôi đã rất khác với Thái Lan ngày nay.”
BẮC KINH – Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan, quốc vương trị vì lâu nhất thế giới và là một trong những nhà vua giàu nhất, đã qua đời, kết thúc một triều đại dài 70 năm và tạo ra sự không ổn định mới về tương lai của một quốc gia đã có một quá khứ chính trị hỗn loạn.
Quốc vương Bhumibol, người được dân Thái Lan rất yêu kính vừa qua đời tại một bệnh viện ở Bangkok khi ông 88 tuổi, bên cạnh đầy đủ gia đình; một số đã trở lại thủ đô trong tuần này khi tình trạng sức khoẻ của ông xấu đi.
Một số người Thái Lan trong những ngày gần đây đã mặc áo hồng, mầu mà chiêm tinh hoàng gia cho là mầu đem lại sức khoẻ cho vua, và ký tên vào sách chúc lành.
Báo chí địa phươngcho hay có người đã đi hơn 1.000 cây số đến Bangkok, một dấu hiệu của lòng yêu mến của người dân trong nước đối với một vì vua trị vì lâu đến nỗi ít người có thể nhớ về một Thái Lan không có ông. Vào chiều thứ năm, khi có tin ông đã qua đời, mọi người đã tụ tập tại Bangkok, vẫy cờ và hô vang, “quốc vương vạn tuế!”
David Streckfuss, một tác giả hàn lâm độc lập cho biết, với cái chết của ông, “những gì vừa chấm dứt không phải chỉ là vị quốc vương hay ngay cả chế độ quân chủ mà giống như toàn bộ tâm lý và gần như cả thế giới quan”, những gì có nghĩa là Thái Lan.
“Điều đáng sợ đối với nhiều người Thái Lan không chỉ đơn thuần là sự ra đi của nhà vua và một thời đại – nhưng đối với những người này, họ không thể tường tượng được một nước Thái Lan không như” phiên bản mà triều đình đã lý tưởng hoá, hình ảnh của một Thái Lan chưa bao giờ hoàn toàn là thuộc địa của các cường quốc phương tây.
Nhà vua bị bệnn Parkinson và đã phải nằm viện điều dưỡng trong một thời gian dài trong mười năm qua. Ông chỉ mới xuât hiện lại trước công chúng trong năm qua. Hoàng gia cho biết ông đã bị nhiễm trùng, giải phẫu tim, và gần đây hơn, một vì sức khoẻ “không ổn định” nên ông đã cần đến máy thở.
Cái chết Bhumibol sẽ bắt đầu một thời gian để tang dài [cả năm], có thể trong những ngày đầu sẽ có việc đóng cửa các quán bar và hủy bỏ các sinh hoạt giải trí, những thay đổi đó có thể tạm thời ảnh hưởng đến khách du lịch tại đây.
Giới quan sát cũng cảnh cáo rằng chính quyền quân sự hiện đang cầm quyền tại Thái Lan có thể đàn áp để ngăn chặn bất cứ hành vi hoặc lời nói nào coi là thiếu tôn trọng đối với nhà vua khi cả nước đang trong một bầu không khí đau buồn.
Chứng khoán ở Thái Lan và đồng baht xuống giá trong tuần này, phản ảnh sự lo ngại trong giới đầu tư về triển vọng của một Thái Lan không có vua Bhumibol. Tuy nhiên ,với quân đội kiểm soát, tình trạng bất ổn có thể sẽ không thể xẩy ra.
Nhưng nếu không còn gương mặt của quốc vương từ lâu đã là hình ảnh đã tô điểm nội thất trong quần chúng cũng như các biển quảng cáo, Thái Lan phải đối đầu với những câu hỏi về căn cước của mình. Ông Streckfuss nói, “Ai là người có quyền cai trị ở đây? Có phải đó là chính phủ quân sự và các cuộc đảo chính và hiến pháp áp đặt? Hay nó đến từ những cuộc bầu cử dân chủ?”
Vấn đề thừa kế lại thêm phức tạp khi điện tín ngoai giao của Hoa Kỳ do Wikileaks công bố mô tả Thái tử Maha Vajiralongkorn, 64 tuổi, là một playboy lăng nhăng và không được tầng lớp tinh hoa Thái Lan ưa chuộng và tin tưởng.
Ông có vẻ như không thế sánh với tình yêu của người dân dành cho cha mình.
Sinh ra là “Bé Songkla” ở Cambridge, Mass., vào năm 1927, Bhumibol được giáo dục tại Thụy Sĩ. Ông lên ngôi vào năm 1946 khi anh trai của ông đã chết vì một phát đạn, đột nhiên làm cho ông trở thành ông hoàng nhiếp chính của một quốc gia mà quốc ngữ, vào thời điểm đó, ông không nói được một cách hoàn hảo.
Triều đại 70 năm của ông được đánh dấu bằng những bất ổn chính trị ở Thái Lan, một nền dân chủ Đại nghị chia rẽ vì những cuộc cuộc đảo chính quân sự thường xuyên, những cuộc biểu tình phá hoại và thỉnh thoảng có đổ máu.
Nhưng chính Bhumibol thì đã trở thành một chủ đề của ảnh chụp, một người thổi saxophone được quý mến đậm đà, một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn lòng tôn kính như một “người cha” của quốc gia vì đã đấu tranh cho những người nghèo khó, ra tay giúp đỡ khi có thiên tai và cầm quyền nhân hậu trên “vùng đất của những nụ cười.”
Kriengsak Chareonwongsak, một nhân vật trong giới hàn lâm và một cựu chính khách nói, hình ảnh vị Vua đeo kính đã là một “biểu tượng của sự đoàn kết đã hàn gắn dân tộc Thái Lan lại.” Ông được “tôn kính vì những gì đã được thực hiện dưới triều đại lâu dài của ông.”
Nhưng hình ảnh của một vị vua ban phúc lành đã bị giới phê bình đặt câu hỏi; họ gọi Bhumibol một quốc vương can thiệp và sự bảo vệ quyền lực của triều đình đã kìm hãm sự phát triển của nền dân chủ.
Paul Handley viết trong The King Never Smiles, “Sự tích cực trong chính trị của ông đã thường xuyên gây ra xung đột và làm hằn sâu sự chia rẽ trong đám thần dân.”
Giới chức Thái Lan đã phản đối mạnh mẽ việc xuất bản cuốn tiểu sử không được phép của Paul Handley. Cuốn sách “The King Never Smiles” bị cấm ở Thái Lan, và vào năm 2011 một tòa án Thái Lan kết án một người Mỹ hai năm rưỡi tù giam vì đã dịch một số chương trong cuốn sách nói trên.
Những hình ảnh của chế độ quân chủ Thái được một hệ thống pháp luật khắc nghiệt nhất và tích cực truy tố nhất trên thế giới bảo vệ.
Ông Handley gọi Bhumibol là một người lãnh đạo “đồng hóa ý tưởng vị trí của mình với bản thân quốc vương, đã tích lũy trí tuệ vô song và cái nhìn sâu sắc về đạo của con người và vũ trụ,” làm cho ông trở thành người duy nhất “đủ tư cách nhất để lãnh đạo tất cả thần dân và vương quốc của mình.”
Andrew Marshall MacGregor, tác giả của cuốn “A Kingdom in Crisis” viết, công việc cả đời của Bhumibol là làm sống lại “uy tín của triều đình làm cốt lõi thống nhất thiêng liêng cho cả nước xoay quanh.”
Những người khác lại biện luận rằng nhà vua chỉ là bù nhìn trong một mạng lưới của các chuyên gia tư vấn và những Hoàng thân có ảnh hưởng. Dù vậy, triều đình đã tích lũy một tài sản kếch xù dưới quyền Bhumibol. Năm 2010, tạp chí Forbes xếp hạng Bhumibol là nhà vua giàu nhất thế giới, với tài sản thuộc Cục Sở hữu Hoàng gia lên đến 30 tỷ (Mỹ kim). Những đánh giá gần đây đã vượt quá 40 tỷ USD.
Những người phê bình vua Thái Lan cho biết, để bảo đảm vị trí của mình, Bhumibol đã ngầm hoặc trực tiếp hợp tác với giới tướng lãnh, những người đã tiến hành nhiều cuộc đảo chánh tại Thái Lan. Handley viết, Thái Lan đã trải qua nhiều thời kỳ dưới sự cai trị đầy tham những của những chính phủ quân sự “làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội mà đáng lý họ phải giải quyết.”
Đặc biệt, những bất ổn trong 10 năm qua đã làm hoen ố hình ảnh của Bhumibol trong một số người dân Thái Lan, nhất là ở miền bắc, nơi đã có những nhóm ly khai nổi dậy vì những cuộc đàn áp của quân đội vào cuộc biểu tình chính trị.
Vào tháng 5 năm 2010, quân đội nổ súng vào người biểu tình. Hơn 80 thường dân thiệt mạng, một số bi bắn tại một ngôi đền, và tình trạng bất ổn dân sự đã gây thiệt hại hàng tỷ đô la.
Một loạt cuộc biểu tình mới trong năm 2014 kết thúc bằng một cuộc đảo chính của quân đội, và quân đội vẫn giữ chính quyền kể từ đó. Sam Zarifi, giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Ủy ban Luật gia Quốc tế nói, một hiến pháp tạm thời cho quân đội “quyền tuyệt đối mà không có bất kỳ trách nhiệm nào, và họ đã chứng tỏ rất sẵn sàng sử dụng quyền lực.” Những người phê bình chính phủ đã bị bịt miệng và bỏ tù.
Đối với thành phần phê bình chính phủ ở Thái Lan, di sản của Bhumibol đã rơi vào một trong hai trường hợp: “hoặc là một vị vua rất yếu đuối đã bi nhiều phe phái chính trị và quân sự lợi dụng, hoặc một người tự dối mình, đã giúp dàn xếp một phần các phe phái”, như nhận xét của một người phê bình phải dấu tên, vì Thái Lan bỏ tù những người công kích chế độ quân chủ. Người quan sát thời cuộc nói tiếp, hình ảnh của một vị vua hòa giải, tạo được trong năm 1992, khi ông phân xử và chấm dứt những cuộc biểu tình bạo động, đã bị sói mòn.
Tuy nhiên, tình cảm cho giành cho nhà vua là có thật, và phổ biến trong cả nước; dân chúng cho rằng triều đình đã hiện đại hóa Thái Lan thành một trung tâm sản xuất và điểm du lịch nổi tiếng toàn cầu hiện nay và là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất vùng đông nam châu Á.
Zarifi nói, “Không còn nghi ngờ gì, Thái Lan đã phát triển lớn mạnh, và quốc vương được yêu quý khác thường.”
“Thái Lan chỉ 20 năm trước đây thôi đã rất khác với Thái Lan ngày nay.”
Nguồn: TIME.com
© DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Thai King Bhumibol, world’s longest-reigning monarch, dies. Nathan Vanderklippe — The Globe and Mail,
Thursday, Oct. 13, 2016.
SỐNG ĐỜI
Vua Thái Lan vừa qua đời
Người dân cả nước khắp nơi buồn rầu
Vị vua ngôi cả ngồi lâu
Bảy mươi năm ấy cũng hầu hân hoan
Dầu sao đất nước Thái Lan
Hòa bình luôn có cũng càng đáng khen
Chưa khi nào có chiến tranh
Nước non vui cảnh thái bình dài lâu
Con người như thế trị vì
Dù giàu nứt tiếng có gì lạ đâu
Một người giàu nhất Á châu
Vị vua giàu nhất toàn cầu ai hay
Bốn mươi tỷ quả không sai
Tính bằng USD bằng baht sao
Gia đình vương quốc ối dào
Không giàu mới lạ có chi phẩm bình
Vấn đề nguồn gốc của mình
Làm vua định mệnh chỉ do tình cờ
Vua anh đột ngột băng hà
Ngai vàng nhờ đó chuyển vào vua em
Lại còn một việc lạ thêm
Chung quanh diễn biến chỉ trừ Thái Lan
Vẫn theo đại nghị đàng hoàng
Nhưng nền dân chủ lại càng đáng khen
Cho dầu đảo chánh bao phen
Nhưng nền quân chủ cứ càng vững luôn
Bởi vì vua chỉ biểu trưng
Còn về chính trị người dân tự mình
Mới hay mọi sự quả tình
Dân khôn hay dại do mình chứ ai
Dân khôn ai lại nắm đầu
Chỉ vì dân dại độc tài có luôn
Tuyên truyền giả dạng mười phương
Dân thành ăn bã mới ươn cả mình
Nên chi trời đất hữu tình
Cái khôn cái dại tự mình ra thôi
Vua Thái Lan giờ chết rồi
Cái ngôi thiên tử chuyển người con trai
Thần dân vẫn kính dài dài
An lành như vậy quả người Thái Lan
Tôn vua như vậy không oan
Tại dân thích thế có ai tuyên truyền
Cần gì ý hệ huyên thuyên
Mười voi bát xáo chỉ phiền toàn dân
Nói xa rồi lại nói gần
Người mình sao chẳng như người Thái Lan
Bởi mình luôn chỉ rộn ràng
Bề ngoài là chính mới càng nhiêu khê
Trãi bao biến cố não nề
Hoan hô đả đạo mọi bề tứ tung
Cuối cùng dân chỉ là dân
Vẫn theo dòng nước trôi dần về xuôi
Mới hay muôn sự tại trời
Trời đùa phải chịu dễ người mà nên
Con đường dân chủ rộng thênh
Độc tài tưởng bở gập ghềnh bước đi
Để rồi ăn chỉ danh từ
Làm sao no đủ như người thế gian
Nên chi thuộc loại muộn màng
Cứ cầm đèn lái mới càng hẩm hiu
Nói chơi chút ít hiểu nhiều
Còn ai không hiểu chỉ đều uổng công
Huênh hoang con cháu Tiên Rồng
Để cho rồng lộn quả càng tênh hênh
DIỄM NGAN
(15/10/16)