Chương trình thương mại của Trump
The Economist | DCVOnline
Donald Trump thường nói với những người ủng hộ ông trong cuộc vận động tranh cử tổng thống vừa qua, “Chúng ta KHÔNG THẮNG ở thương trường.”
Ông tuyên bố, Mỹ đã bị Trung Quốc, Mexico và Nhật Bản “dập” te tua. Trong cuộc vận động tranh cử, giới bình luận thường bác bỏ những tu từ chống thương mại như vậy. Đặc biệt, nhận định của ông về Nhật Bản, theo cách Trump tính toán, bán “hàng triệu” chiếc xe cho Mỹ nhưng, trên thực tế, mua lại “không bao nhiêu” – đã bị chế nhạo là luận điệu lỗi thời của những năm 1980. Nhưng khi chỉ còn vài tuần trước khi Trump vào Toà Bạch Ốc thì chính sách thương mại của ông phải được nghiêm túc xét lại. Và chúng không phải chuyện đùa.
Từ lâu Trump đã cho rằng các doanh nghiệp Mỹ là nạn nhân của một hệ thống giao dịch gian lận. Để san bằng sân chơi, Trump đã cam kết sẽ áp dụng mức thuế 45% trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc, nơi Trump nói đã thao túng đồng Yuan của họ để đạt được lợi thế không công bằng. Ông cũng đã hứa sẽ đánh 35% thuế nhập cảng trên hàng hóa từ Mexico, nơi mà Donald Trump cho là đã lấy đi việc làm của người Mỹ. Tổng thống mới đắc cử đã tuyên bố sẽ đàm phán lại hiệp định hiện có như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), mà ông gọi là “hiệp định thương mại tồi tệ nhất”, và sẽ rút ra khỏi những hiệp định mới đây như Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Transatlantic Thương mại và Hợp tác Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic Trade and Investment Partnership, TTIP). Dưới chính quyền Trump, Mỹ còn có thể rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới, WTO, có 164 thành viên, mà Trump đã mô tả như là “một thảm họa”.
Nếu những chính sách đó được thực hiện sẽ rất tốn kém. Mỹ có hiệp định tự do thương mại với 20 quốc gia khác, nơi sản xuất một phần ba hàng hóa Mỹ nhập cảng và là nơi mua gần một nửa số hàng hóa Mỹ xuất cảng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Nếu ông Trump thực hiện những gì ông tuyên bố, những nền kinh tế khác có lẽ sẽ trả đũa Hoa Kỳ. Khi đó cuộc chiến tranh thương mại toàn diện sẽ không chỉ là một viễn cảnh. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính trong những điều kiện như vậy khu vực tư nhân của Mỹ sẽ giảm đi khoảng 4,8 triệu việc làm, hơn 4% tổng số, vào năm 2019. Kết quả này sẽ là tổn hại lớn nhất cho những gia đình người Mỹ trung lưu có thu nhập khiêm tốn. Chính là khối người dân Mỹ nà những người mà ông Trump tuyên bố là đại diện.
© DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: A Trump trade agenda
. The Economist, 15/11/2016.
VĂN HÓA VÀ THƯƠNG MẠI
Thông thường văn hóa mang cho
Nhưng mà thương mại phải sao lợi mình
Bởi vì văn hóa lợi đời
Còn ai nuôi mãi những người ngồi suông
Trump quả thực người khôn
Một trùm thương mại dễ còn lạ sao
Lên làm Tổng Thống phen này
Hẳn làm nước Mỹ khác hồi xa xưa
Thuận mua vừa bán chuyện thừa
Nhưng mà kinh tế phải đua hơn người
Từ lâu văn hóa rõ rồi
Mỹ toàn cho chớ nhận về bao nhiêu
Cái khôn như vậy cũng nhiều
Cái ngu không ít bởi điều bao sân
Bởi vì thế giới cù lần
Bao sân cũng chỉ bong gân vậy mà
Thấy gần cũng phải thấy xa
Trump nay quả con bài mới toanh
Con bài nay thử một lần
Nhưng mà thiên hạ có phần tỉnh ra
Lâu nay ú ớ gọi là
Chỉ cầu vào Mỹ hóa ra hay gì
Bây giờ tự lập khác chi
Hoan hô nước Mỹ cách gì cũng hay
VIỄN NGÀN
(17/11/16)