Tương lai di sản của Tổng thống Barack Obama?
Alexander Bisley – Jonathan Chait | Trà Mi
Jonathan Chait của Tạp chí New York bàn về những điều Obama đã làm đúng và sai, và những gi còn lại, trong ‘cơn hiểm hoạ’
Ở vai trò người bình luận cho Tạp chí New York Jonathan Chait là một trong những tiếng nói tự do nổi bật nhất của nước Mỹ. cuốn sách mới của ông, Audacity: How Barack Obama Defied His Critics And Created A Legacy That Will Prevail (Sự táo bạo: Lám thế nào Barack Obama đã bất chấp phe đối lập và dựng nên một di sản”) lập luận một cách thuyết phục rằng lịch sử sẽ ghi nhận Barack Obama là một tổng thống vĩ đại. Chait cho rằng Obama có một di sản đáng tự hào, chận đứng cuộc Đại khủng hoảng Thứ hai và đem lại bảo hiểm sức khỏe cho hai mươi triệu người Mỹ bằng Obamacare, trở thành Tổng thống xanh đầu tiên của Mỹ, dẫn đầu thế giới ký Hiệp ước về Thay đổi Khí hậu năm 2015 tại Paris.
Cuốn Audacity đã phản biện một cách vững chắc lại giới phê bình Obama thuộc cánh tả đơn điệu, cũng như những người ở cánh phải và đứng “giữa”.
Macleans đã nói chuyện với Chait ở Washington về những phản ứng dữ dội với tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ, phe tự do sùng bái quá khứ, mối đe dọa nghiêm trọng và “chủ nghĩa Mác” của Donald Trump, và lý do tại sao – mặc dù trước đa số của Cộng hòa [ở lập pháp và hành pháp] – ông vẫn lạc quan về sự bền vững của di sản của Obama.
(Bài phỏng vấn này đã được cô đọng và hiệu đính lại.)
H: Trong cuộc vận động tranh cử 2016 Barack Obama đã nói, “Vấn đề là họ đã cỡi con cọp này từ lâu rồi. Đảng Cộng hòa đã nhồi nhét thành phần ủng hộ họ với đủ loại tin tức điên khùng từ nhiều năm qua. Donald Trump, như ông ấy hay làm, đã không tự mình xây dựng, ông ấy chỉ gắn tên mình vào và lấy đó để kể công.”
Đ: Tôi bắt đầu viết cuốn sách này năm ngoái trước khi Trump có thể sẽ trở thành ứng viên Tổng thống. Rốt cuộc là một phần lớn cuốn sách này viết về Trump. Trump là kết quả hợp lý của phản ứng phi lý, phân biệt chủng tộc hoá của đảng Cộng hòa chống lại Obama đã hoàn toàn thống trị tư tưởng của đảng này.
H: Trong Audacity, ông ghi lại lời tiên tri của Thượng nghị sĩ Cộng hòa ôn hoà (Ca) Thomas Kuchel, sau khi ông đã bị Barry Goldwater đánh bại tại đại hội đảng Cộng hòa năm 1964. Ông ấy gọi phong trào của Goldwater là “một giáo phái chính trị cuồng tín tân phát xít” và một “hỗn hợp kỳ lạ của sự thù hận ăn mòn và sợ hãi bệnh hoạn”. Kuchels của thời đại này đi đâu rồi?
Đ: Đó là một câu hỏi rất lý thú. Phản ứng của đảng Cộng hòa với Obama làm nhiều người lẫn lộn. Kết cuộc, tôi nghĩ đã có một cách xử trí rõ ràng, sau khi Trump đắc cử; điều đó đã không xẩy ra trong nhiệm kỳ tổng thống Obama. Chuyện của đảng Cộng hòa là một nhóm cực hữu đã chuyển từ những kẻ đứng ngoài rìa thành tập thể thống trị toàn đảng. Giới lãnh đạo ôn hoà, dòng chính và thực dụng của đảng Cộng Hoà đã bị đẩy ra rìa hoặc đã chết.
Nó, đảng CH đó, kiên định người Cộng hòa phải từ chối tất cả mọi sự hợp tác với Obama. Nhưng vì nhiều người vẫn nhớ đến một thời đại mà đảng Cộng hòa không quá cực đoan, và họ chưa hiểu đủ rằng nó [đảng CH] đã thay đổi, nên mọi người đổ lỗi cho Obama đã thất bại, không thuyết phục được đảng Cộng hòa để đồng ý làm việc với ông. Sự đổ lỗi đó đã ảnh hưởng đến cách công chúng nhận xét về Obama trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Công chúng nghĩ rằng ông đã làm việc với một giới lãnh lãnh đạo đảng Cộng hòa không còn nữa.
H: Obama phải đối phó với một khối đối lập kinh hoàng chưa từng có. Nhưng tôi nghĩ rằng ông đã dành quá nhiều năng lượng để nhượng bộ hầu tìm thấy những điểm chung cho cả hai đảng ngay cả cho những đề nghị vừa phải của ông.
Đ: Vâng, tôi có cố gắng bàn đến vấn đề đó trong cuốn sách. Tôi nghĩ rằng có một phần sự thật trong đó. Mặt khác, ông ấy cần đảng Dân chủ ở Quốc hội làm hầu hết những gì ông ấy muốn. Đảng viên Dân chủ có quan điểm riêng của họ. Và rất nhiều quan điểm đó đã được một niềm tin lỗi thời về khả năng của tính lưỡng đảng định hình.
H: Trong không gian riêng tư Obama là người như thế nào?
Đ: Ông ấy là một con người rất ấn tượng. Ông ấy rất thông minh. Ông ta biết rất nhiều về rất nhiều thứ.
Ông ấy khá giống với người mà ông thấy ở nơi công cộng, tại các cuộc họp báo. Ông ấy sắc sảo hơn một chút, mỉa mai và chua chát hơn nột chút. Trước công chúng, Obama đưa ra phiên bản đơn giản về những niềm tin của ông ta cho quần chúng hiểu. Trong riêng tư, ông ấy có thể thảo luận về mọi vấn đề ở một mức độ rất cao. Ông ấy là một người trí thức.
H: KGB, RNC, FBI và Wikileaks như bốn tay ky mã không biết xấu hổ của Trumpocalypse, cho một người dùng lý thuyết âm mưu trước công chúng, Donald Trump, một âm mưu thật sự. Vẫn còn quái dị, đúng không?
Đ: Nó rất kỳ quái, tất cả những điều ông vừa đề cập đến. Bối cảnh lớn hơn là điểm yếu của ứng cử viên Clinton, và những khó khăn của bà với giới truyền thông, lớn hơn so với những sự kiện khác. Tất cả cộng lại đã thay đổi kết quả cuộc bầu cử. Tôi nghĩ đã có một lối lý luận ẩn trong rất nhiều bài bình luận sau cuộc bầu cử coi kết quả cuộc bầu cử như một sự phủ nhận đối với Obama. Nhưng tôi không thấy bất kỳ bằng chứng nào hết, bắt đầu với mức Obama được công chúng chấp nhận, rất cao.
H: Tại sao ông lại rất lạc quan về sự bền vững của di sản của Obama, bất kể kế hoạch của Trump với hậu thuẫn của đa số [ở quốc hội] để dẹp bỏ nó?
Đ: Tôi lạc quan ở nhiều độ khác nhau về những vấn đề khác nhau.
Bắt đầu với vấn đề ít lạc quan nhất, thuế khoá. Đó là một thành tựu quan trọng của Obama: ông ấy đã tăng mức thuế trở lại thời Bill Clinton, và đã đạt được một kết quả lớn, giảm sự bất bình đẳng. Việc đó là chắc chắn sẽ bị đảo ngược, nó sẽ biến mất. Đảng Cộng hòa sẽ cắt giảm thuế cho người giàu.
Về phần môi trường tôi cố gắng giải thích bằng cách nào Obama đã khởi động các lực lượng quốc tế và các lực lượng kinh tế, cả trong nước và ngoài nước, sẽ đem đến những thay đổi về khí thải và công nghệ năng lượng xanh; tất cả đều rất khó để lật ngược.
Về Obamacare, càng này càng có nhiều bằng chứng mà tôi muốn tôi đã đưa vào cuốn sách, về mức khó khăn đảng Cộng hòa sẽ phải đối phó khi họ muốn loại bỏ luật này. Họ không có lựa chọn khác. Họ e ngại phải lấy đi bảo hiểm y tế của hai mươi triệu người bây giờ đang được bảo hiểm. Obama đưa hai mươi triệu người dân từ loại có thể bỏ qua và đặt họ vào loại không thể xem thường. Người ta đã không phải làm bất cứ điều gì cho hai mươi triệu người đó vì họ từng ở bên ngoài của hệ thống. Bây giờ họ đang ở trong hệ thống. Lấy đi bảo hiểm sức khỏe của họ là áp đặt tất cả các loại đau thương chính trị. Chúng tôi không biết kết quả, nhưng càng ngày càng khó khó hơn để Trump có thể tước đi những gì họ – 20 triệu người đó – đã có.
Cuộc họp báo cuối cùng của Obama trong năm vừa lóe lên trên màn hình của tôi. Ông ấy vừa cho biết đã có ngày ghi danh lớn nhất cho Đạo Luật Bảo hiểm Sức khoẻ Giá phải chăng trong lịch sử, 670.000 người đã ghi tên tham dự chương trình Obamacare. Số lượng này cho thấy mọi người muốn Obamacare.
Đảng Cộng hòa chống lại những thay đổi Obama đã thực hiện có nghĩa là những thay đổi đó rất quan trọng, cũng như với hầu hết những tiến bộ lớn trong lịch sử nước Mỹ.
H: Obama đã không được các phương tiện truyền thông đối xử công bằng trong các cuộc tranh luận về y tế. Những cản trở dễ mua chuộc của nhóm Ryan được coi như những tranh luận nghiêm túc, tri thức.
Đ: Điều đó hoàn toàn đúng. Nó gần đúng với toàn bộ hình ảnh của đảng Cộng hòa đối lập, được coi là có một số điểm tốt, đặc biệt khi nó liên quan đến thâm hụt ngân sách, mà là một ám ảnh của giới tinh hoa. Giới truyền thông cho rằng đảng Cộng hòa, và đặc biệt là Paul Ryan, chỉ muốn giảm thâm hụt, đó thật là niềm tin khủng khiếp.
Về y tế, đảng Cộng hòa chưa bao giờ có một kế hoạch. Họ bắt đầu bằng không có một kế hoạch nào hết, và đảo ngược vị trí để họ có thể biện minh cho sự phản đối của họ. Họ thậm chí còn không hiểu về những dụ luật trước khi bỏ phiếu chống lại nó.
H: Năm 2009 Obama đã cứu kỹ nghệ ô tô ở vành đai của Rỉ, chống lại sự phản đối gay gắt từ những người như Mike Pence, và đã cứu được hàng triệu người có công ăn việc làm. Tuy nhiên, thoả thuận của Pence và Trump với Carrier rất sơ sài thì lại được báo giới quan tâm đến nhiều hơn.
Đ: Giới phê bình Obama nghĩ rằng Obama là Trump: Một người đang tập trung vào chủ nghĩa tượng trưng hơn là thực chất. Có thể là Trump sẽ có thành công nhờ dàn dựng sân khấu công ăn việc làm, hơn là [thực sự] tạo ra công ăn việc làm. Đó là nghịch đảo của những gì Obama đã làm: cứu giữ được một số lớn công ăn việc làm mà không dựng dân khấu [quảng cáo] trên truyền hình.
H: Ông nghĩ Đảng Dân chủ sẽ như thế nào trong bốn năm nữa? “Cử tri dưới ba mươi”, trong năm 2008, ông đã ghi nhận phấn khởi trong cuốn Audacity, “ủng hộ Obama với tỉ số đáng kinh ngạc, hơn 2 trên 1.”
Đ: Tôi nghĩ rằng nó sẽ giống như là một đảng Obama. Đó là một phần tại sao tôi đã viết cuốn sách. Tôi đang cố gắng biện minh cho việc cảm kích những gì Obama đã thực hiện được, di sản chính sách của ông ấy và mô hình chính trị của Obama. Làm như vậy cũng giống như đảng Dân chủ sau Roosevelt tiếp tục là một đảng Roosevelt. Tôi hy vọng họ nghe lời khuyên của tôi. Tôi hy vọng họ sẽ làm, nhưng tôi không biết chắc.
Tôi tin trong 100 năm nữa Obama sẽ có một vị trí quan trọng trong những vị thần dân của nền văn hoá Mỹ. Donald Trump sẽ là một bi kịch, một trò hề buồn thảm trong lịch sử nước Mỹ. Trump không phải là tương lai; tư tưởng và liên minh của ông ta là một ngõ cụt. Chúng ta sẽ không thể sống trong một thế giới của điện than dồi dào trong một trăm năm. Chúng ta sẽ không thể sống trong một thế giới mà chính trị căn cước da trắng là cơ sở cho một đảng chính trị lớn. Chủ nghĩa Obama là tương lai của đất nước này.
H: Chúng ta phải cảnh giác, mặc dù. Không có gì đúng với Mỹ – hay tư tưởng của Obama – mà không thể bị những cái sai của Mỹ phá huỷ.
Đ: Đúng vậy. Trong ngắn hạn, có một số khó tin, gần như vô hạn những thiệt hại có thể xây ra. Đó là một khoảnh khắc của hiểm hoạ cùng cực và quan trọng. Nhưng tôi tự tin về kết quả của cuộc chiến đó. Và về lâu dài, tuy có nhiều thiệt hại chúng tôi sẽ vượt qua, tầm nhìn của Obama là một trong những gì còn đứng vững. Một câu hỏi là bao nhiêu khổ đau Mỹ sẽ phải chịu đựng trong khi chờ đợi.
H: George Orwell đã viết trong luận văn ‘Tự do của Công viên’: “Luật pháp không bảo vệ. Chính phủ làm ra luật, nhưng chúng có được áp dụng hay không, và cảnh sát hành xử ra sao, phụ thuộc vào tâm trạng chung của cả nước. Nếu đa số người dân quan tâm đến tự do ngôn luận, sẽ có tự do ngôn luận, ngay cả khi có luật cấm nó; nếu dư luận uể oải, thiểu số phiền phức sẽ bị bức hại, ngay cả khi có luật bảo vệ họ.” Đây không phải là lời tiên tri cho thời đại Trump hay sao?
Đ: Trump có rất nhiều khuynh hướng độc tài và đó phải là một mối quan tâm nghiêm trọng. Tôi lo ngại cho toàn bộ cấu trúc của nền dân chủ Mỹ dưới chính phủ Trump. Nền dân chủ Mỹ phải đối phó với một thách thức lớn. Tôi không nghĩ nhất thiết chúng tôi đang hướng về nước Nga của Putin, như một số bỉnh bút nhận định. Nhưng mọi người cần phải huy động và xây dựng thể chế dân chủ chữ “d” nhỏ để chuẩn bị chống lại tình trạng đó.
Một trong những điều chúng tôi đã học được trong thời đại Obama là độ quan trọng của chuẩn mực, bởi vì chúng tôi đã nhìn thấy cách cư xử của Đảng Cộng hòa chống lại Obama. Vì vậy, phần lớn những gì họ làm là để đập vỡ các chuẩn mực đã có, điều đó không gì khác hơn những giả định về cách mọi người sẽ cư xử, và không có bất kỳ cơ sở nào trong các quy tắc hoặc giới hạn. Trên nhiều mặt, Trump sẽ chỉ tiếp tục theo hướng đó: bằng cách tiếp tục hành động đạp phá chuẩn mực mà đảng Cộng hòa đã sử dụng khi đối lập.
H: Có lẽ, đảng Dân chủ đã học được bài học không cử một nhân vật cánh hữu đáng ghét, nguy hiểm như Joe Lieberman làm một trong những người đại diện cho họ?
Đ: Vâng, tôi nghĩ thế. Ai cũng thấy rõ Hillary Clinton là một thay thế không hoàn mỹ một cách sâu sắc. Bà ấy đã có sự kết hợp sai trái của sườn chính trị nội bộ để loại ra tất cả những ứng cử viên dòng chính, chỉ còn lại Bernie Sanders, người đã không thể được tổ chức đảng Dân chủ chấp nhận. Nhưng bà cũng đã một thiếu khả năng chính trị thực tế để có thể giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Tôi không nghĩ rằng đảng Dân chủ cần một viên đạn bạc. Tôi nghĩ rằng chỉ cần một ứng cử viên trung bình đã là một cải tiến lớn so với Clinton.
H: Điều đó dẫn đến một trong những lời chỉ trích lớn của tôi về Obama: việc lập kế hoạch tìm người kế nhiệm ông. Tất nhiên những người đảng Cộng hòa đã sử dụng mọi thủ đoạn bẩn có thể dùng được. Nhưng Hillary Clinton là một ứng cử viên yếu thấy rõ.
Đ: Tôi nghĩ điều đó đúng. Tôi nghĩ rằng đó là một lời chỉ trích công bằng. Ông có thể đặt một số trách nhiệm đó cho Obama. Clinton đã không thực sự được xem xét. Obama nên đóng một vai trò lớn hơn.
Đó là “lượt của bà ấy”. Ở chừng mực nào đó, Obama còn nợ Clinton, vì lòng trung thành của bà ấy, để cho bà ấy một cơ hội, sau khi Clinton đã phục vụ có hiệu quả trong chính quyền của ông.
Tôi không nghĩ rằng họ nhận ra rằng bà ấy đã bị suy thoái như thế nào từ khi là ứng cử viên năm 2008, lúc đó Clinton vẫn còn là một ứng cử viên không hoàn toàn. Với tất cả những vụ thuyết trình gây quỹ, và việc dùng máy chủ email riêng lộ ra sau khi chiến trường đã được dọn sạch. Sau đó, lại đến những công bố email hàng tháng [của Wikileaks] đã làm thành những bản tin kéo dài đến hết phần còn lại của cuộc vận động tranh cử.
H: Tổ chức của đảng Dân chủ lãnh đạo giới truyền thông như Paul Krugman đã biện minh cho sự có thể đắc cử của Clinton. Có nên tự xét lại nội bô và tự phê bình về tính toán sai lầm đó không?
Đ: Có, nên có. Tôi không bao giờ nghĩ rằng Clinton là một chính khách tài ba. Tôi chỉ nghĩ rằng bà ấy là một ứng cử viên ít khuyết điểm hơn Bernie Sanders cho cuộc tổng tuyển cử. Tất nhiên chúng ta không có một cuộc thử nghiệm những điểm yếu chưa được chưa được thử thách của Sanders trong môi trường đó. Hoàn toàn đúng là những người tin Hillary Clinton sẽ là một ứng cử viên khá, thậm chí ứng cử viên mạnh, cần phải suy nghĩ tại sao suy nghĩ tập thể đó dẫn đến cái sai. Đổ lỗi tất cả cho Nga và FBI chưa đủ. Lý do lớn nhất mọi thứ đã đi sai là sự lựa chọn của riêng Clinton và những nhược điểm của bà ấy.
H: Khối Tự do chế diễu nhóm người bảo thủ tôn sùng quá khứ. Tuy nhiên, như ông đã nhăn nhó nhận định trong cuốn Audacity, họ – khối Tự do – cũng hành động như thế.
Đ: Khối Tự do cũng làm điều đó, và ở một mức độ lớn hơn nhiều. Nhóm bảo thủ thoải mái hơn khối tự do khi ủng hộ người lãnh đạo đang nắm quyền lực. Khối tự do sẽ chỉ ủng hộ bạn sau khi bạn đã ra khỏi chính trường. Đó là những gì đã xảy ra với ông Obama. Khối tự do có khuynh hướng lãng mạn hoá quá khứ, và thất bại của người lãnh đạo trong quá khứ. Cuốn Audacity có một phần viết về việc này từ Roosevelt đến Bill Clinton.
H: Tôi cho rằng Trump là người theo chủ nghĩa Mác, như trong lời của Groucho Marx: “Bạn sẽ tin ai, tôi hay con mắt nói láo của bạn?” Trump trắng trợn mâu thuẫn với những điều hàng triệu người đã thấy ông ta nói trên truyền hình, ví dụ trong cuộc họp báo ông ta đã kêu gọi Nga xâm nhập máy chủ email của Hillary Clinton.
Đ: Điều đó hoàn toàn đúng. Chúng ta thấy những sự kiện hàng ngày đang làm khánh kiệt niềm tin, vì thế chúng ta hoàn toàn không có khung tham chiếu để suy nghĩ nữa. Mọi người đang cố hiểu những gì đang xảy ra. Chúng ta không biết mình có nắm vững tình hình hay không. Có một yếu tố trò hề và giải trí về Trump, điều đó làm cho nó không thực và khó hiểu là ông ta giả vờ tới mức nào để thủ vai một tên phát xít hay một người độc tài. Đó có phải là một màn kịch? Nó thực đến mức độ nào?
Có một cuộc tấn công vào khả năng nhận chân thực tế của chúng ta; điều này khiến nó trở nên khó để hiểu được những gì trước mắt. Và nó có thể là chúng ta sẽ có hành động thái quá. Có thể là những trò hề và giải trí là phần lớn hơn trong những gì đang xảy ra so với điều chúng ta đã cho phép. Và Trump, chính ra là một người làm trò mua vui muốn được chú ý, và một người ăn nói bừa bãi, và tất cả nó sẽ ít hơn điều chúng ta nghĩ. Đó là một cái gì đó mà chúng ta phải coi như một sự có thể; chúng ta không biết.
H: Không còn gì để nghi ngờ, những người như Michael Flynn và John Bolton là đáng sợ, đúng không?
Đ: Họ đáng ngại. Giỏi lắm chủ nghĩa Trump sẽ là một phiên bản cánh cực hữu của đảng Cộng hòa cũ.
H: Tôi hài lòng vì Obama và Eric Holder đã nói họ sẽ tấn công những xếp đặt gian lận phi dân chủ của đảng Cộng hòa sau nhiệm kỳ tổng thống của Obama. Ông còn muốn thấy bất cứ điều gì khác Obama sẽ làm khi Trump đã vào Cánh Tây của toà Bạch Ốc không
Đ: Tôi nghĩ rằng ông ấy nên lãnh đạo phe đối lập.
Alexander Bisley là một nhà báo từng đoạt giải thưởng; ông viết về chính trị, thể thao và nghệ thuật.
© DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Can Barack Obama’s legacy survive? New York Magazine’s Jonathan Chait on what Obama did right and wrong, and what will last, in this ‘moment of peril’. Alexander Bisley
Macleans. December 18, 2016.
NƯỚC MỸ
Nước Mỹ như guồng máy
Một guồng máy khổng lồ
Đặt nằm trên lãnh thổ
Một lãnh thổ bao la
Đảng cho dầu Dân chủ
Hay là đảng Cộng hòa
Cũng đều chỉ tên gọi
Vì đều đảng tự do
Nên dầu Kennedy
Hay cho dầu là Bush
Hay dẫu là Nixon
Cũng có gì thay đổi
Dù Clinton thất bại
Dù Trump mới lên
Chỉ khác nhau tiếng động
Đâu khác nhau cái nền
Trong guồng máy khổng lồ
Cá nhân như ốc vít
Luôn tháo ráp tự do
Không làm thay guồng máy
Dù đó là Tổng Thống
Dù đó là công dân
Lắp vào hay tháo bỏ
Nó vẫn luôn chạy trơn
Nó chạy toàn tự động
Không có ai cầm quyền
Kiểu cầm quyền độc đoán
Như ông chủ tối cao
Nó chạy như vô thức
Nhưng ý thức luôn cần
Nó đứng đầu thế giới
Nhưng không hề bao sân
Ấy tự do là vậy
Nước Mỹ hay vạn phần
Nó như là thế giới
Khiến mọi sự cân phân
Từ Thế chiến thứ nhất
Đến Thế chiến thứ hai
Cả thời chiến tranh lạnh
Nước Mỹ có mặt hoài
Trong chiến tranh Triều Tiên
Hay Việt Nam cũng thế
Rồi chiến tranh Trung Đông
Khi nào Mỹ cũng có
Nó không nhằm xâm lăng
Mà luôn đi can thiệp
Vừa bỏ tiền của ra
Vừa bỏ cả xương máu
Có nhiều người chưởi Mỹ
Có lắm người khinh khi
Nhưng Mỹ vẫn là Mỹ
Sự đời đâu khác đi
Nước Mỹ quả nhân văn
Mang tội danh Đế quốc
Nhưng mấy ai nào hiểu
Cũng chẳng cần thanh minh
Bây giờ đến Trump
Hẳn nhiên thời đại mới
Obama qua rồi
Tất Trump tiến tới
Obama da đen
Vẫn lên làm Tổng Thống
Làm sáng ngời Lincoln
Ai chưởi kỳ thị Mỹ
Dẫu là đen hay màu
Vẫn con người vĩ đại
Vẫn đầy lòng nhân ái
Vẫn tinh thần nhân văn
Bây giờ tới Trump
Hoàn toàn là da trắng
Ăn nói luôn thẳng rẳng
Nước Mỹ tiến lên chăng
Cả thế giới nhìn vào
Khi Trump chiến thắng
Bằng đầu óc kinh doanh
Biết đâu thay đổi hẳn
Thật hoan hô nước Mỹ
Đất nước đáng tự hào
Toàn con người thực tế
Chẳng khi nào tào lao
Đấy tinh thần thực dụng
Trong đầu óc nhân văn
Dẫu nhiều khi chao đảo
Vẫn lấy lại thăng bằng
Chính trị Mỹ thực dụng
Không bao giờ đóng băng
Chẳng khi nào ảo tưởng
Mà luôn mãi cân bằng
Cân bằng cùng thế giới
Trong cuộc đời nhân văn
Đấy con đường phát triển
Con đường hoài thẳng băng
Dù ai lên Tổng Thống
Clinton hay Trump
Cũng trong guồng máy Mỹ
Có gì đâu phập phồng
DẶM NGÀN
(23/12/16)