Sự phô trương sức mạnh của Trump với Bắc Hàn có vấn đề: Kim Jong-un chẳng có gì để mất

Tom Phillips và Justin McCurry | DCVOnline

Chiến lược gửi hải quân Hoa Kỳ và tấn công Syria với Afghanistan chỉ có thể nâng cao quyết tâm làm vũ khi hạt nhân của Bình Nhưỡng (Pyongyang).

Cách Donald Trump đối phó với người lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un dường như chỉ làm cho ông ta quyết tâm hơn trong tham vọng làm vũ khí hạt nhân của mình. Nguồn ảnh: Wong Maye-E / AP

Trước cuộc thử hoả tiễn mới nhất của Bắc Hàn, Donald Trump đã chiến đấu để thuyết phục Kim Jong-un, ông đi gây sự với một tên tội phạm.

Tổng thống Hoa Kỳ đã dập Syria với 59 hoả tiễn Tomahawk và sau đó ra lệnh cho một đoàn tàu chiến tiến vào vùng biển quanh bán đảo Đại Hàn. Ông đã bỏ một quả bom ngoại tổ của tất cả bom ở miền đông Afghanistan và bắn tin quan điểm của ông cho mọi người biết.

“Bắc Hàn đang kiếm chuyện” là tin nhắn của Tổng thống Hoa Kỳ hồi tuần trước khi chuyên viên kỹ thuật của Kim đã chuẩn bị những bước cuối cùng cho cuộc thí nghiệm, thất bại nhưng đầy thách thức, vào Chủ nhật tuần rồi.

Nhưng giới chuyên gia nói rằng hành động mới nhất của Bình Nhưỡng đã nhấn mạnh những nỗ lực của ông tỷ phú để bắt nạt Kim Jong-un trong việc từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình là vô ích.

John Delury, một chuyên gia về Bắc Hàn ở Đại học Yonsei ở Seoul, nhận định,

“Có vấn đề khi chơi lá bài đe dọa quân sự trong canh phé với Bắc Hàn vì họ có xu hướng tố ngược lại. Tôi không nói họ đã thí nghiệm vì những đe dọa. Nhưng việc đưa một đoàn quân tấn công của hải quân tới không giúp gì nếu mục tiêu của bạn là ngăn chận cuộc phóng hoả tiễn thí nghiệm. Nó chỉ làm tăng khả năng họ làm tới.”

Những người ủng hộ Trump tuyên bố chiến lược của ông trong việc phô trương trình ngoạn mục về sức mạnh quân sự để bắt nạt người độc tài Bắc Hàn và thuyết phục Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, phải làm áp lực với đồng minh của mình đã thành công.

Daniel Blumenthal, một chuyên gia Trung Quốc từ Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, một nhóm chuyên gia cố vấn bảo thủ nhỏ, nói, “Phô trương sức mạnh của Mỹ là việc quan trọng.” Ông đã lập luận bằng tin bắn, miêu tả các cuộc bắn hoả tiễn vào Syria và bỏ bom ở Afghanistan là “một thông điệp gửi cho Xi và Kim.”

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un duyệt binh tại một địa điểm không được tiết lộ. Nguồn ảnh: STR / AFP / Getty Images

Một số trong giới quan sát đã chỉ ra một bài xã luận gần đây trong một tờ báo do đảng kiểm soát, tờ Global Times, là bằng chứng cho thấy Trump đã thuyết phục Bắc Kinh kiềm chế Kim Jong-un bằng cách tăng cường các biện pháp trừng phạt.

Delury, tuy nhiên, cho biết không có bằng chứng cho thấy Xi đã chuẩn bị để làm gì hơn là “tăng một số biện pháp trừng phạt đây kia một chút. Tờ Toàn cầu Thời báo tha hồ viết tất cả các bài xã luận họ muốn nhưng cách đối phó của Trung Quốc về vấn đề này là nhất quán.” Ông nói thông điệp của Bắc Kinh gởi cho Trump rõ ràng là “Bình tĩnh đi!”

Trên thực tế, Delury tuyên bố chủ nghĩa hù doạ và sử dụng sức mạnh thất thường của ông Trump chỉ tăng cường quyết tâm của Kim trong việc phát triển một hệ thống ngăn chặn hạt nhân có hiệu quả có thể giúp ông tránh được số phận của Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi.

“Nó (việc phô trương của Trump) thực sự chỉ là chơi trò chơi của Bình Nhưỡng. Đó là một sự lãng phí thời gian và chính quyền của Trump nên chọn đi một con đường hứa hẹn hơn để giải quyết vấn đề … Vì họ không có gì để mất và chúng ta lại có mọi thứ để mất, nên họ thắng trong tất cả những cuộc đá gà.”


Bắc Hàn phô trương ‘vũ khí mới’ trong cuộc diễn binh

Leonid Petrov, một chuyên gia về Bắc Hàn tại Đại học Quốc gia Úc, nói rằng với việc phóng hoả tiễn lần mới đây là “thông điệp của Bắc Hàn nói dù Hoa Kỳ có lên gân cỡ nào đi nữa họ cũng sẽ không từ bỏ chương trình làm hoả hiễn hạt nhân của họ.”

Petrov nói ông không ngạc nhiên khi Kim Jong-un đã chọn không kỷ niệm 105 năm ngày sinh của người thành lập nước Bắc Hàn, ông nội của ông, Kim Il-sung, nằng một cuộc thí nghiệm hạt nhân lần thứ sáu như dự định.

Ông Petrov nói, “Với những thiệt hại vật chất có thể gây ra cho các khu vực gần đó, thì một cháu nội trung thành, hiếu thảo không thể yêu cầu thử nghiệm hạt nhân vào một ngày tốt đẹp như vậy.”

Nhưng khi cuộc thí nghiệm đó thực sư xẩy ra, nó sẽ chứng minh đó là điểm quyết định cho cách đôi phó hung hăng của Trump đối với Bắc Hàn. Petrov nói,

“Nếu Mỹ phản ứng bằng một cuộc tấn công, điều đó có thể khẳng định những tuyên bố của Kim rằng ông đang bị các lực lượng thù địch bao vây quyết tâm tiến hành cuộc tấn công phủ đầu.”

“Khoảnh khắc của sự thật đối với Hoa Kỳ sẽ là liệu họ có tấn công [để trả miếng với một cuộc phóng hoả tiễn hạt nhân thí nghiệm] và kích hoạt lại cuộc chiến tranh ở Bắc Hàn, đánh mất an ninh của Nam Hàn, hoặc ngừng lại và để lộ sự yếu kém của họ.”

Petrov đặt câu hỏi, “Hoa Kỳ sẽ làm gì? Rút lui, cứ quanh quẩn trong vùng hay tấn công? Quả bóng đang ở trong sân của người Mỹ.”

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Trump’s North Korea sabre-rattling has a flaw: Kim Jong-un has nothing to lose. Tom Phillips in Beijing and Justin McCurry in Tokyo. The Guardian. Sunday 16 April 2017.

2 Comments on “Sự phô trương sức mạnh của Trump với Bắc Hàn có vấn đề: Kim Jong-un chẳng có gì để mất

  1. XÃ HỘI NGƯỜI MÁY

    Một xã hội chỉ toàn người máy
    Chỉ một người điều khiển đủ rồi
    Đó là cái máy cái thôi
    Còn bao máy khác chỉ đều vô tri

    Đấy cái xứ Triều Tiên là vậy
    Cả triệu người như chỉ một người
    Khi nào máy cái sụm rồi
    Coi như chiến thắng khỏi ngồi mà la

    Nhưng nó sụm lại thay cái khác
    Đường dài ngoằng có dứt được gì
    Nên thua là phía Hoa Kỳ
    Đâu thua ở Ủn lẽ gì khác hơn

    Bởi với Ủn có gì để mất
    Toàn máy thôi có mất điều nào
    Thắng thì được tiếng anh hào
    Mất thì dân nước ào ào hi sinh

    Nên sự việc quả tình rất khó
    Ai vào đây can thiệp được nào
    Ở ngoài chỉ nói tào lao
    Nó nồi canh hẹ dễ nào vào trong

    Thành vũ khí hạt nhân tiến tới
    Tiến tới hoài Mỹ phải đành thua
    Coi như thế giới của chùa
    Hơi đâu riêng Mỹ phải vùa mà lo

    Còn Trung Quốc còn Nga chẳng hạn
    Có dẫu gì cũng thuộc ”phe ta”
    Chiến tranh lạnh đã tưởng qua
    Nhưng rồi nó lại tà tà ấm lên

    Thôi thế sự đã thành như thế
    Biết khi nào mới sẽ vượt qua
    Vẫn toàn ngôn ngữ sa đà
    Mỹ ”Thằng đế quốc” có nào khác đâu

    Cả Trung Quốc Triều Tiên đều vậy
    May chi Nga giờ chắc khá rồi
    Chỉ do ông Mác ngày nào
    Đưa ra bản vẽ ối dào là vui

    Bản vẽ ấy ông Lê thực hiện
    Xây dựng nên tròn bảy mươi năm
    Tuy nay nó đã sụm rồi
    Nhưng nền móng cũ có hồi nào lay

    Giờ thật sự Cuba đã hết
    Nhưng Triều Tiên cứ lại vẫn còn
    Toàn là người máy vô hồn
    Hạt nhân trang bị thôi còn nói chi

    Nên chắc hẳn có gì mà sợ
    Dầu xảy ra Thế chiến hạt nhân
    Bởi giàu như Mỹ phân văn
    Chớ nghèo như kiểu Triều Tiên sợ gì

    Đó triết lý của chàng Kim Ủn
    Nói nhau nghe chút đỉnh mà chơi
    Dẫu mà thế giới bồi hồi
    Khó điều Thế chiến hạt nhân nổ ào

    Nay chính Trump cũng nhào ích kỷ
    Nhằm Mỹ lên biết Mỹ mà thôi
    Nên chi sự thể càng tồi
    Cái ‘Thằng đề quốc’ hết hồi như xưa

    Bởi chương trình vốn hoài cài đặt
    Triều Tiên giờ có kẹt điều chi
    Toàn dân ôm mộng khác gì
    Trước kia mộng ảo nay thì hạt nhân

    Càng hô tợn ”người anh vĩ đại”
    Phải cùng mình nhất thiết tiến lên
    Đánh cho ”Đế quốc” lăn kềnh
    Hạt nhân cũng mặc miễn mình vinh quang

    NGÀN DẶM
    (19/4/17)