Khủng bố và bình thường mới ở Paris
Leah McLaren | DCVOnline
Cuộc tấn công khủng bố mới nhất có ý nghĩa gì trước cuộc bầu cử tổng thống của Pháp.
Phong cảnh Paris, đã rất quen thuộc với những vòng xoáy của những kiểu bánh ngọt, kiến trúc Beaux-Arts và những người đô thị Pháp xinh đẹp, đã bị bạo lực tàn phá trong những năm gần đây. Ngày nay, ở mỗi giao lộ bận rộn và trên các cạnh của những công trường được chăm sóc chu đáo đều có một người lính trong áo trận mệt mỏi ôm trong tay một khẩu súng máy và nghi ngờ kiểm soát đám đông.
Nó khá căng thẳng đối với khách thỉnh thoảng ghé thăm, nhưng hầu hết cư dân của thủ đô nước Pháp đã được học cách chấp nhận nó. Tuần trước một người bạn dân Paris, bên ly cà phê, nhún vai nói, “Nó làm cho mọi người cảm thấy an toàn hơn và rất tốt cho du lịch.” Cô đã ngồi ở Marais, khu phố lịch sử của người Do Thái và của làng đồng tính, một thánh địa cho dân du lịch và như vậy thường là một mục tiêu chính cho những cuộc tấn công trong tương lai. “Bây giờ lính và cảnh sát ở khắp mọi nơi, rồi sẽ quen đi. Thật đáng buồn nhưng đó là Paris năm 2017.”
Kể từ cuộc tấn công ở Charlie Hebdo khét tiếng năm 2015, 238 người đã bị giết chết vì bọn khủng bố ở Kinh đô Ánh sáng. Hôm qua xảy ra chuyện một sát thủ đã nổ súng vào xe cảnh sát ở Khải hoàn Môn giết chết một sĩ quan và làm bị thương hai người khác trước khi bị cảnh sát bắn chết trong khi chạy trốn khỏi hiện trường – thật ngạc nhiên nhưng không phải là chuyện bất ngờ.
Trước cuộc bỏ phiếu vòng đầu vào Chủ Nhật sau một cuôc vận động tranh cử kéo dài và mệt mỏi, Pháp là một quốc gia đang nằm ở móc căng. Câu hỏi vĩnh cửu về chính trị “Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai?” đã được thay thế bằng một sự bấp bênh hơn: “Chuyện gì sẽ xảy ra hôm nay, trong giờ tiếp theo, hoặc thậm chí trong năm phút sắp tới?” Và dĩ nhiên, đây là điều bất định có thể làm lệch cán cân trong cuộc bầu cử. Câu hỏi duy nhất là, nó sẽ lệch như thế nào?
Cho đến ngày hôm qua, cuộc vận động tranh cử năm 2017 là một cuộc đua sát nút trong lịch sử. Bốn ứng cử viên hàng đầu – Marine Le Pen, người đứng đầu bên cánh phải thuộc Mặt trận Quốc gia; người lãnh đạo độc lập trung tả Emmanuel Macron; cựu thủ tướng Francois Fillon, có kinh nghiệm, nhưng đầy tham vọng; Và ứng viên cánh tả Jean-Luc Mélenchon – tất cả đều trong khoảng cách có thể bắt kịp Macron và Le Pen ở vị trí đầu tiên và thứ hai trong những cuộc thăm dò ý kiến.
Và rồi, đêm qua trong cuộc tranh luận truyền hình trực tiếp có mặt tất cả các ứng cử viên tổng thống, thì có tin về cuộc nổ súng tại Champs-Élysées. Các ứng cử viên chỉ biết tin về sự vụ qua đài phát thanh, ngay sau khi nó xẩy ra, trong thời gian thực, và vội vã tìm vị thế để phản ứng.
Thời gian – cũng như địa điểm (Champs-Élysées là nơi tu hút khách du lịch chính) – cho thấy việc tấn công này nhằm phá hoại và có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử sắp tới.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng ông tin rằng vụ việc có “liên quan với khủng bố” và ISIS đã nhận trách nhiệm, nói thủ phạm là người của họ (sát thủ đã được cảnh sát nhận diện nhưng chưa nêu tên).
Le Pen, người đã dành cả cuộc vận động để tuyên truyền chống nhập cư, chống đa văn hóa và chống chủ nghĩa tuyệt đối tin vào Hồi giáo, đương nhiên thấy vụ nổ súng là một cơ hội để cổ động cho lập trường của mình, đã mất trớn trong những ngày cuối cùng của cuộc vận động. Le Pen kết luận trong buổi tranh luận, “Lỏng lẻo đã quá đủ, và ngây thơ cũng đủ rồi.” Fillon tuyên bố, “Cuộc chiến chống lại khủng bố phải là ưu tiên tuyệt đối của vị Tổng thống Pháp săp tới.” Ông đề nghị bất cứ đang bi cảnh sát theo dõi vì khủng bố (như tay sát thủ vửa nổ súng ở Khải hoàn Môn) phải được bao vây và bắt giữ. Cả Le Pen và Fillon cũng đã kết thúc cuộc vận động của họ sớm hơn vì cuộc khủng bố, và đã kêu gọi tất cả các ứng cử viên khác làm như vậy.
Macron chia buồn với gia đình những cảnh sát bị sát hại và bị thương đồng thời lên án hành động này, nhưng một sự kiện như vậy lại không giúp gì cho cộc vận động của ông. Trong vị trí là ứng cử viên thất thế và đựng giữa, Macron tương đối ít kiAll Postsnh nghiệm so với những đối thủ của ông và được xem là yếu về mặt bảo vệ an ninh.
Hồi giáo hiếu chiến và khủng bố đã được coi là một vấn đề trung tâm nếu không phải là vấn đề duy nhất trong cuộc vận dộng tranh cử ở Pháp. Các chủ đề chính khác trong cuộc tranh luận là sự bất ổn về kinh tế của EU, khủng hoảng người di cư và nạn thất nghiệp.
Mặc dù nhiều người trong giới bình luận đã tiên đoán rằng cuộc tấn công đêm thứ Năm sẽ giúp cho Le Pen, những người khác tin rằng thành phần ủng hộ cơ sở của bà, dù rất nhiệt thành, chỉ khoảng 25% và không thể tăng hơn. Ngay cả khi Le Pen thắng ở vòng đầu phiếu đầu tiên hơn cả Macron, phần lớn các nhà phân tích dự đoán bà sẽ không thể thắng cử tổng thống.
Nếu Macron mất phiếu như tiên đoán thì cả Fillon và Mélenchon sẽ có lợi, có một cơ hội tốt. Cả hai đều là những chính khách giàu kinh nghiệm từ hai phía đối cực trong chính trường nước Pháp, và chắc chắn sẽ hy vọng sẽ quảng cáo mình là người vững tay lèo lái nước Pháp trong thời kỳ hỗn loạn.
Dĩ nhiên, người ta ngại rằng cuộc tấn công có thể làm giảm số cử tri đi bầu. Tuy nhiên, chính phủ đã nói rằng lực lượng an ninh đã được huy động để đảm bảo công dân có thể bỏ phiếu một cách an toàn trong ngày đầu phiếu vào Chủ Nhật.
Vận động tranh cử và công bố kết quả thăm dò phải ngưng từ nửa đêm thứa Sáu cho đến khi các địa điểm bỏ phiếu đóng cửa vào cuối tuần. Cuộc bỏ phiếu ngày Chủ nhật sẽ được tiếp tục bằng cuộc bỏ phiếu chung quyết giữa hai ứng cử viên nhiều phiếu nhất vòng đầu.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Terrorism and the new normal in Paris. Leah McLaren, MacLeans, April 21, 2017.