Vào lúc quốc gia bị chấn thương chúng ta không nên quá khích
Jonathan Romain | DCVOnline
Có sự cám dỗ để phản ứng với cuộc tấn công ở Manchester bằng những lời kêu gọi trả thù. Dưới đây là một số lựa chọn thay thế tốt hơn.
“Với thời gian và sự giúp đỡ, chúng ta có thể đối phó với cú sốc cá nhân và chúng ta có thể vượt qua được chấn thương cá nhân, nhưng sợ hãi lớn nhất của chúng ta là cấu trúc xã hội trật đường rầy.” Darren Staples / Reuters
Người đặt bom ở Manchester không chỉ muốn giết những người đi nghe nhạc pop, nhưng hắn cũng nhắm vào bạn và tôi. Anh ấy muốn làm cho chúng ta lo lắng về việc đi đến một trung tâm mua sắm ngày hôm nay hoặc đi xem FA Cup tại Wembley vào thứ bảy này. Vũ khí ưa chuộng của hắn là những phản ứng cảm xúc mà chúng ta đang cảm nhận và đó là điều mà hắn ta đang cố kích động.
Những cảm xúc như kinh hoàng: khi thấy mạng sống bị chấm dứt, các vết thương trên cơ thể, những gia đình đổ vỡ. Hay sợ hãi: có thể lần tới là chúng ta là người trong cuộc, là người được khiêng đi trong túi đựng xác. Hoặc giận dữ: rằng tại sao một người có thể làm một điều như vậy và “lấy cảm hứng” tự một hệ tư tưởng chính trị hoặc tôn giáo.
Cũng có sự oán giận rằng cuộc tấn công buộc chúng ta phải đánh giá lại các hành động hàng ngày của mình cho đến nay: đi xe buýt không có an toàn không? Có thể tốt nhất là không đưa con em đến một khu vui chơi giải trí?
Tệ nhất là ý thức trả thù gợi lên trong chúng ta, muốn đổ hết và làm tổn thương những người mà chúng ta – tuy thiếu bằng chứng – nhưng vẫn liên kết họ với với kẻ đặt bom; đồng thời, chúng ta tự rút cầu và tìm cách cô lập chúng ta khỏi các nhóm khác với “nhóm của riêng mình”.
Cuộc tấn công ở Manchester đã xẩy ra như thế nào
Tất cả những phản ứng này có điểm chung là phản ứng tiêu cực, và mặc dù hoàn toàn có thể hiểu được, chúng làm chúng ta yếu hơn là làm chúng ta mạnh. Chúng ta đang được đua viên thuốc ddooojc bọc đường và nên từ chối không uống nó.
Điều cần thiết là sự bảo đẩm ở hai bậc. Thứ nhất, bảo đảm rằng cách sống của chúng ta sẽ tiếp tục. Có thể cần phải kiểm tra an ninh hơn nữa, nhưng các phòng hòa nhạc vẫn sẽ hoạt động, vận tải công cộng vẫn sẽ chạy. Chúng ta muốn có một ngày mai và chúng ta muốn nó giống với ngày hôm nay.
Thứ hai, đảm bảo rằng các giá trị của chúng ta vẫn còn nguyên vẹn. Xã hội vẫn sẽ dựa trên luật pháp và công lý. Các sự kiện giữa nhiều cộng đồng và sự đối thoại giữa các tôn giáo vẫn được tiến hành, các sự kiện xã hội và văn hoá sẽ vẫn phát triển. Làm những điều cao quý, nói sự thật, yêu thương những người hàng xóm như yêu mình – tất cả sẽ vẫn tồn tại.
Với thời gian và sự giúp đỡ, chúng ta có thể đối mặt với cú sốc cá nhân và chúng ta có thể vượt qua được chấn thương cá nhân, nhưng những gì chúng ta sợ nhất là cấu trúc xã hội của chúng ta bị trật đường rầy và mất đi tất cả mọi thứ mà hàng trăm năm tiến bộ từng bước đã đạt được.
Chúng ta biết chúng ta không cô đơn: New York phải đối phó với 9/11, Paris đã kinh qua Charlie Hebdo, và nhiều người khác đã phải đau khổ và sống sót. Giữa cảnh khốn cùng vẫn có những tia sáng. Như thủ tướng của Na Uy, Jens Stoltenberg, tuyên bố sau vụ bắn vào học sinh năm 2011: “Mấy người sẽ không hủy diệt chúng tôi. Không ai có thể ngăn cản Na Uy là chính mình.” Và ông thề rằng câu trả lời với khủng bố sẽ là “dân chủ, cởi mở hơn, nhân đạo hơn”. Nó đã được dân chúng lặp đi lặp lại rằng: chúng ta sẽ không thay đổi cách sống của chúng ta, chúng ta sẽ coi kể điên khùng thủ phạm của vụ giết người như là một ngoại lệ và không để cho y thay đổi các quy tắc xã hội.
Nó có thể khác đi: thay vào đó là đi tìm người để đổ tội, đổ lỗi cho người nhập cư hoặcchính mình. Đó là một ví dụ một quốc gia bình tĩnh, cùng nhau giải quyết vấn đề và tin vào công ích.
Cũng cần phải nhớ rằng sức mạnh lương thiện thường bị đánh giá thấp. Trong cuộc tấn công khủng bố gần đây trên cầu Westminster, chỉ có một tên khủng bố, nhưng lại có hàng ngàn người đã đến cứu giúp, an ủi, chăm sóc y tế, và góp tiền để tưởng niệm PC Keith Palmer, viên cảnh sát đã bị giết.
Manchester Arena sẽ không phải là vụ khủng bố cuối cùng, và, đáng buồn khi dự đoán, sẽ còn nhiều mạng sống sẽ mất đi và sẽ có nhiều gia đình người quá cố sẽ được tạo ra ở các vùng khác của đất nước. Riêng từng người, sẽ vẫn còn đau khổ, nhưng, chung chung, nếu chúng ta có thể giữ gìn giá trị và ngăn chặn cảm xúc không để nó chuyển hướng chúng ta, những cuộc khủng bố sẽ không có hiệu quả trong mục đích lớn hơn của họ là thay đổi con người chúng ta và cách chúng ta cư xử.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: At a time of national trauma, we must not lash out. Jonathan Romain, The Guardian, May 23, 2017.