Việt Nam đang ở vị trí quan trọng để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc
Matthew Tostevin | DCVOnline
HÀ NỘI (Reuters) – Việt Nam khó có thể mong đợc nhiều hơn nữa: một tàu chiến Hoa Kỳ thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, một cuộc họp tại Toà Bạch Ốc và sáu tàu tuần tra bờ biển mới.
Tất cả đều là những dấu hiệu của một cam kết của Mỹ mà Việt Nam lo sợ đang suy yếu dưới thời tổng thống Donald Trump cũng như khi quốc gia này trở thành một đối thủ mạnh mẽ nhất ở Đông Nam Á trước tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.
Nhưng sự không chắc chắn về sự hỗ trợ bền vững của Hoa Kỳ và lo ngại khi dựa vào bất kỳ đồng minh nào, Việt Nam cũng đang cẩn thận gầy dựng mối quan hệ với kẻ thù cổ đại Trung Quốc. Ông Trần Công Trực, cựu Chủ tịch Ủy ban Ranh giới quốc gia, người đã nhiều năm bảo vệ các yêu sách hàng hải của Việt Nam nói,
“Việt Nam không muốn thấy sự mất cân bằng quyền lực trong khu vực có thể dẫn đến chiến tranh.”
Cuộc gặp với ông Trump hôm thứ Tư tuần tới là một thắng lợi lớn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sẽ là người lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Toà Bạch Ốc dưới chính quyền mới.
Nó là kết quả của các cuộc gọi, thư từ, liên lạc ngoại giao và các cuộc thăm viếng cấp dưới bắt đầu từ rất lâu trước khi Trump nhậm chức tại Washington, nơi mà Việt Nam vẫn giữ một người vận động hành lang với giá 30.000 đô la một tháng.
Điều quan trọng tượng trưng đối với Việt Nam trong tuần này là tàu chiến Hoa Kỳ đi gần hòn đảo nhân tạo được Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông, nơi mà tuyên bố chủ quyền quá lớn của Bắc Kinh đang bị Việt Nam và bốn quốc gia khác tranh chấp.
Giới chức Việt Nam và các ngoại giao đoàn nước ngoài quen thuộc với vị trí của Hà Nội cho hay Việt Nam đã vận động hành lang cho những gì họ gọi là “tự do hàng hải”.
Tiếp tục nhấn mạnh sự ủng hộ Việt Nam, Hoa Kỳ đã giao sáu tàu tuần tra bờ biển cho Việt Nam trong tuần này.
Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius nói: “Sự thịnh vượng trong tương lai của Việt Nam phụ thuộc vào môi trường biển ổn định và bình yên.”
Tiếng nói đơn độc
Những lời tuyên bố như vậy giúp giảm bớt mối quan tâm ở Việt Nam, tiếng nói đơn độc thách thức Bắc Kinh ở Biển Đông, đặc biệt kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tiến gần đến Trung Quốc hơn.
Quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được củng cố dưới chính quyền của ông Obama, nhưng thậm chí còn quan trọng hơn là Hiệp định Thương mại Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việt Nam đã thất vọng khi Trump bỏ hiệp ước này và tập trung chính sách thương mại vào việc giảm thâm hụt – thặng dư 32 tỷ USD của Việt Nam với Mỹ, thâm hụt thương mại lớn thứ sáu của Mỹ trong năm ngoái.
Việt Nam càng thêm bỡ ngỡ trước sự gần gũi gần đây của Trump với Chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping trong nỗ lực giải quyết chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
Ông Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Đại học New South Wales, nói: “Sự ám ảnh vì Bắc Hàn đã làm cho Việt Nam lo lắng rằng vấn đề Biển Đông sẽ bị bỏ quên.”
Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Katrina Adams nói “Quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Việt Nam là một thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.”
Tuy nhiên, cựu quan chức cao cấp của Mỹ cho biết Trump có thể sẽ than phiền với thủ tướng của Việt Nam về mức độ thặng dư thương mại. Theo kế hoạch ngân sách của Trump, Việt Nam cũng có thể tìm thấy các khoản viện trợ quân sự của Hoa Kỳ trở thành các khoản cho vay.
Trước tình hình bất ổn kể từ khi Trump nhậm chức, Hà Nội đã chú ý nhiều đến Bắc Kinh cũng như Washington.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang kết hợp chuyến thăm cấp nhà nước với sự có mặt của ông tại hội nghị thượng đỉnh Vành đai à Xa lộ của Trung Quốc. Chủ tịch Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người được coi là người có quyền lực nhất ở Việt Nam, có mặt ở Bắc Kinh vài ngày trước lễ nhậm chức của Trump.
Sau cả hai chuyến thăm đó, hai nước đã nhấn mạnh sẵn sàng giữ hòa bình ở Biển Đông, nơi có thương mại khoảng 5 nghìn tỉ đô la đi qua mỗi năm.
Lực lượng tuần duyên Việt Nam đã cử tàu đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên vào đầu tháng này.
Trực nói, “‘Vừa hợp tác vừa chiến đấu’ là một chính sách thực tiễn. Việt Nam không bao giờ quỳ gối hay đầu hàng trước khi Trung Quốc vi phạm các quyền hợp pháp của Việt Nam, nhưng nó không cho Trung Quốc có lý do gì để sử dụng sức mạnh của họ để tạo ra xung đột.”
Hoạ đồ về tuyên bố chủ quyền tròng chéo ở Biển Đông, bấm vào A turf war on the South China Sea. Họa đồ về thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam, bấm vào: US-Vietnam Trade
(Bản tin bổ túc của Mai Nguyễn ở Hà Nội, Greg Torode ở Hồng Kông, David Brunnstrom và Mike Stone ở Washington, Nick Macfie biên tập)
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: Vietnam is in a pivotal position as it balances the US and China. Matthew Tostevin, Reuters, May 26, 2017.
Tất cả TT Mỹ đều làm chuyện ruồi bu, có làm cho lắm cũng không rứt được VC ra khỏi ảnh hưởng của Tàu vì VC luôn luôn coi Tàu là cha mẹ rồi.