Chuyến đi Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Cộng sản Việt Nam

Prashanth Parameswaran | DCVOnline

Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc (L) and Japanese Prime Minister Shinzo Abe shake hands prior to their talks in Tokyo on May 28, 2016. The two leaders agreed to enhance defense cooperation and exchanges. (Kyodo)

Xem kỹ hơn chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc trong tuần này.

Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải), trong cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ ba tại Tokyo. Nguồn ảnh: AP

Từ 4-8 tajsnnh 6, 2017, Thủ tướng CHXHCNVN Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Nhật Bản 4 ngày. Đây là cuộc thăm viếng lần thứ hai kể từ khi ông đảm nhiệm vị trí này vào tháng 4 năm ngoái, củng cố tầm quan trọng của mối quan hệ song phương với Nhật Bản, đã được nâng lên mức quan hệ đối tác tác chiến lược toàn diện vào năm 2014.

Nhật Bản và CHXHCN Việt Nam từ lâu đã có mối quan hệ ngoại giao quan trọng. Trọng tâm ban đầu của các mối quan hệ là kinh tế, và Nhật Bản đã trở thành nguồn hỗ trợ phát triển chính thức lớn nhất của Việt Nam, quốc gia đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, đối tác du lịch lớn thứ 3, và đối tác thương mại lớn thứ tư.

Nhưng trong những năm gần đây, mối quan hệ an ninh giữa hai nước ngày càng tăng, đặc biệt là vì sự quan ngại chung về tính quyết đoán của Trung Quốc ở biển phía Đông và phía Nam của Trung Hoa. Quan hệ an ninh này đã tăng lên không chỉ là những trao đổi và thăm viếng mà còn là các cuộc đối thoại thường xuyên, các cuộc ghé đến hải cảng và phát triển khả năng và chia sẻ các thực hành tốt nhất.

Động lượng của quan hệ hai nước liên tục kéo dài đến năm 2017 khi cả hai chuẩn bị kỷ niệm 40 năm quan hệ năm 2018. Tháng 2, Hoàng đế Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko đã đến thăm Việt Nam chính thức lần đầu tiên, sau chuyến thăm của chính phủ Nhật Bản do ông Shinzo Abe đại diện vào tháng Giêng. Và tuần này, ông Phúc đã bắt đầu chuyến thăm bốn ngày tới Tokyo.

Chuyến đi Nhật của Phúc sau chuyến đi gần đây của ông tới Hoa Kỳ để gặp Tổng thống Donald Trump, gồm một số cuộc họp bao với các nhân vật trong giới chính trị và kinh tế Nhật Bản, cuộc họp thượng đỉnh với Abe, một bài phát biểu quan trọng tại một cuộc họp đầu tư và tham dự Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 23 về Tương lai Châu Á.

Phần lớn chuyến thăm này tập trung vào lĩnh vực kinh tế, hai Thủ tướng Phúc và Abe chứng kiến việc bàn giao các hiệp định trị giá 22 tỷ USD sau hội nghị đầu tư vào Việt Nam, mà Phúc gọi là “lịch sử”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi giới truyền thông chú ý tới quan hệ kinh tếquan trọng này vì cả hai nước đều là thành viên của Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tương lai không rõ sau khi Trump rút lui, và Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC vào cuối năm nay.

Nhưng cũng có những tiến triển quan hệ về mặt an ninh. Ví dụ, một trong những trao đổi ghi chú của các dự án vay tiền hai bên đồng ký vào ngày 6 tháng 6, đã được Nhật Bản cam kết từ năm 2016, cho Dự án Cải tiến Khả năng An ninh và An toàn Hàng hải, và Tokyo sẽ gởi sáu tàu tuần tra tới Bảo vệ Bờ biển Việt Nam với giá trị 38.482 tỷ Yên (344 triệu USD). Và trong cuộc gặp ngày 5 tháng 6 giữa Bộ trưởng Quốc phòng CHXHCN Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và người đồng nhiệm Nhật Bản Ro Manabe, hai bên đã ca ngợi hướng hợp tác hiện tại và cam kết đưa ra một kế hoạch về tầm nhìn tương lai hợp tác quốc phòng giữ Việt Nam và Nhật Bản.

Cũng có một loạt các sự phát triển khác, mà cả hai bên đã đưa vào vào một tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của hai nước. Trong tuyên bố chung, cả hai bên bày tỏ sự hài lòng về sự “tăng trưởng mạnh mẽ, toàn diện và toàn cầu” của mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, ngay cả khi đối phó với những thách thức như chủ nghĩa bảo hộ cũng như “sự phát triển phức tạp” tiếp tục diễn ra ở biển phía Nam Trung Hoa.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: What Did the Vietnam Premier’s Japan Voyage Accomplish? By Prashanth Parameswaran, The Diplomat, June 09, 2017.