Kiểm duyệt là thừa trong “thời đại mới” của Tập Cận Bình
Louisa Lim | Trà Mi
Sự tuân theo ý thức hệ của kỷ nguyên mới hé mở một viễn tượng đáng sợ: đó cả cả hai nỗi sợ hãi của Orwell và của Huxley có thể được thực hiện cùng một lúc ở Trung Quốc dưới thời đại Tập Cận Bình.
Những đứa nhỏ ngồi trên hàng ghế gỗ nhỏ, chăm chú ý nhìn vào một màn ảnh truyền hình đang chiếu Chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping đang hùng hồn đọc diễn văn, không hợp với khung cảnh ở một vườn chơi có lâu đài hồng của trường mầm non. Màn hình trên đầu giường ở bệnh viện cũng đem hình ảnh Tập Cận Bình xen vào giữa chùm ống tiếp thuốc cho bệnh nhân. Trong trại giam, các tù nhân ngồi khoanh chân trên phản gỗ, giấy bút chuẩn bị, sẵn sàng để ghi chép khi đang xem Xi Jinping. Những cảnh tượng phi lý như thế bay tứ tung trên mạng Weibo trong suốt 205 phút Tập Cận Bình đọc diến văn tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19.
Đây là một một loại tiệc xem truyền hình mới. Chúng nóng bỏng đầy kinh ngạc và phô trương lòng trung thành, một hình ảnh ngươc trời về thời điểm của những ngày Cách mạng Văn hoá khi thói nịnh hót là cơ chế sống còn. |Vào cuối Đại hội, một từ ngữ mới đã được công bố: ‘Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Hoa trong thời đại mới’.
Thời đại mới này là một kỷ nguyên tuân theo ý thức hệ cứng nhắc được áp dụng không chỉ cho hiện tại và tương lai mà còn đi ngược về quá khứ, cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc. Như học giả David Bandurski nhận định, sự nhấn mạnh vào băng rôn khẩu hiệu của Tập Cận Bình không chỉ giới hạn ở Hoa Lục mà còn cho cả thế giới.
Những hệ quả đối với học thuật Trung Quốc thật lâu dài và sâu sắc. Bắc Kinh đang tăng tốc nỗ lực để xuất cảng sự tuân thủ ý thức hệ bằng cách buộc các nhà xuất bản phương Tây phải chặn những văn bài nhạy cảm về mặt chính trị. Những ngày gần đây, hai vụ lộn xộn đã xảy ra sau sự phản đối nảy lửa đối với Cambridge University Press, ban đầu đã đồng ý và sau đó lưỡng lự trong việc loại bỏ 300 luận văn trong kho lưu trữ của họ bên trong Trung Quốc. Trong một trường hợp mà Financial Times đã đưa tin trước nhất, Springer Nature đã chặn không cho truy cập, tại Trung Quốc, ít nhất 1000 bài báo chẳng hạn như ‘Đài Loan’, ‘Tây Tạng’ và ‘Cách mạng Văn hoá’. Springer nói với FT rằng các bài bị kiểm duyệt chỉ bằng ít hơn 1% số tài liệu của công ty.
Một vụ khác đang xẩy ra về tác phẩm của hai học giả người Ý, Claudia Pozzana và Alessandro Russo, đăng trên tạp chí Critical Asian Studies, về một trí thức Trung Quốc nổi danh Wang Hui (Uông Huy).
Hai bài báo đã đăng không có phép trên ấn bản Trung văn, một bài lại được chính Wang Hui biên tập. Trong số những phần bị loại bỏ, có một đoạn lớn của một luận văn bàn về phong trào phản kháng năm 1989 và phân tích của Wang Hui về phong trào này. Hai học giả Ý đã viết trong một bản tuyên bố,
“Bàn tay nhiệt tình cách mạng của người kiểm duyệt đã không chỉ đánh vào những điểm quan trọng trong những bài báo của chúng tôi, nhưng làm như vậy họ còn loại bỏ cơ sở của lý luận của chúng tôi.”
Điều đáng chú ý là họ kiềm chế không đổ lỗi cho Wang Hui, thậm chí những hành động của ông ta đã tẩy trắng quá khứ, như thể các sự kiện năm 1989 đã không xảy ra.
Những nghiên cứu xung quanh tư tưởng Tập Cận Bình đã bắt đầu một cách sốt sắng ở Trung Quốc. Renmin, một Đại học có uy tín ở Bắc Kinh đang đi đầu trong việc tiên phong phổ biến tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, nhưng đã có ít nhất chín cơ sở học thuật khác đang theo sát. Bộ giáo dục đang, gần như tức thời, đưa ý tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình vào chương trình tiểu học và trung học, hoặc là “vào sách giáo khoa, vào các lớp học và trong bộ não (của sinh viên)”, như Bộ trưởng Giáo dục Chen Baosheng đã nói. Đối với người lớn, theo các bản tin của tờ Hoàn cầu Thời báo, là sẽ các nhóm học tập sẽ được thành lập ở các thành phố trên khắp Trung Quốc.
Trung Quốc đã lót đường đặt móng từ nhiều năm qua. Trong tháng Năm, giới lập pháp đã sửa bộ luật dân sự để đưa hành vi hư vô lịch sử thành một tội phạm có nghĩa là phỉ báng anh hùng Cộng sản và liệt sĩ Trung Quốc, bây giờ là một hành vi phạm tội dân sự. Điều này nhắm vào bất kỳ tác phẩm nào trình bày những quan điểm không được phép về lịch sử Trung Quốc, chẳng hạn như tác phẩm của Hong Zhenkuai đặt vấn đề về câu chuyện lòng yêu nước của Năm tráng sĩ Lang Nha Sơn.
[Sử gia Hong Zhenkuai cho rằng năm tráng sĩ Lang Nha Sơn không giết được người lính Nhật nào; họ chết vì trượt chân trên đỉnh núi Lang Nha chứ không phải nhào xuống núi tự vẫn sau khi giết được vài chục người lính Nhật trong trận chiến Trung-Nhật lần thứ hai. – DCVOnline.]
Những hành động này cũng đang ảnh hưởng đến các học giả phương Tây. Trong một lần phát thanh gần đây của Little Red Podcast, Đại học Dayton Lekner của Đại học Melbourne mô tả ông đã bị an ninh nội an thẩm vấn ra sao vì nghiên cứu của ông về phong trào 1957-1959 Chống cánh hữu, trong khi học giả luật khoa Glenn Tiffert của Viện Hoover công bố nghiên cứu của ông cho thấy bằng chứng theo kinh nghiệm sự kiểm duyệt của Trung Quốc ở trong những tài liệu điện tử lưu trữ của tạp chí luật khoa để cắt bỏ bằng chứng về cuộc tranh luận trước đây về những vấn đề pháp lý.
Một học giả khác cho biết rằng khi đến thăm Trung Quốc, họ không dám gọi điện thoại cho người cộng tác ở Trung Quốc vì sợ rằng chỉ tiếp xúc như thế thôi sẽ gây ra rắc rối. Một người phương Tây cho biết, sau năm 2011 cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ có biệt danh là cuộc cách mạng hoa nhài, tên của một số loài hoa đã bị cắt xén ra khỏi tác phẩm của họ vì độ nhạy cảm chính trị của chúng. Điều đó làm tôi nhớ lại một giai thoại mà tôi được tác giả Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) kể lại vào năm 2012. Ông đã quá chán nản vì chế độ kiểm duyệt nên đã quyết định từ bỏ viết về bất cứ điều gì trừ mảnh vườn của ông. Thiên nhiên, không có gì để quở trách. Thế mà, ông đã hết vía khi công an kiểm duyệt cắt bỏ đoạn ông mô tả đàn kiến bò dọc thân cây giống như những người lính (trong một phụ lục không may, giống như một trong những tiểu thuyết vo lý của ông, mảnh vườn yêu quý của ông đã bị phá hủy khi ngôi nhà ông mới mua được bốn năm, đã bị phá bỏ để nhường chỗ cho một dự án xây dựng).
Là tác giả của một cuốn sách về di sản của Thiên An Môn, tôi thấy điều đáng chú ý là cuộc biểu tình năm 1989 đã trở thành nhạy cảm nhiều hơn – chứ không phải ít đi – theo thời gian. Nhà chức trách đã gia tăng hành động chống lại những người công khai kỷ niệm những người đã thiệt mạng ở Thiên An Môn, chẳng hạn như người hoạt động Trần Vân Phi (Chen Yunfei) đã bị xử bốn năm tù giam sau khi đến thăm mộ của một nạn nhân năm 1989. Cuộc biểu tình năm 1989, và cuộc đàn áp theo sau, phần lớn đã bị xoá khỏi bộ nhớ tập thể của người dân Hoa Lục. Còn bao lâu trước khi những người đề cập đến Thiên An Môn được coi là bọn theo chủ thuyết hư vô lịch sử?
Trong các cuộc nói chuyện tại các trường đại học ở Úc, Mỹ và châu Âu, tôi đã nhận thấy một sự thay đổi trong những câu hỏi của sinh viên thanh niên Trung Quốc trong khán giả. Khi cuốn sách của tôi đầu tiên xuất hiện vào năm 2014, họ đặt câu hỏi liệu sự đàn áp phong trào dân chủ của Bắc Kinh có khác với những cuộc đàn áp ở nơi khác hay không. Gần đây, những câu hỏi có nhiều khả năng được củng cố bằng logic duy trì sự ổn định, khoanh tròn xung quanh ý kiến cho rằng những kiến thức về năm 1989 chỉ gây hại. Hồi tháng Sáu một khán giả Trung Quốc trẻ hỏi tôi:
“Tại sao chúng ta phải nhìn lại đến thời điểm này trong lịch sử? Tại sao bà nghĩ rằng nó sẽ rất có ích cho Trung Quốc hiện tại và Trung Quốc ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ của chúng tôi? Bà có nghĩ rằng nó có thể gây hại đến những gì chính phủ Trung Quốc gọi là ‘Xã hội hài hòa’ không?”
Đàm luận như thế làm cho những phát giác sơ bộ của một bản nháp cho luận văn mới của tôi càng thích đáng hơn nữa. Luận văn này cùng viết với tác giả Yuyu Chen tại Đại học Bắc Kinh và David Y Yang tại Stanford, dường như cho thấy sự thành công của sự kiểm duyệt internet của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những nhà nghiên cứu đó đã cung cấp phần mềm vượt qua sự kiểm duyệt internet cho hơn 1000 sinh viên của hai trường đại học ở Bắc Kinh để truy cập miễn phí Mười tám tháng sau đó, gần một nửa số sinh viên đó đã không buồn sử dụng cổng truy cập internet không bị kiểm soát của họ. Trong số những người đã sử dụng nó, ít hơn 5 % duyệt các trang web tin tức nước ngoài. Một lý do cho sự hấp thu thấp này là họ tin rằng thông tin không bị kiểm duyệt như vậy là thông tin hoàn toàn không có giá trị. Óc tò mò của họ coi như đã bị triêt tiêu. Những nhà nghiên cứu kết luận rằng bỏ kiểm duyệt trên internet là không còn hiệu lực vì công dân Trung Quốc có nhu cầu rất thấp đối với thông tin chưa được kiểm duyệt.
Luận văn đó bắt đầu với một trích dẫn từ Neil Postman:
“Những gì Orwell lo sợ là những người sẽ cấm sách. Những gì Huxley lo sợ là sẽ không có lý do gì để cấm một cuốn sách, vì sẽ không có ai muốn đọc sách nữa.”
Sự tuân theo ý thức hệ của kỷ nguyên mới hé mở một viễn tượng đáng sợ: đó cả cả hai nỗi sợ hãi của Orwell và của Huxley có thể được thực hiện cùng một lúc ở Trung Quốc dưới thời đại Tập Cận Bình.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: Censorship is superfluous in Xi’s ‘New Era’. Louisa Lim, The Interpreter November 1, 2017.
KIỂU GÀ NHỐT CHUỒNG
Nghĩ mà nhục nhã nước Tàu
Đông dân thế giới có hầu làm chi
Tỷ dân cũng thảy cu li
Đều y như một có gì nói đâu !
Khác nào công nghiệp gà chuồng
Ngày ăn ba bửa y uông bày trò
Có gì độc lập tự do
Mà toàn sản phản Quản trò trên cao !
Đầu tiên thời đại họ Mao
Tỷ người co quắp đội Mao lên đầu
Đến thời của Đặng Tiểu Bình
Lại toàn cúi rạp đội Bình lên trên !
Nay thì tới Tập Cận Bình
Toàn dân Trung Quốc rạp mình hô theo
Đúng là dân tộc quả lèo
Giờ thì đội Tập vèo vèo khắp nơi !
Toàn là ô nhục trên đời
Nước Tàu văn hóa đã nhiều ngàn năm
Giờ thành gà thảy nhột lồng
Ngàn đời ai rửa non sông nhục này !
DẶM NGÀN
(03/11/17)