Trung Quốc tuyên bố chiến tranh ý thức hệ
Jinghan Zeng
Phương Tây đã sẵn sàng trước cuộc tấn công của Trung Quốc chống lại nền dân chủ tự do chưa?
Jinghan Zeng viết,
“Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 cho thấy Đảng Cộng sản đang chuẩn bị vượt qua phương Tây, không những chỉ ở những phương diện quân sự và kinh tế mà còn về thế lực ý thức hệ toàn cầu.”
Trong bài tiểu luận “Sự kết thúc của lịch sử” năm 1989, Francis Fukuyama đã chỉ ra rằng “điểm kết thúc của sự tiến hóa về ý thức hệ nhân loại và sự phổ cập của nền dân chủ tự do phương Tây là hình thức cuối cùng của chính phủ loài người.” Vào thời đó, một phong trào ủng hộ dân chủ đang nở rộ trên toàn cõi ở Trung Quốc và tưởng chừng đã chấm dứt chế độ cộng sản ở đó. Tiếp theo là sự sụp đổ của Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó đã rất quan tâm đến việc liên tục giữ vững quyền lực của họ.
Để tự cứu mình, đảng Cộng sản Trug Quốc đã ôm chầm lấy hệ thống kinh tế thị trường vào năm 1992; chính nền kinh tế thị trường đã từng được coi là nguồn gốc đưa đến phong trào ủng hộ dân chủ nội dậy vào cuối những năm 1980. Đảng cộng sản Trung Quốc hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân bằng cách cung cấp hàng hoá và vật chất. Để đẩy mạnh những thành công về kinh tế, đảng Cộng sản Trung Quốc đã khôi phục các chính sách kinh tế hầu như là chủ nghĩa tư bản và đẩy mạnh cải cách thị trường hơn nữa.
Hiểu biết thông thường khi đó cho rằng những đổi mới về thị trường (theo tư bản) sẽ làm cho ý thức hệ (cộng sản) trở thành lạc hậu. Mặc dù chủ nghĩa cộng sản vẫn thống trị, nhưng việc tạo ra một hệ thống kinh tế tư bản dường như là một điều kiện cần thiết để đảng cộng sản nắm giữ quyền lực.
Trong thực tế, điều này chưa bao giờ xảy ra. Như đã biện luận trong cuốn “The Chinese Communist Party’s Capacity to Rule” của tôi, ý thức hệ đóng một vai trò quan trọng trong việc hợp thức hoá hệ thống độc đảng của Trung Quốc.
Bên cạnh nhưng đổi mới về thị trường, đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã có những cố gắng rất ấn tượng trên mặt trận ý thức hệ. Nó đã tích cực vận dụng các ý tưởng phổ biến để duy trì tính hợp pháp của nó bằng cách làm mất uy tín của chế độ dân chủ tự do phương Tây. Từ những tuyên truyền về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết đến sự thất bại trong việc dân chủ hóa sau mùa Xuân Ả rập, chính phủ Trung Quốc đã thận trọng vẽ lên và tuyên truyền những hình ảnh của thảm hoạ và sự tan rã quốc gia do chế độ dân chủ tự do phương Tây gây ra.
Thông điệp của họ rất rõ ràng: Dân chủ tự do phương Tây không phải là một ý tưởng hay đối với Trung Quốc, và người dân Trung Quốc ủng hộ hệ thống độc đảng hiện có. Trong quá khứ, tất cả những cố gắng thuyết phục đó phân lớn nằm trong Trung Quốc, giữ vai trò như một chiến lược phòng thủ để tránh bất kỳ cái có thể gọi là “cuộc cách mạng diễn biến hòa bình” ở Trung Quốc.
Chiến lược này, tuy nhiên, có thể đã được thay đổi một cách đáng kể tại Đại hội Đảng lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng trước. Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn hài lòng với việc sử dụng ý thức hệ để duy trì sự ổn định trong nước mà còn nhằm tái khởi động một cuộc chiến tranh ý thức hệ trên toàn cầu.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc thách thức về mặt ý thức hệ đối với nền dân chủ tự do phương Tây. Theo họ Tập, Trung Quốc đang “vạch ra một con đường mới cho các nước đang phát triển để hiện đại hóa”. Nói cách khác, con đường của phương Tây để hiện đại hóa không còn là lựa chọn duy nhất của thời đại. Thay vào đó, Trung Quốc cung cấp “một lựa chọn mới cho các quốc gia khác muốn đẩy nhanh sự phát triển đất nước của họ”
Niềm tin ý thức hệ này có thể đã bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, làm sự suy giảm của Mỹ thêm sâu sắc và làm nổi bật sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sự tự tin này đã được củng cố hơn nữa khi dân Mỹ bầu ông Trump làm Tổng thống Hoa Kỳ và ảnh hưởng của các chính sách của ông ta. Kể từ khi Trump bắt đầu cuộc vận động tranh cử tổng thống, Trung Quốc đã theo dõi khít khao và lợi dụng tất cả những lời nói và hành động của Trump. Cuộc tấn công thái quá của Trump đối với hệ thống bầu cử của Mỹ (ví dụ như đã tuyên bố cuộc bầu cử sẽ bị “gian lận”), tấn công các cơ sở truyền thông (cáo buộc họ là “tin giả”) và cũng không tha cho hệ thống tư pháp của Mỹ (ví dụ về trường hợp cấm du lịch) đã được những bộ phận tuyên truyền của Trung Quốc lên khung kỹ lưỡng và trình bày lại cho khán giả Trung Quốc trong nước. Đối với nhiều người ở Trung Quốc, cuộc tấn công của Trump vào những trụ cột cốt lõi của nền dân chủ phương Tây đã làm suy yếu nghiêm trọng sự tin tưởng vào nền dân chủ tự do.
Đối với Trung Quốc, bây giờ là lúc để suy nghĩ lại tính ưu việt của nền dân chủ tự do và sức mạnh của mô hình Trung Quốc của chính họ. Hệ quả là những thách thức trong tương lai do sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không chỉ nằm trong các lĩnh vực an ninh và kinh tế mà còn ở mạt ý thức hệ. Sự đầu tư lớn của Trung Quốc vào quyền lực mềm của nó, được yểm trợ bằng những nguồn lực kinh tế ngày càng tăng, sẽ mở rộng giá trị ý thức hệ của Trung Quốc đến mọi phưng diện của các vấn đề toàn cầu và ở Hoa lục.
Trong tương lai gần Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, đưa ra một mô hình phát triển khác biệt được hậu thuân bằng sức mạnh quân sự và chủ động xuất khẩu lòng tin vào ý thức hệ của họ. Tại Đại hội Đảng lần thứ 19, Tập Cận Bình đã đặt mốc “giữa thế kỷ 21” là hạn chót để hoàn thành những lời hứa đó.
Hôm nay, phương Tây đã sẵn sàng cho cuộc tấn công ý thức hệ của Trung Quốc hay chưa?
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: China declares ideological war. Is the West ready for China’s offensive against liberal democracy? JINGHAN ZENG. Asia & Pacific Policy Society. Nov. 3, 2017.
“Ý THỨC HỆ” VÀ THỰC TẾ
CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Xã hội tạo từ mỗi con người
Lịch sử thành ra cũng thế thôi
Đã sống ai không cần độc lập
Song mất tự do vẫn sống hoài !
Bởi sống trước tiên là thân xác
Tinh thần dẫu có cũng đều sau
Thân xác mất đi tinh thần mất
Nhưng toàn thân xác cũng thành tồi !
Vậy mà từ thuở Mác ra đời
“Ý hệ” đưa ra giống chuyện cười
Lại khiến cuộc đời thành gay gắt
Bởi quậy lên toàn ở khắp nơi !
Đó là thời “ý hệ” lên ngôi
Cái mũ kim cô phải đội đầu
Muốn sống thảy đều xuôi tất cả
Từng gây khủng hoảng khắp loài người !
Nhưng rồi đợt sóng của cuộc đời
Một thuở lên cao cũng xuống thôi
Liên Xô tan mất Đông Âu rã
Trung Quốc vùng lên vượt hẳn người !
Chỉ nhờ “ý hệ” đã đổi màu
Từ đỏ sang xanh dẫu tạm thời
Cốt lõi vẫn nguyên quyền lực cũ
Thị trường cho phép được lên ngôi !
Nhờ vậy mà nay cũng giàu rồi
Bởi đời luôn vật đổi sao dời
Bá chủ toàn cầu thành sở nguyện
Đâu cần ông Mác phải đi đầu !
Bởi vì ông Mác có gì sao
Tựa ánh chớp lên tắt phụt rồi
Nhưng đã soi đường trong chớp nhoáng
Để Mao thành đạt phải mừng thôi !
Dẫu dĩ thì đời đã khúc quanh
Giúp cho Lịch sử cũng trường thành
Dẫu giữ cùng không về “ý hệ”
Cuộc đời vẫn mãi chuyện loanh quanh !
Điều vui là Mác thảy độc tài
Trái phương Tây toàn tự do
Nhưng bởi độc tài mà “ý hệ”
Mới thành đã nở đóa hoa to !
Nhưng đời hoa nở cũng rồi tàn
Nếu trái mà không chẳng gì hơn
Cây mới lại trồng nơi Trung Quốc
Khiến thành cũng chỉ thảy ba lơn !
Vậy nên thực tế của loài người
Dẫu được tự do hay độc tài
Sự thực có đâu ngoài cơm áo
Tinh thần thực chất chỉ hoa hương !
ÁNH NGÀN
(07/12/17)
Xin đọc “Trái với phương Tây toàn tự do”