Thuế nhập cảng của Trump đang đưa chúng ta tới suy thoái

Linda Hasenfratz | DCVOnline

Hoa Kỳ đã thực hiện những chiến thuật thương mại rất hung hãn kể từ khi Donald Trump trở thành Tổng thống.

Thương mại ở Bắc Mỹ. Nguồn: visualcapitalist.com

Việc áp đặt thuế nhập cảng ngay với những ngành kỹ nghệ của Hoa Kỳ và các đồng minh gần nhất đang gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ và cuối cùng sẽ làm hại đến nền kinh tế toàn cầu.

Chỉ một năm trước, chính quyền Trump đã áp đặt thuế nhập cảng vào gỗ xẻ của Canada, viện dẫn sự bảo hộ không hợp pháp cho ngành kỹ nghệ này ở Canada. Giá gỗ xẻ ở Mỹ đã tăng lên đáng kể để bù đắp lại cho số thuế bị áp đặt, và người tiêu thụ ở đây hiện đang trả thêm 20% cho những vật dụng xây cấp so với một năm trước đây. Canada hay Hoa Kỳ đúng hay sai vẫn còn là một điểm có thể tranh luận: nhưng người Mỹ đang phải trả giá cho cách giải quyết một bất đồng bằng phương pháp này.

Đầu năm nay, thuế nhập cảng đã được áp dụng đối với thép và nhôm nhập cảng vào Hoa Kỳ, và chính quyền Mỹ viện dẫn lý do mối quan tâm về an ninh quốc gia là lý do để đánh thuế nhập cảng nhôm và thép. Ở Mỹ có 450.000 công nhân làm việc trong ngành kỹ nghệ sản xuất kim loại nhưng có đến 4,5 triệu (10 lần nhiều hơn) người lao động Mỹ làm việc trong các ngành kỹ nghệ sử dụng kim loại chế biến các sản phẩm của họ.

Không có đủ lượng kim loại ở Hoa Kỳ để đáp ứng đủ cho nhu cầu của các công ty Mỹ, và việc tăng xưởng luyện kim là một đầu tư đáng kể đòi hỏi một thời gian đáng kể, có thể kéo dài đến năm 2019 và lâu hơn nữa. Hơn nữa, Mỹ đang ở mức thất nghiệp thấp nhất từ 19 năm qua, và tình trạng thiếu lao động đang lan tràn bên ngoài những khu khu vực cụ thể. Công ty của tôi có cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ và chúng tôi phải cố gắng để tìm đủ nhân công cho việc kinh doanh đang phát triển của chúng tôi. Chúng tôi có một lực lượng nhân viên xuất sắc ở Hoa Kỳ, trình độ kỹ năng tuyệt vời và đạo đức nghề nghiệp xuất sắc. Nhưng chúng tôi không có đủ công nhân để đáp ứng nhu cầu khi chúng tôi củng cố các dự án ở Mỹ.

Điều này có nghĩa là ngành kỹ nghệ của Mỹ, và sau đó là người tiêu thụ ở Mỹ, sẽ trả giá cao hơn cho các sản phẩm bị arh hưởng. Chúng tôi đã nghe qua những câu chuyện về sự xuống dốc của những ngành kỹ nghệ Mỹ vi phải trả chi phí cao hơn, hoặc mất số thương vụ vì thuế nhập cảng trả đũa do các quốc gia khác đưa ra để đáp ứng với các mức thuế nhập cảng đã áp đặt cho họ.

Các ngành kỹ nghệ không thể chịu được chi phí cao hơn một lần nữa nên buộc chuyển chi phí đó sang cho người tiêu thụ (giá sản phẩm cao hơn), điều này cuối cùng sẽ làm giảm nhu cầu và sẽ dẫn đến việc sa thải công nhân Mỹ. Nó cũng có nghĩa là công ty sản xuất có ít tiền mặt hơn để đầu tư phát triển sản phẩm mới và đổi mới, những chìa khóa để phát triển kinh doanh và phát triển công ăn việc làm.

Tất nhiên, tất cả điều này sẽ trầm trọng hơn hàng loạt do sự áp đặt thuế nhập cảng vào ô tô và đồ phụ tùng nếu ông Trump chọn đanh thuế nhập càng vào ô tô và đồ phụ tùng là hành động tấn công tiếp theo, như nó hiện đang được cứu xét. Với trung bình 7 lần đi qua lại biên giới như một phần trong chuỗi cung ứng tích hợp này của kỹ khệ sản xuất ô tô, chi phí mà kỹ nghệ sản xuất ô tô có thể phải gánh chịu sẽ rất lớn, buộc phải tăng giá đáng kể trên sản phẩm cho người tiêu thụ và sự sụp đổ của ngành kỹ nghệ này không thua thảm trạng đã xẩ ra năm 2009. Điều này gần như chắc chắn sẽ đưa nền kinh tế vào một cuộc suy thoái lớn, hoặc khủng hoảng, và sẽ kích hoạt việc sa thải công nhân đồng loạt tại Hoa Kỳ.

Di chuyển cở sở sản xuất hoặc tìm nguồn cung cấp đồ phụ tùng ôt tô từ Canada sang Hoa Kỳ để tránh thuế nhập cảng không phải là phương án giải quyết thực tế cho vấn đề này, bởi vì thời gian và chi phí cần thiết để di chuyển sản phẩm sang cơ sở sản xuất mới quá tốn kém và bất khả thi, vì thời gian, chi phí và những đòi hỏt để được giấy chứng nhận lại nguồn cung cấp mới ở bên Mỹ. Còn đâu là lợi tức đầu tư khi phải di chuyển hoặc đii tìm nguồn cung cấp mới và phải trải qua nhiều tháng để có giấy tái chứng nhận? Khôn có lợi – phải chi phí hàng tỷ đô la để chúng ta đi đến tình trạng hôm nay về mặt doanh thu và chi phí. Không có phương án thực tế nào có thể giảm thiểu thuế nhập cảng và tránh được một cuộc suy thoái.

Cách duy nhất để tránh một cuộc suy thoái — người gây là ông Trump — là không áp đặt thêm thuế nhập cảng, và hủy bỏ mức thuế đã áp đặt vào kim loại trước khi quá muộn. Chúng ta phải ngừng chơi những trò chơi phá hoại bằng chính sách thương mại bảo hộ này và quay trở lại để cùng nhau xây dựng hợp tác và đổi mới nhằm thúc đẩy tất cả nền kinh tế của chúng ta và giữ cho công nhân của chúng ta có việc làm.

Tôi tin vào thương mại công bằng nhưng tôi cũng tin vào sự thật và suy nghĩ đến những hậu quả, dự định và không mong muốn. Chúng ta hãy tập trung vào các sự kiện thực tế về mức độ thương mại giữa hai quốc gia của chúng ta và bảo đảm cho chúng được công bằng. Chúng ta có một sự cân bằng thương mại giữa Canada và Hoa Kỳ, đó là một thực tế và điều đó là công bằng. Chúng ta hãy đối phó với các tranh chấp của chúng ta một cách công bằng và xây dựng, theo cách mà tất cả các công dân của chúng ta có thể hưởng lợi mà không bị tùy tiện trừng phạt. Chúng ta có mối quan hệ 200 năm là đồng minh, cùng nhau làm việc, cùng nhau phát minh ra và cùng nhau phát triển; hãy xây dựng từ đó thay vì đạp đổ.

Kể từ khi ký hiệp định thương mại NAFTA, GDP của Mỹ đã tăng 2,7 lần hoặc gần 12 nghìn tỷ USD, GDP ở Canada đã tăng 2,8 lần hoặc khoảng 1 nghìn tỷ USD và GDP ở Mexico đã tăng 1,9 lần hay xấp xỉ 450 tỷ USD. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ đã mang lại lợi ích rõ ràng nhất cho Hoa Kỳ; nói ngược lại đơn giản là không đúng.

Tôi đã được bảo rằng không nên nói những điều này một cách công khai. Rằng tôi hoặc Linamar có thể sẽ là chủ đề của tweet tiếp theo (của ông Trump) và kết quả là danh tiếng của chúng tôi có thể bị tổn thương; rằng tôi đang làm tổn thương ngành công nghiệp ô tô bằng cách gợi ý rằng thuế quan sẽ khiến chúng ta xuống dốc, và ép giá cổ phiếu xuống thấp hơn nữa. Nhưng tôi nói, thật xấu hổ cho những người không lên tiếng nói: Nếu chúng ta không vẽ lên một bức tranh về những gì đang sắp xả ra vì những hành động này (đánh thuế nhập cảng ô tô và đồ phụ tùng), thì chúng ta không có tư cah gì để phàn nàn khi nền kinh tế của chúng ta sụp đổ.

Tin tốt là đây là một cuộc suy thoái hoàn toàn có thể ngăn ngừa được.

Chúng ta đã trải qua nhiều tháng xung đột, cãi nhau và trừng phạt lẫn nhau. Phá vỡ các mối quan hệ lâu đời. Có khi nào đập vỡ một móc xích lại có thể tạo thành một chuỗi xích mạnh hơn hay không? Chúng ta sẽ đạt được nhiều hơn nữa khi chúng ta tăng cường quan hệ, khi chúng ta nối chặt vòng tay và cùng nhau giải quyết vấn đề. Chúng ta cần phải ngừng cãi nhau và bắt đầu cùng giải quyết. Chúng ta cần hoàn tất các cuộc đàm phán về NAFTA một cách công bằng và trở lại giao dịch với nhau, không trừng phạt lẫn nhau. Chúng ta cần loại bỏ các mức thuế mới được áp dụng gần đây và không áp đặt thuế mới.

Ông Trump có thể ngăn chặn cuộc suy thoái này bằng cách làm tất cả những việc này một cách nhanh chóng. Hoặc, ông ta có thể tiếp tục đi theo con đường này và được lịch sử ghi nhớ là kẻ đã chủ mưu trong cuộc Đại suy thoái Trump.

Tác giả Linda Hasenfratz là Giám đốc  Điều hành của Linamar Corp.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:Trump’s tariffs are tipping us toward a recession. LINDA HASENFRATZ | THE GLOBE AND MAIL
| JULY 17, 2018.