“Hùng hài tử”: Những đứa con một làm người lớn phát điên
DCVOnline (Tin observers.france24.com)
Chính sách một con của Trung Quốc từ 1979 đến cuối năm 2015 khiến những mẩu tin liên quan đến trẻ em có thể thu hút sự quan tâm của số đông quần chúng.
Trẻ con và người lớn trên xe buýt ở Suining, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Vào ngày 27 tháng 4, 2018 một máy hình quan sát (CCTV camera) trên một chiếc xe buýt ở thị trấn Suining, tỉnh Tứ Xuyên, đã thu hình ảnh một người đàn ông đánh một cậu bé vì đứa trẻ quấy rầy ông ta. Đoạn video đã lan truyền nhanh chóng và gây ra phản ứng mạnh trên các mạng truyền thông xã hội và thậm chí đã trở tin trang nhất trên báo chí Trung Quốc. Ở Trung Quốc, hiện tượng “thằng nhóc” đã gây ra nhiều cuộc tranh luận.
Theo một tờ báo Trung Quốc, hôm 27 tháng 4, cậu bé 7 tuổi một mình trên xe buýt. Cậu bé giả vờ đá một nam hành khách nhiều lần. Phản ứng của người thanh niên, 21 tuổi, thật tàn nhẫn. Anh ta nhắc bổng cậu bé lên, ném xuống sfn xe và đạp lên đầu đứa nhỏ nhiều lần. Đứa trẻ bất tỉnh, rổi tỉnh lại được vài giây, cố đứng lên nhưng lại ngất đi một lần nữa. May thay, theo tin của báo chí Trung Quốc, cậu bé không bị thương, ngoài một vài vết bầm tím trên mặt. Người thanh niên đã bị kết án hai tuần tù giam.
Một số người Weibo, tương đương với Twitter, chỉ trích thái độ của người hành khách xe buýt, nhưng rất nhiều người khác tập trung vào hành vi của cậu bé, và nhanh chóng đặt biệt danh cho cậu bé là “thằng nhóc”.
“Đúng quá” – một ảnh chụp màn hình của một trong những nhận xét của người dùng Weibo được nhiều lượt thích nhất.
Một số ý kiến nói về cách đứa trẻ được dạy dỗ ra sao – gây ra những cuộc tranh luận lớn.
Một người dùng Weibo nói
“Nếu bạn không dậy cho con bạn nên người thì xã hội sẽ làm điều đó cho bạn.”
Người lớn phải bực mình
Một tuần trước đó, một đoạn video khác cho thấy một phụ nữ mang thai cố tình ngáng chân một đứa trẻ đang quậy phá trong nhà hàng cũng gây ra tranh cãi um xùm. Một số bình luận chỉ trích cha mẹ của đứa trẻ, không xin lỗi sau khi chú nhỏ chạy tông ra cửa, bất cẩn làm đổ mấy tấm bình phong bằng nhựa treo ở cửa, tông vào mặt người phụ nữ mang thai khiến bà làm đổ thức ăn vào người. Các nhận xét khác tập trung vào phản ứng hung hăng của người phụ nữ, và thậm chí còn đặt câu hỏi liệu bà ấy có khả năng dậy dỗ một đứa trẻ hay không.
Những câu chuyện tương tự đã là tin tức hàng đầu trong quá khứ, giống như một đoạn video của một đứa trẻ đi tiểu trong thang máy làm cho nó hỏng; hình ảnh của một “thằng nhóc” phá hủy một tác phẩm điêu khắc Lego trong một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh; hoặc thậm chí là một tuyên bố của cảnh sát ở một thị trấn ở phía đông bắc Trung Quốc, cho biết một đám cháy rừng một “thằng nhóc” khi hắn chơi với lửa.
Thuật ngữ “thằng nhóc” đã trở thành một hashtag trên Weibo. Kể từ cuối tháng Tư, người dùng Weibo đã tạo ra một loạt các thảo luận xung quanh cụm từ “熊 孩子” (hùng hài tử), có thể được dịch theo nghĩa đen là “thằng gấu”. Những video này là thành phần của những tranh luận đang diễn ra xung quanh cách nuôi dạy trẻ em ở Trung Quốc, vào thời điểm mà tình hình kinh tế của mọi người và các yếu tố xã hội đã thay đổi đáng kể, như phóng viên chúng tôi giải thích.
“Cha (của những thằng nhóc) coi việc đó không nghiêm trọng.”
Sam, một phóng viên bổn báo ở Bắc Kinh, đã bị ảnh hưởng trực tiếp vì hành vi thô bạo của trẻ em:
Gần đây, một đứa trẻ quyết định vui chơi bằng cách vạch xe của tôi — nhiều lần. Khi tìm được cha của đứa trẻ đã làm điều đó, ông ta cho rằng việc đó không nghiêm trọng và nhắc tôi rằng đứa trẻ còn rất nhơ, như một cách bào chữa. Một tháng sau, điều tương tự cũng xảy ra cho một trong những người hàng xóm của tôi. Chúng tôi gọi cảnh sát, và viên cảnh sát cũng coi đó không phải là một vấn đề lớn. Sự thật là không có luật nghiêm ngặt nào có thể áp đặt kỷ luật đối với các loại trẻ em này.
Hai thế hệ chỉ có con một
Nếu “những thằng nhóc’ không phải là hiện tượng duy nhất của Trung Quốc, thì mức độ của nó có lẽ có thể liên quan đến những thay đổi văn hóa Trung Quốc trong những thế hệ gần đây. Giữa năm 1979 và 2015, chính phủ áp đặt chính sách một con, một biện pháp cấp tiến có nghĩa là các cặp vợ chồng sống ở khu vực thành thị chỉ được phép có một đứa con, và các cặp vợ chồng ở khu vực nông thôn bị giới hạn chỉ có thể có hai con — nhưng chỉ khi đứa con đầu tiên là con gái. Mục tiêu của chính sách này nhằm làm chậm độ tăng nhanh của dân số. Ngày nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ (chính là những người con một của thế hệ trước) dành tất cả sự chú ý của họ cho đứa con duy nhất của họ. Theo một nghiên cứu của Úc, điều này có thể đã tạo ra những hiện tượng gọi là “Hiệu ứng tiểu Hoàng đế” — nơi mà có những đúa con một lớn lên hư hỏng và được che chở bảo vệ quá mức.
“Chính sách một con không phải là nguyên nhân duy nhất của vấn đề”
Yu, một người từ Tứ Xuyên, đã sống ở Pháp gần hai năm. Bà ấy tiếp tục theo dõi vấn đề này của trẻ em ở quê cũ của mình qua các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc.
Có một mối liên hệ rất rõ ràng giữa những đứa trẻ hư hỏng, thô lỗ và chính sách một con. Khi cha mẹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc có một đứa con duy nhất, họ có xu hướng đặt tất cả sự chú ý và hy vọng vào đứa con một của họ.
Tuy nhiên, chính sách một con không thể được xem là nguyên nhân duy nhất của vấn đề. Hầu hết trẻ em ở Trung Quốc đều là con một và tấ cả chúng không phải là những đứa trẻ thô lỗ; đa số là những đứa trẻ bình thường. Tất cả phụ thuộc vào cha mẹ và cách họ nuôi dạy con trẻ. Trong 40 năm qua, xã hội Trung Quốc và nền kinh tế đã thay đổi rất nhiều. Có rất nhiều bậc cha mẹ bản thân họ đã có một tuổi thơ khó nhọc và họ người hy vọng rằng con cái của họ sẽ có một tuổi thơ hạnh phúc hơn. Nhưng nhiều người trong số họ đánh đồng điều này với việc có thêm tài sản vật chất. Các giá trị của Nho giáo, coi trọng sự kính nể người lớn tuổi, không còn quan trọng như trước đây.
Tôi nghĩ hiện tượng này không nhất thiết phải tồi tệ hơn trước. Video trên internet đã giúp làm cho người ta thấy vấn đề rõ ràng hơn, đó là một điều tốt. Ở Trung Quốc, chúng tôi có một phuong ngôn cũ nói rằng xem cách một đứa trẻ ba tuổi cư xử, chúng ta có thể biết chúng sẽ trở thành loại người lớn nào.
Một vấn đề khác, hệ quả của chính sách một con ở Trung Quốc, là đề tài của một cuộc điều tra khác của France24.com: Đàn ông Trung Quốc không tìm được vợ vì sự bất quân bình nam nữ trong dân số Trung Quốc hiện nay.
Hàng triệu đàn ông Trung Quốc độc thân tuyệt vọng đi tìm vợ
© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: China’s ‘little brats’: Only children driving adults crazy| http://observers.france24.com| May 11, 2018.