Hoàng hôn của Đế quốc

Hạ Minh | Hồ Như Ý dịch

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc mấy năm gần đây đối nội thì tàn bạo nhằm duy trì ổn định, đối ngoại kiêu căng vênh váo vì nó “không thiếu tiền”.

“Thiếu tiền” và nỗi sợ của chính quyền

   (2013.07.04) 

Giáo sư Đại học Havard chuyên nghiên cứu Lịch sử tài chính tiền tệ Niall Ferguson cũng bị chính phủ Trung Quốc tiền bạc rủng rỉnh làm cho có một chút mơ hồ, từ đó đưa ra khái niệm cổ quái “Trung Quốc Hoa Kỳ cùng thống trị”: Chimerica(Quái vật được sinh ra từ China và America giao phối mà thành. Nhưng đừng quên rằng, trong tác phẩm nổi tiếng của ông ta “Quan hệ kim tiền The Cash Nexus” đã chỉ rõ rằng, sự trỗi dậy của một cường quốc chính trị, quân sự trên thế giới phụ thuộc chặt chẽ vào quyền lực tài chính của nó. Mà quyền lực tài chính đến từ ưu thế thể chế được tạo dựng bởi kết cấu thể chế. Từ quan sát này, cuộc khủng hoảng tiền tệ và tài chính đang nổ ra ở Trung Quốc đương đại trên thực tế phản ánh cuộc khủng hoảng sâu rộng về hệ thống tài chính tiền tệ, nó có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với hệ thống chính trị.

Hình vuông quyền lựccủa cường quốc

Ferguson đã đề xuất khái niệm nổi tiếng “hình vuông quyền lực”: Hệ thống tài chính của một cường quốc được tạo dựng từ bốn trụ cột. Đầu tiên, một quốc gia cần có một hệ thống thu thuế chuyên nghiệp. Tiếp đó, cần có một cơ chế dân chủ đại nghị để đưa ra quyết định về thu thuế và chi tiêu, hơn nữa đem tính chính danh và hợp pháp đối với chính sách cũng như hệ thống. Thứ ba, có một hệ thống phát hành trái phiếu phức tạp và hoàn thiện, bao gồm hệ thống tài chính, ngân hàng trung gian, các tổ chức đánh giá xếp hạng nợ vân vân. Cuối cùng, cần có một ngân hàng trung ương độc lập để quản lý và giám sát việc phát hành trái phiếu và tiền tệ, đặc biệt là thông qua độc quyền phát hành tiền tệ từ đó thu được lợi ích từ việc đúc tiền, in tiền, đồng thời kiểm soát được lạm phát. Nhìn xuyên suốt lịch sử tranh bá toàn cầu, Ferguson phát hiện rằng, nước Pháp khuất phục trước nước Anh, Liên Xô bại vào tay Hoa Kỳ, không ngoại lệ đều là kết quả bởi cuộc đọ sức bằng phương thức “hình vuông quyền lực” này.


Niall Ferguson, “The Square and the Tower Networks, Hierarchies and the Struggle for Global Power”, Penguin Books Ltd, Ed. 23, 7 June, 2018

Sự gia tăng mạnh mẽ về của cải ở Trung Quốc trong ba mươi năm qua trước tiên bắt nguồn từ sự giải phóng sức sản xuất và sự bùng nổ sức sáng tạo của người dân Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua nhân tố “hiệu ứng tài sản”[1]. Bắt nguồn từ nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng tiền tệ hóa và tài chính hóa, lượng tiền trong tay người dân bắt đầu nhiều lên, tạo thành ảo tưởng tài sản đang tăng lên nhanh chóng. Ví dụ, quan sát các chỉ tiêu về tiền tệ hóa của kinh tế Trung Quốc (tỉ lệ “lượng tiền tệ tổng quát” trên GDP, M2/GDP), chúng ta có thể thấy được hiệu ứng tài sản do tiền tệ mang lại. Vào năm 1978, con số này là 31.98%, đến năm 2008 đã nhảy vọt lên 157.97%, đến năm 2013 đã gần đến 200% (trong khi đó cùng thời kỳ thì ở Hoa Kỳ chỉ là 67%). Đồng thời, tổng giá trị thị trường địa ốc toàn quốc đã vượt qua tổng giá trị GDP gấp 2,3 lần; hơn nữa tổng giá trị những căn hộ để trống cũng vượt qua GDP. Chính là trong bối cảnh tài sản trên giấy tờ tăng trưởng như vậy, chính phủ Trung Quốc giống như một tay nhà cái kiểm soát lấy sòng bạc khổng lồ, đem cánh tay cướp đoạt thò vào trong xã hội, biến ảo đủ trò, giống như một chiếc máy bơm nước hút đi tài sản của người dân, nuôi dưỡng lấy một quốc gia vốn đã biến thành một khối u khổng lồ.

Rủi ro của “Con tàu Titanic

Đi ngược lại với cách xây dựng thể chế “quyền lực hình vuông”, Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ xây dựng được hệ thống đại nghị, cho đến tận ngày nay khái niệm chủ nghĩa hiến pháp vẫn còn đang bị chính quyền bao vây, tấn công triệt hạ. “Vô đại nghị, loạn trưng thuế” đã trở thành đặc trưng căn bản của kinh tế chính trị học Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh tổng thể của hệ thống với phí, thuế, hóa đơn phạt tung bay khắp nơi, một phương diện lại có nông dân không ngừng kháng cự trưng thu thuế, cho đến chính phủ Trung ương bãi bỏ thuế nông nghiệp vào năm 2006; ở một phương diện khác thì có các tập đoàn lợi ích mạnh mẽ chống lại trưng thu thuế bất động sản. Đối với việc duy trì thu nhập đầu vào của chính phủ, thì hệ thống công hữu thực sự quan trong hơn so với hệ thống thu thuế. Bởi vì sự kiểm soát về quyền sở hữu của đảng đối với nền kinh tế, do đó cơ quan quản lý phát hành trái phiếu là Bộ Tài chính cùng chính quyền các cấp cũng như các tổ chức huy động tài chính và vốn, tất cả thiếu hụt tính minh bạch, công bằng và tinh thần trách nhiệm. Ngân hàng Trung ương cũng không có được tính độc lập. Nếu như nói rằng Bộ Tài chính là kế toán của đảng, vậy thì Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc chính là nhân viên thu ngân.

Mặc dù toàn bộ khu vực kinh tế nhà nước đã trải qua 30 năm cải cách, nhưng vẫn không thể nào thoát khỏi “chế ước ngân sách mềm”, “cơ chế chế ước ngân sách” vẫn còn chưa được xây dựng. Khu vực kinh tế nhà nước vốn bị đánh giá là thiếu tính hiệu quả cũng như tham nhũng bủa vây, khu vực này có từ sau năm 2008 thể nhận được lợi ích từ chủ trương “quốc tiến dân thoái”, là bởi vì nó dựa lưng vào quyền lực hậu trường và được ngân hàng bơm máu ứng cứu. Trong khi đó các ngân hàng ở Trung Quốc mặc dù chịu nhiều sự can thiệp cũng như các món nợ xấu có khả năng kéo đổ cả hệ thống ngân hàng, gây ra khủng khoảng ngân hàng. Tuy một vài đe dọa đều đã vượt qua trong nguy hiểm, chỗ dựa vào đó là đặc quyền với hệ thống tài chính quốc gia đã bỏ tiền thanh toán hóa đơn, quản chế nguồn vốn quốc gia và ngân hàng nhà nước lũng đoạn tước đoạt tiền gửi ngân hàng của người dân. Mọi hệ thống của đảng quốc không cần thông qua chế độ trách nhiệm thực thi nhằm đào thải các cơ quan yếu kém, qua đó nâng cao hiệu suất thể chế và ưu thế cạnh tranh, mà là thông qua tầng tầng nâng đỡ và liên kết lợi ích, cuối cùng trở thành một thể cộng sinh khổng lồ. Giống như chân vịt khổng lồ của “Tàu Titanic” cuối cùng cũng không thể phân tán rủi ro, cuối cùng tạo nên thảm họa ngập trời, “Con tàu Trung Quốc” hào hoa cũng đem an toàn tối thượng của nó toàn bộ đánh cược trên “ưu thế lớn” của nó, bỏ qua nguy cơ rủi ro đang đến gần. Bất tri bất giác, bánh chân vịt kinh tế của con tàu khổng lồ đang đâm hướng về núi băng trôi chết người.

Đối với quái vật khổng lồ như “tàu Titanic” Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì nguy cơ đến từ bất kỳ cá nhân, khu vực hay các ban bộ, nghành sản xuất cụ thể đều khó có thể lay động ảnh hưởng tới nền tảng gốc rễ của nó. Nhưng nó cũng có một điểm yếu chết người, đó là sự can thiệp của nó đến tất cả mọi phương diện xã hội mỗi ngày đều tiêu tốn một nguồn tài nguyên rất lớn (ví dụ: Chi phí quân sự, chi phí duy trì ổn định xã hội, ngân sách nuôi sống cán bộ công chức nhà nước, tham nhũng, các công trình màu mè ít có tác dụng thực tế, các sự cố thiên tai, ô nhiễm môi trường dẫn tới sự lãng phí nguồn lực, sự phản kháng của các quần thể xã hội như Tây Tạng, Tân Cương, Giáo hội Công giáo bí mật, Pháp Luân Công và những người kêu oan khắp cả nước). Bởi vì bất kỳ nguồn lực nào cũng đều có giới hạn, hơn nữa việc sử dụng chúng đều bị hạn chế thúc ước bởi lợi ích cận biên giảm dần, chỉ cần có khủng hoảng với quy mô toàn phương vị, an toàn của cả hệ thống chính trị đảng quốc có lẽ rất khó đảm bảo được. Trong khi đó cuộc khủng hoảng về thanh khoản của hệ thống ngân hàng gần đây chính là một loại thích thức mọi phương vị.

Cơn bão tài chính tiếp theo

Từ hơn 10 năm trước, trong cuốn sách “Trung Quốc sắp sửa sụp đổ” cũng như một loạt bài báo của Gordon G. Chang, ông đã liệt kê một loạt kết luận không còn xa lạ gì như sau: Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Trung Quốc và cơn bão tài chính do nó đưa tới là điều không thể tránh khỏi. Từ sau cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, chuyên gia nghiên cứu về tài chính Trung Quốc là Nicholas Lardy đã một lần nữa cảnh báo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự mất cân đối về cấu trúc: Tăng trưởng kinh tế quá mức ỷ lại vào đầu tư và xuất khẩu, nhu cầu nội địa và tiêu dùng xã hội yếu ớt thậm chí thu hẹp, năng lượng và nguyên vật liệu được định giá thấp, năng lực sản xuất dư thừa, đầu tư bất động sản xuất hiện bong bóng thị trường, lượng dự trữ ngoại hối quá nhiều, thể chế tài chính tiếp tục gặp phải sức ép, số lượng nợ xấu ngân hàng và tín dụng ngầm tăng nhanh vân vân. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã không để ý tới nguyên tắc “Bất kỳ khủng hoảng này đều không thể bị lãng phí”, không hề tận dụng thời cơ này vay mượn ngoại lực để tiến hành đại phẫu, tiến hành điều chỉnh lớn về kết cấu nội bộ của nền kinh tế. Ngược lại, bởi vì quá mức lo lắng sâu sắc đối với an toàn chính trị, chính phủ vung tay quá trán một lúc vứt vào thị trường gói cứu trợ thị trường 4000 tỉ Nhân Dân Tệ, tiếp tục làm sâu sắc thêm sự mất cân bằng kể trên. Sau khi Hoa Kỳ trải qua “sự phá hoại mang tính xây dựng” hơn nữa vào nửa cuối năm 2013 đã bắt đầu nhìn thấy cổ tức thu được từ khủng hoảng, thì kinh tế Trung Quốc lại bắt đầu dẫm bước vào trong trận địa mìn. Châm ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng toàn phương vị chính là bong bóng trên thị trường bất động sản sau khi nổ phá đã phơi bày ra những vấn đề về tín dụng màu xám/ tín dụng ngầm, dẫn tới sự đứt đoạn của chuỗi cung ứng vốn, ngân hàng mất đi khả năng thanh khoản, từ đó tạo ra sự khủng hoảng tâm lý đối với người dân, gây ra nạn tranh giành xếp hàng chờ rút tiền, sau đó trốn ra nước ngoài. Nó đem tầng lớp nhận được nhiều lợi ích nhất từ thể chế hiện hành, do đó cũng là bảo thủ nhất là tầng lớp tư sản rơi vào trong sự hoảng loạn.


Gordon G. Chang – Author, “The Coming Collapse Of China” – Cambridge House

Tháng 6 năm 2013, nghành ngân hàng Trung Quốc rơi vào trong bất ổn. Đầu tiên là thị trường truyền đi tin tức Ngân hàng Quang Đại China Everbright Bank mượn từ Ngân hàng Hưng Nghiệp Industrial Bank khoản vay 6 tỉ Nhân Dân Tệ tiền mặt và bắt đầu xuất hiện vấn đề vi phạm hợp đồng. Cả hai ngân hàng đều đứng ra phủ nhận tin tức này. Về sau có đơn vị truyền thông là “Mạng thế kỷ 21” đưa tin, Ngân hàng Trung Quốc BOC vi phạm hợp đồng, không cách nào thanh khoản, quy mô thiếu hụt tiền vốn lên tới cả trăm tỉ Nhân Dân Tệ. Về sau tin tức này cũng bị thu hồi. Vào thời điểm một ngày cuối tuần cuối tháng 6 hệ thống của Ngân hàng Công thương Trung Quốc ICBC bị tê liệt, hoạt động rút tiền tại quầy, rút tiền ở máy ATM, ngân hàng online, nghiệp vụ ngân hàng qua điện thoại đêu chịu ảnh hưởng, nhiều điểm giao dịch dán lên dòng chữ “sự cố hệ thống máy móc”. Trong vòng 1 tuần, lãi suất vay mượn liên ngân hàng từ 4.8% nhảy vọt lên đến 13%, trong khi đó lãi suất cao nhất lên tới mức 30% của cho vay nặng lãi Thị trường chứng khoán toàn quốc vì vậy đã bị ảnh hưởng nặng, thị trường bắt đầu sụp đổ. Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng liên đới.

Từ sau cơn bão tài chính toàn cầu, chiến lược phát triển của Trung Quốc càng đưa trọng tâm đặt ở Châu Á, nhưng hiện tại thì một cơn bão tài chính Châu Á mới đang được hình thành từ Hàn Quốc đến Indonesia và Philippines. Trung Quốc cũng gửi gắm hy vọng vào các quốc gia có nền kinh tế mới nổi “BRICS” và cùng họ vượt qua khó khăn, nhưng Ấn Độ, Brazil, Nga đều đã bước vào giai đoạn đình trệ về kinh tế, bất ổn về xã hội. Tránh thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, được cộng đồng thế giới đặt nhiều hy vọng là Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt đầu xuất hiện bất ổn xã hội. Liệu rằng suy giảm tăng trưởng kinh tế xuất hiện vào nửa đầu năm 2013 có đồng nghĩa với việc Trung Quốc khó thoát khỏi kiếp nạn? Chính bởi vì chính phủ Trung Quốc che đậy và bóp méo trên quy mô lớn đối với thông tin về chính trị, xã hội, kinh tế và tài chính, những thông tin không có hiệu quả này đã làm cho bất kỳ dự đoán nào từ bên ngoài đều không hề có cơ sở. Nhưng có một điểm có thể khẳng định: thông tin vô hiệu là một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống giống hệt như khủng hoảng tài chính. Nếu như có sự tương tác giữa hai chủ thể này với nhau, nhất định sẽ mang lại tâm lý lo sợ và mất phương hướng đối với toàn xã hội. Nói cho cùng, khủng hoảng chính trị và khủng hoảng kinh tế đều được dẫn phát bởi khủng hoảng tâm lý. Nếu như “ăn uống chơi gái đánh bạc đều được thanh toán lại” cũng không thể khuyến khích được quan chức các cấp làm việc chia sẻ nỗi lo cho đảng quốc, vậy  thì với những ngày tháng phải kéo lưng buộc bụng như hiện nay, những người ra quyết sách ở Trung Nam Hải không thể không lo lắng cho vận mệnh tương lai của chính quyền.

Đức tính tốt đẹp của Bourgeoisie (Giai cấp tư sản)

   (2014.03.11)

Lịch sử thành thị Trung Quốc có lẽ có khoảng 5000 năm tuổi. Mà vào năm 2012 thì lịch sử lâu dài này có một bước đột phá vĩ đại nhất: dân cư thành thị (bao gồm cả công nhân nông thôn nhập cư thường trú) lần đầu tiên đã vượt qua lượng dân cư nông thôn, tỉ lệ thành thị hóa đạt tới 51.3%, Trung Quốc từ một quốc gia nông thôn biến thành một quốc gia đô thị.

Không khí thành thị làm con người tự do

Khi cư dân thành thị Trung Quốc đang bị khói bụi ô nhiễm công nghiệp vốn có mặt khắp mọi nơi làm phiền nhiễu tới nỗi không thở được, người ta chỉ có thể oán hận nói “không khí ở thành thị làm cho người ta nín thở”. Có lẽ rất ít người cảm nhận được, trong lịch sử chính trị xã hội kinh  tế nhân loại, cống hiến lớn nhất của thành thị đó chính là: “Không khí của thành thị làm con người ta tự do.” Ở Châu Âu vào hơn 1000 năm trước, kinh tế thương nghiệp đã thúc đẩy cách mạng đô thị làm tan rã kinh tế trang viên phong kiến và thể chế chuyên chế thời Trung cổ. Vào thời điểm đó nông nô và những nông dân phụ thuộc nếu trốn khỏi trang viên tới các đô thị, thì có thể thu nhận được quyền tự do thị dân, trở thành công dân tự do. Hàng trăm triệu công nhân nông thôn Trung Quốc nhập cư vào các đô thị tuy đã có việc làm và có chỗ ở tại thành thị, thậm chí con cái của họ được sinh ra tại thành phố, nhưng bọn họ vẫn không có cách nào nhận được quyền công dân thành thị, từ một góc độ này phản ánh cho thấy chính trị Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn thời Trung cổ. Nhưng điều làm cho người ta lạc quan là, từng đợt từng đợt của làn sóng cách mạng thành thị (được tính sớm nhất từ cách mạng thành bang của Hy Lạp) ở Phương Tây đã tạo ra được chế độ dân chủ tự do lấy kinh tế thị trường làm nền tảng, đem lại sự tích lũy của cải vật chất lớn nhất trong lịch sử loài người cũng như sự thịnh vượng của văn hóa giáo dục nghệ thuật, điều này nhất định cũng sẽ được tái hiện lại bởi giai cấp thị dân ở Trung Quốc.

Nhưng mà, tiền đề tiên quyết để thị dân Trung Quốc sản sinh ra quá trình phục hưng văn hóa nghệ thuật Trung Hoa, chiếm lĩnh điểm cao nhất của nền kinh tế thị trường, dẫn dắt những biến đổi dân chủ là sự hình thành nên “đức tính tốt đẹp của Bourgeoisie/Giai cấp tư sản, mà điều này lại cần phải dựa vào sự tăng cường ý thức chủ thể của giai cấp thị dân.

Định nghĩa và phân loại đối với Bourgeoisie

Nhắc đến “đức tính tốt đẹp của Bourgeoisie”, trước tiên chúng ta cần phải đặt tên chính danh cho “Bourgeoisie”. Sự hiểu biết lố bịch hoang đường nhất phải kể đến ở Trung văn chúng được dịch thành “giai cấp tư sản”. Thực ra, từ này vốn có nguồn gốc trong tiếng Pháp Bourgeoisie, hàm nghĩa là nguời bên trong thành thị; trong khi đó thì cách dịch ở Trung văn là dịch từ cụm từ tiếng Anh Capitalist. Học giả Hoa Kỳ Deirdre McCloskey trong tác phẩm nổi tiếng của bà “The Bourgeois Virtues” ra mắt năm 2006 đã đưa ra định nghĩa như thế này:

“Bourgeoisie là chỉ những cư dân thành thị đang tham gia hoạt động nghề ngiệp chính thức, bọn họ có công việc kinh doanh riêng, hoặc đảm nhiệm chức vụ quản lý cho những doanh nghiệp, tổ chức khác (bao gồm chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận).”


(Deirdre McCloskey, “The Bourgeois Virtues”, trang 85)

Deirdre McCloskey, “”Nguồn: Twitter

Một cách nói khác thường được sử dụng là “giai cấp trung lưu thành thị”, từ “định cư ở trong” chủ yếu là chỉ tầng lớp tập đoàn lợi ích được hưởng đặc quyền (quý tộc thế tập trung thời đại phong kiến, tinh hoa quyền lực trong thời hiện đại) và tầng lớp công nhân áo xanh cũng như nông dân lao động thể lực.

Nói một cách cụ thể, Bourgeoisie (hoặc “trung lưu thành thị”) có thể chia làm ba loại: trung lưu thượng tầng phần lớn gồm thành viên hội đồng quản trị các công ty ngân hàng, doanh nghiệp lớn và giới đầu tư; nhân sĩ chuyên nghiệp và trí thức trung lưu (“giai cấp có tính sáng tạo” được đào tạo giáo dục tốt và huấn luyện chuyên nghiệp) nằm ở giữa; chủ tài sản nhỏ, cửa hàng nhỏ và cổ cồn trắng của các công ty, thành phần này tạo nên tầng lớp “tiểu Bourgeoisie”. Căn cứ vào nghiên cứu của McCloskey, quần thể Bourgeoisie trong hơn 500 năm qua đã tích hợp chỉnh lý đưa ra truyền thống lý luận của Phương Tây, dùng bảy giá trị chủ yếu gồm “tín, vọng, ái, nghĩa, dũng, tiết, thận” diễn biến thành một hệ thống giá trị hoàn chỉnh nhằm quản lý thị trường kinh tế và hành vi, tạo ra mộ văn minh kép về vật chất và tinh thần.


Xã hội tư sản (bourgeois society) đương đại. Nguồn: Inquiries Journal

 Stalin, Mao Trạch Đông và phản giai cấp tư sản

Giá trị và sức mê hoặc của Bourgeoisie rất dễ được nhìn thấy từ phía những người phản đối và những người bao vây tiêu diệt nó. Trong thế kỷ 20, những tội đồ chống lại loài người như Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot và Ruhollah Khomeini đã dùng thủ đoạn máu và lửa, hy sinh tính mạng hàng triệu hàng triệu người nhằm cố gắng xóa bỏ những đức tính tốt đẹp của Bourgeoisie. Joseph Stalin — con trai của một người đóng giày đã xử tử nhà lý luận vĩ đại nhất Liên Xô. Joseph Stalin, cũng như đã cho người ám sát nhà lý luận cách mạng Leon Trotsky, bức hại nhà soạn nhạc vĩ đại nhất Liên Xô Dmitri Shostakovich đều biểu hiện ra cùng một triệu chứng giống hệt như khi Pavel Korchagin tự ti sau là tự cuồng khi đứng trước mặt Tonya Toumanova: Sự sợ hãi và cự tuyệt của tầng lớp dưới đáy xã hội đối với văn hóa ưu nhã.

Mao Trạch Đông — người được sinh ra trong một gia đình nông dân mặc dù đã ngồi trên Long Đình bảo tọa, tuy nhiên cũng thường bị giới hạn trong việc tìm kiếm những thú vui khoái lạc từ phần dưới cơ thể kể từ khi nhiễm bệnh lây qua đường tình dục nhưng không điều trị. Ông ta ngoài việc đem hàng chục triệu người nghèo khổ biến thành xác chết đói ra, còn đem hàng triệu người thuộc giai cấp Bourgeoisie vốn đã khai mở tâm trí, giãy giụa thoát khỏi sự khốn nhiễu của đói nghèo đẩy họ vào cảnh bị đuổi tận giết tuyệt: ông ta hiếp dâm và sau đó hạ lệnh giết chết “Công chúa đỏ” Tôn Duy Thế là người đã từng du học ở Phương Tây, ngôi sao điện ảnh, diễn viên ca kịch lớn của Thượng Hải là Thượng Quan Vân Châu bị ông ta cưỡng ép chiếm hữu rồi sau đó nhẫn nhục tự sát, vợ của ông ta, Giang Thanh – một diễn viên điện ảnh hạng hai ở Thượng Hải cũng bị Mao làm cho điên điên khùng khùng, cuối cùng không có được cái chết tử tế, những vụ việc tương tự, nhiều không đếm hết. Người có thể làm cho tính cách bệnh hoạn của Mao được biểu hiện thèm muốn rõ ràng nhất đó là người vợ trẻ trung xinh đẹp của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, cuối cùng trong “Đại Cách Mạng Văn Hóa”, Mao đã huy động những tín đồ bạo lực của ông ta đóng giả Vương Quang Mỹ với áo dài, vòng cổ và giày cao gót. Thủ lĩnh Khmer Đỏ là Pol Pot được Mao hết lòng ủng hộ ở Cambodia cũng là kẻ giết người vô số, đặc biệt là nhằm vào những người được hưởng thụ giáo dục tốt như nhà văn, thầy giáo, bác sĩ và kỹ sư, cuối cùng giết hại hàng triệu người ở quốc gia này (ít chí giết hại một phần tư dân số), số lượng những người có chuyên môn ở quốc gia này còn thừa lại không bao nhiêu.

Nhưng mà những đức tính tốt đẹp của Bourgeoisie dù sao cũng là thuận theo mệnh trời mà sinh ra, là “ngọn lửa hoang dã bùng cháy bất diệt, gió xuân thổi lại bùng cháy lên”. Ở Trung Quốc ngày nay, mặc dù Tập chủ tịch, Tập Tổng bí thư, Tập Chủ nhiệm vẫn còn chưa hoàn toàn thoát khỏi khẩu vị nặng mùi với “rau dương xỉ, gan heo xào, bánh bao nhân thịt”, dù sao phu nhân của ông ta cũng khoác lên người áo dài, dây chuyền cổ, giày cao gót, hơn nữa thiên kim của ông ta còn vượt đại dương tới trung tâm văn hóa giáo dục của bourgeoisie là Đại học Harvard học tập. Đẳng cấp này dù sao cũng cao cấp hơn nhiều khi so sánh với gã thổ hào Trần Quang Tiêu cầm lấy số bạc vừa được đào móc ra từ đống rác mang tới thủ đô của chủ nghĩa tư bản New York để khoe khoang. Marx đã từng nói, kim tiền không có mùi thối. Kim tiền là bình đẳng từ khi được sinh ra. Tiền từ nhà vệ sinh, từ trong thùng rác, từ trong những ngôi mộ cổ của đế quốc mặt trời đỏ hay từ quốc khố ngân hàng thì đều có giá trị như nhau, nhưng dù sao người giàu ở Hoa Kỳ vốn giàu có cả ba thế hệ trở lên đều có được đức tính tốt đẹp luôn tránh xa “The Great Gatsby”, ngược lại họ càng nguyện ý học theo Bill Gates thầm lặng như vậy, dùng tiền để theo đuổi những giá trị của chủ nghĩa hậu vật chất/ hậu duy vật.

Không có Bourgeoisie, sẽ không có dân chủ

Vì bourgeoisie theo đuổi sự đầy đủ về vật chất kỳ thực là nhằm đảm bảo nền tảng vật chất để truy cầu tự do, vì vậy tự trị và tự do trở thành giá trị càng được bourgeoisie coi trọng hơn. Đối với bourgeoisie mà nói, tự do không những có nghĩa là thoát khỏi sự nô dịch của cái bụng, nó cũng đồng nghĩa với thoát khỏi bạo ngược chuyên chế, giành được quyền truy cầu cá nhân, truy cầu tính ưu việt và thần thánh. Bọn họ nhất định sẽ trở thành động lực cho công cuộc chuyển đổi chính trị cận hiện đại, đề xướng “quyền sống, quyền tự do, và quyền sở hữu tài sản”. Do vậy, Barrington Moore trong tác phẩm “Khởi nguồn xã hội của độc tài và dân chủ: Địa chủ và nông dân trong quá trình hình thành xã hội hiện đại – Social Origins of Dictatorship and Democracy: Lord and Peasant in the Making of the Modern World” đã kết luận: “Không có bourgeoisie, liền sẽ không có dân chủ.”

Đối mặt với vòng luẩn quẩn ác tính phân hóa hai cực giữa tầng lớp lãnh đạo bạo ngược chuyên chế và tầng lớp dưới chót bạo ngược, giai cấp trung lưu thành thị Trung Quốc không còn sự lựa chọn nào khác là phải tích cực gánh vác lấy trách nhiệm. Bản thân là lãnh tụ tinh thần của giai cấp bourgeoisie mới nổi, tầng lớp trí thức Trung Quốc đã bước chân lễ vũ đài lịch sử, trở thành nhân vật dẫn đầu thúc đẩy tự do kinh tế, tự do khởi nghiệp, tự do tín ngưỡng và tự do lập hội. Phong trào bảo vệ quyền lợi công dân ở Trung Quốc kể từ sau khi bước qua thiên niên kỷ mới, với phong trào “Hiến chương 08”, hiện tượng ứng cử viên độc lập tranh cử Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, phong trào Công dân mới, phong trào thành lập Đảng Dân chủ Trung Quốc, cũng như vô vàn các hoạt động chống cưỡng chế nhà đất, đấu tranh bảo vệ môi trường, chống lại “tẩy não”, tổ chức thành lập Giáo hội gia đình, bàn luận tham gia chính trị thông qua Weibo Twitter, tất cả đều là biểu hiện cho sự trưởng thành về ý thức của chủ thể bourgeoisie Trung Quốc. Phong trào “Chiếm lĩnh Trung Hoàn” do thị dân Hong Kong tổ chức cùng với ý kiến “cách mạng Thành bang” do những lãnh đạo của nó đề xướng, càng là một sự biểu thị sức sáng tạo và tinh thần độc lập của một xã hội dân sự thành thị đã trưởng thành trước một chế độ chuyên chế bạo ngược đang đi gần đến ngày tàn hoàng hôn.

https://www.hongkongfp.com/wp-content/uploads/2017/07/POWERPNT_2018-12-27_18-36-04.jpg

Nguồn: Hong Kong Free Press

Ở tại đường chân trời của Trung Quốc, một cuộc đọ sức lớn về chính trị, xã hội đang diễn ra: “bản địa” đối đầu với “Tây Dương”, “thù hận” đối đầu với “bác ái”, “thô tục” đối đầu với “thanh nhã”, “phản chủ nghĩa Hiến pháp” đối đầu với “Giá trị phổ quát dân chủ hiến chính”, “bảo thủ đóng cửa” đối đầu với “mở cửa và toàn cầu hóa”, “văn minh Hoàng Thổ” đối đầu với “Văn minh hải dương xanh”. Cho dù giai cấp bourgeoisie với mục tiêu truy cầu “chân, thiện, mỹ, thánh” có đạt được thắng lợi mang tính lịch sử hay không, chúng ta chỉ cần chú ý quan sát, có phải hay không ngày càng nhiều người nguyện ý tiếp nhận, tán thành và đi thực hành những đức tính tốt đẹp của bourgeoisie.

Ăn chơi nhảy múa đi đại tiện tất cả đều có đạo riêng của nó

   2014.05.09 

Trung Quốc vừa bước vào xã hội đô thị hóa với dân số thành thị chiếm đa số, vì thế họ không thể không đối mặt với hai hiện thực lớn (hay còn gọi là “điều kiện quốc gia”): Thứ nhất, hai mảnh ghép lớn trong xã hội là “Trung Quốc nông thôn” và “Trung Quốc thành thị” đang ở chính thời kỳ xung đột với ma sát, đọ sức mạnh mẽ nhất; thứ hai, ngay tại ở bên trong “ Trung Quốc thành thị”, thì những thói quen tư duy và thói quen hành vi của những người “thành thị trong thôn làng” và “người nông thôn ở thành thị” cùng tàn dư vẫn còn tồn tại rất mạnh mẽ.

“Ăn uống” áp đảo “đi đại tiện”

Hàng nghìn năm qua, nông dân Trung Quốc đã phát triển ra một hệ thống tập hợp các giá trị và thẩm mỹ thâm căn cố đế cho bản thân. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay vẫn còn đang không cách nào tự thoát khỏi khuôn khổ hệ thống này. “Xã hội khá giả” mà “Giấc mộng Trung Hoa” đã hứa hẹn về cơ bản không vượt qua được nhu cầu cấp thấp được giới hạn bởi ăn uống đói khát là “Chính quyền bạo ngược dựa trên cái bụng” và “Dân lấy cái ăn làm điều quan trọng hàng đầu”. “Cường quốc quật khởi” ngày nay thực ra vẫn còn rất thiếu thốn, những lãnh đạo của nó ngoài việc quan tâm đến “chính trị ăn uống”, hiểu ra rằng “phát triển là đạo lý cứng” ra thì không thể nào có thời gian nhàn rỗi để suy tư về “vấn đề đại tiện tiểu tiện”, cũng tương tự như việc, người nông thôn đến thành phố không hiểu được đạo lý cơ bản “không thể tiểu tiện đại tiện tùy ý khắp mọi nơi” vậy. Ví dụ, có người ở thị trấn nhỏ đi tới thành phố lớn ở khu vực duyên hải, họ sẽ đi tiểu tiện khắp nơi ở ga tàu Metro, thang máy và công viên, khuôn viên. Một số khách du lịch Trung Quốc Đại Lục khi đến Hong Kong, Đài Loan cũng sẽ như vậy. Thậm chí một số khách du lịch Trung Quốc Đại Lục vốn đã tăng trưởng đạt tới hiệu ứng quy mô, khi họ đến các địa điểm du lịch ở nước ngoài cũng sẽ tùy tiện gây ô nhiễm, tiện tay vẽ vời nguệch ngoạc cẩu thả, ồn ào to tiếng la hét, gây ra những hành động thiếu văn minh khiến cho những đồng bào của họ phải cảm thấy xấu hổ. Đảng Cộng sản Trung Quốc với tư duy “chính trị ăn uống là trên hết”, xem nhẹ “chính trị đại tiện”, hình tượng “người Đại Lục xấu lậu” (chúng ta không loại trừ yếu tố phóng đại) đã gây ra nhiều xung đột xã hội, xung đột sắc tộc thậm chí có khả năng dẫn tới khủng hoảng chính trị quốc tế.

Gần đây trên mạng internet và phương tiện truyền thông khác nhau đã lan truyền nhanh chóng những hình ảnh và video về việc người lớn trẻ con tiểu tiện đại tiện khắp nơi, gây ra một cuộc chiến đa phương: Người thành phố đối với người nông thôn, người Hong Kong Đài Loan đối với người Trung Quốc Đại Lục, công chúng nước ngoài đối với người Trung Quốc, dễ thấy nhất là cuộc chiến nước bọt qua lại, chửi nhau trên đường phố, lan truyền tin đồn. Lúc này, tôi chợt hiểu những gì được nói trong “Trang Tử: Tri Bắc Du”: “Đạo vô sở bất tại”: “tại Lâu Nghĩ, tại Đề Bại, tại Ngõa Bích, tại Thỉ Niệu[2]“.

Lý Quang Diệu giáo dục dạy dỗ người Singapore

Ý thức về ô uế đối với cơ thể con người và loại bỏ ô uế khỏi cảm nhận từ năm giác quan của con người là sản vật của văn minh thành thị hiện đại. Nhưng chúng ta cần phải nói thẳng không né tránh rằng, con người trong đô thị hiện đại đang hít thở không khí thải từ động cơ xe hơi, rất khó để nói rằng nó không có hại cho sức khỏe bằng việc người sống ở nông thôn hít thở mùi thơm của chất thải phân. Mỗi lần đi từ Châu Âu Châu Mỹ tới Hong Kong, bạn sẽ cảm nhận được sự kích thích mạnh mẽ của ô nhiễm khí thải ở Hong Kong. Có thể nói, con người ở thành thị đã quen thuộc với sự ô nhiễm của khu rừng bê tông cốt thép, điều này cũng tương tự với việc người nông thôn ưa thích với mùi thơm của phân bón bay lan tỏa trong không khí.

Trong văn hóa nông nghiệp Trung Quốc, có một loại cảm xúc sùng bái đối với phân và nước tiểu. Ngay từ những năm đầu thập niên 1970 tôi đã nghe nói nước tiểu của trẻ em là “dung dịch vàng”, bởi vì có một vị hiệu trưởng trường tiểu học đã về hưu vào mỗi buổi sáng sớm liền cầm lấy một chiếc cốc và yêu cầu bọn trẻ con chúng tôi đi tiểu vào đó. Nghe nói, nước tiểu trẻ em có nhiều công hiệu đặc biệt như tiêu trừ bầm tím thương tổn do té ngã. Về sau, trường học ở thành thị yêu cầu buộc sinh viên học tập về công nghiệp, nông nghiệp, chúng tôi bị buộc phải thu gom phân thải, chất thành đống ở trong khuôn viên trường, sau đó lại xúc vào bổn ki và đưa tới vùng nông thôn, rải xuống đồng ruộng. Mục đích của việc để sinh viên học tập làm nông nghiệp là để chúng tôi so sánh vẻ đẹp của lao động chân tay giản đơn, nhìn thấu sự xấu lậu của cảm xúc về tiểu tư sản, nhận thức được mối liên hệ chặt chẽ giữa mùi hương của phân và mùi thơm của cơm gạo. Lại về sau nữa, cải cách rồi, đời sống người dân được nâng cao rồi, chúng ta cũng được nhìn thấy trên màn bạc Trương Nghệ Mưu rưới một bầu nước tiểu trong bộ phim “Cao Lương Đỏ”, ủ ra rượu Cao Lương thượng thừa. Cho đến khi tôi bước vào mái vòm của giới nghiên cứu Trung Quốc, tôi gặp phải một từ vựng thông dụng “dạ thổ” (Night soil, là một tên gọi ưu nhã khác của phân bắc), đối với nông dân Trung Quốc mà nói, sự quý giá của phân bón là điều có thể nhận thấy rất rõ ràng. Thậm chí ngay cả ở Hong Kong nơi có mức độ đô thị hóa cao, tại nửa thế kỷ trước, “đáo dạ hương” là một bộ phận quan trọng tạo nên cuộc sống của người dân đô thị.

“Như Xí”[3] đương nhiên cũng là một phần quan trọng của sự tiến hóa văn minh đô thị. Bản thân là người con của nông dân Trung Quốc, Mao Trạch Đông trong thời kỳ ở Diên An là không thích đi đại tiện ở nhà vệ sinh công cộng Theo như hồi ký của vệ sĩ của Mao là Lý Ngân Kiều nói, mỗi khi có nhu cầu sinh lý, Mao sẽ nói với anh ta:

“Tôi cần giải quyết (đại tiện), anh mang cái xẻng đào giúp tôi cái hố.”

Người bảo vệ này đã từng hỏi ông ta “Tại sao lại không đi đại tiện ở nhà vệ sinh chứ?”

Mao trả lời nói, “Tôi không thích mùi hôi của nó.”

Người cảnh vệ cũng nhận thấy, “Nhưng mà, tôi nhìn thấy anh khi nói chuyện với đồng hương thì dùng tay nặn, vân vê cục cứt nát, phủi phủi tay liền thò tay lấy điếu thuốc, anh lúc đó lại không chê thối mà.”

Mao trả lời nói “Lúc trước khác, lúc này khác.” Mao còn tiết lộ, “Khi đi đại tiện/ đi ỉa thì cũng là lúc nghĩ tới những việc khác.”

Từ đó có thể thấy, thời khắc đại tiện tiểu tiện ảnh hưởng tới tư duy triết học và quyết định chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Làm thế nào để cho người dân Singapore thay đổi thói quen đi vệ sinh vào thập niên 1960 sau khi độc lập cũng là một việc làm cho Lý Quang Diệu đau đầu không thôi. Trong hồi ký, Lý Quang Diệu đã viết: “Ban đầu bọn họ sống trong các Panguk/ nhà lán gỗ, khi muốn đi đại tiện, không phải là đào một cái lỗ trên nền đất, chính là đi vệ sinh vào những cái thùng gỗ đặt ở nhà vệ sinh ngay bên ngoài nhà ở. Ngày nay khi chuyển vào ở trong những ngôi nhà cao tầng với thiết bị vệ sinh hiện đại, bọn họ không hề thay đổi thói quen sinh hoạt.” Nghe nói, Singapore đã từng lắp đặt hệ thống giám sát ở trong nhà vệ sinh, nhằm thuận tiện cho việc ngăn chặn và trừng phạt những “người không tuân thủ luật pháp” khi ngồi xổm trên bệ xí ngồi hoặc những người đi đại tiện tiểu tiện mà không xả nước. Sau khi thông qua luật lệ “bảo mẫu chi bang” như vậy, Singapore xây dựng nên một quốc gia “thành phố bên trong hoa viên”. Cũng chính là theo lời kiến nghị và đốc thúc của Lý Quang Diệu, chính phủ Trung Quốc vào những năm thập niên 1980 đã cho tháo dỡ hết những ống bô nhổ khạc đờm (Spittoon/ đàm vu) được đặt khắp nơi trong Đại lễ đường Nhân Dân[4], ngay cả một người như Đặng Tiểu Bình vốn coi khói thuốc như sinh mạng của mình cũng bắt đầu ý thức được hành vi của ông ta sẽ là chuẩn mực, do vậy bắt đầu không khạc nhổ lung tung.

Trương Nghệ Mưu: Đi tiểu cũng mang ý nghĩa cách mạng

Tựu chung lại, ăn uống ỉa đái đều là đại sự, ở các quốc gia khác nhau thời đại khác nhau đều có bước phát triển văn hóa truyền thống của riêng mình. Đối với cái gì đúng cái gì sai, ai đúng ai sai, hoàn toàn nhìn vào sự phát triển cùng sự lạc hậu, giữa thành thị và nông thôn, duyên hải và nội địa, thân phận và nghề nghiệp bất đồng để định luận. Nhưng đi cùng với quá trình phát triển đô thị hóa, toàn cầu hóa, chúng ta cũng cần phải suy tính xem loại truyền thống nào cần được giữ gìn, đức tính tốt đẹp nào cần được nuôi dưỡng. Lại giống như những gì Trang Tử đã nói trong Tri Bắc Du:

“Điều nhi thích chi, đức dã; Ngẫu nhi ứng chi, đạo dã.”[5]

 Nói theo văn Bạch thoại thì đó là “thuận theo hoàn cảnh, đó là đức; thích ứng theo thời cơ, đó là đạo.”

Có thể thấy, nhập gia tùy tục, vào thành tuân thủ theo quy tắc. Giữa thành thị và nông thôn, giữa Đài Loan Hong Kong và Trung Quốc Đại Lục, giữa người Trung Quốc và người nước ngoài tất cả đều cần một quá trình học tập lẫn nhau, lẫn nhau thích ứng, người dân có thể hiểu rằng không gian riêng tư và không gian công cộng đòi hỏi những tiêu chuẩn hành vi khác nhau, mọi người không chỉ muốn cần đạt tới “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. (Thứ gì bản thân không muốn thì đừng làm điều đó đối với người khác), càng là có thể bồi dưỡng ra một cảm xúc đạo đức sắc sảo, với sự thoải mái đến từ đẹp đẽ, cao quý, ưu nhã.

Nhưng nếu như những gì tôi thảo luận chỉ là dừng lại ở phương diện đạo đức của cái đạo ăn uống ỉa đái, thì hiển nhiên sẽ là sự lãng phí những hiểu biết của tôi về khoa học chính trị. Tôi cần phải nói rõ, đạo lý lớn ở đây nó còn dính dáng tới chính trị. Ngay cả Trương Nghệ Mưu vào hơn 20 năm trước cũng đều phải thừa nhận, đi tiểu tiện xả bầu nước tiểu cũng mang hàm nghĩa cách mạng:

“Uống rượu của chúng ta ủ, nhìn thấy hoàng đế cũng không dập đầu.”

Từ lúc Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung, đi tiểu ở trong lòng bàn tay của Phật Tổ Như Lai, hơn nữa còn lưu lại dòng chữ “Tề Thiên Đại Thánh, đã đến đây chơi,” chúng ta đã thấy rằng việc đi tiểu với tác dụng là một cách phản kháng đã được lãng mạn hóa thần thánh hóa trong văn hóa Trung Quốc. Nhìn từ góc độ tương tác qua lại giữa Trung Quốc Đại Lục và Hong Kong Đài Loan, trong 30 năm qua, trong 15 năm đầu tiên các thương nhân Hong Kong Đài Loan đi đến khắp nơi ở Đai Lục để tiểu tiện và gieo giống, không thể không nói rằng có một sự báo ứng nhân quả nhất định với 15 năm sau đó du khách Trung Quốc Đại Lục tới Hong Kong Đài Loan phát tiết đại tiểu tiện. Nhưng không thể không phủ nhận, trong khi thể chế chuyên chế Đại Lục đang ngày càng hoành hành bá đạo ngang ngược muốn lật đổ chế độ xã hội và phương thức sinh hoạt ở Hong Kong lẫn Đài Loan, đồng bào Hong Kong Đài Loan cảm thấy thật sự tức giận khi “Bắc Kinh đã đi tiểu lên đầu của mình rồi”. Chính cảm giác sỉ nhục và phẫn nộ này mới khiến cho “dung dịch vàng” và “kim thổ” gây ra một cuộc khẩu chiến lớn liên quan đến chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa thực dân và chia rẽ tổ quốc (hoặc gọi là “Đại biện luận- Cuộc chiến về cục phân. Một cách chơi chữ đồng âm).

Nhìn từ góc độ của Hong Kong Đài Loan, chúng ta đọc lại bài thơ của lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông viết[6] vào hơn 50 năm trước “Tống Ôn Thần[7]“. Nếu như để thể chế “Một quốc gia, hai chế độ” biế thành mảnh đất đầy phân, đồng bào Hong Kong Đài Loan thật sự là có lý do để lo lắng, bọn họ sẽ đọc bài thơ “Nghênh Ôn Thần”: “千村薜荔人遺矢,萬戶蕭疏鬼唱歌。坐地日行八万里,巡天遥看一千河。/ Nghìn thôn Bệ Lệ bắt người, Muôn nhà tiêu điều quỷ hát ca. Đất mỗi ngày đi tám vạn dặm, Đi hết một vòng trông xa thấy Thiên Hà”.

https://www.theonlinecitizen.com/wp-content/uploads/2014/08/Holland-v-MRT.jpg

Một Phụ nữ Trung Quốc tuột quần tiểu/đại(?) tiện giữa thanh thiên bạch nhật ở chốn đông người, MRT station in Buona Vista, Queenstown, Singapore. Nguồn: China ‘Watch’ Canada

Năm 2014: Anh đã có vé tàu sang bờ bên kia chưa?

   (2014.02.06 

Sau khi thế giới Phương Tây rơi vào cơn bão khủng hoảng tài chính năm 2008 lớn nhất trong lịch sử, Hollywood đã cho ra mắt một phim bom tấn về chủ đề ngày tận thế là “2012”. Điều làm cho người ta không khỏi suy tư là, giới tinh anh chính trị đầy quyền lực, đám quả đầu kinh tế của các cường quốc Phương Tây Trung Quốc và Nga đã sớm làm tốt việc chuẩn bị rút chạy, bọn họ lợi dụng quyền thế hay bỏ ra số tiền khổng lồ bao phòng đặt sẵn trên con tàu Noah cuối cùng. Nhằm đón đầu lấy cơn sốt đang được chào đón về sự trỗi dậy của Trung Quốc siêu cường, bốn con tàu Noah cuối cùng với sứ mạng kéo dài lấy văn minh nhân loại là “chế tạo ở Trung Quốc”, hơn nữa ẩn nấp trong hẻm núi ở Tây Tạng.

Nguy hiểm mang tính bất định

Văn minh nhân loại đã kéo dài tới sau ngày tận thế “2012”, các quốc gia phát triển cũng dần thoát ra khỏi cơn bão tài chính 2008. Càng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy, những quốc gia có nền kinh tế mới nổi trong mấy năm nay vốn tự cho là thoát khỏi tai kiếp, thậm chí cho rằng thể chế quốc gia và mô hình phát triển của bản thân đều ưu việt hơn các quốc gia phát triển Phương Tây, bao gồm “Kim chuyên ngũ quốc BRICS”, tất cả đều đang bắt đầu suy thoái đi xuống. Ngân hàng Morgan Stanley thậm chí còn cho rằng, thời đại của BRICS đã bị thay thế bởi “Năm quốc gia mong manh” (Fragile Five, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi và Indonesia). Phản kháng xã hội và khủng hoảng đã xuất hiện tại một loạt những quốc gia có thị trường mới nổi quan trọng như Brazil, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED rút khỏi chính sách nới lỏng định lượng tiền tệ, thì giá trị những đồng tiền của Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, Argentina và những quốc gia khác giảm mạnh. Mặc dù Ngân hàng Trung ương của các quốc gia này ngay sau đó nâng cao lãi suất với ý đồ muốn ổn định niềm tin của các nhà đầu tư, nhưng nguồn tiền tư bản đã rời khỏi thị trường các quốc gia dễ vỡ này, đồng USD quay trở lại Hoa Kỳ hoặc tới thị trường các quốc gia phát triển đã trở thành xu thế.


Nguồn: OntheNet

Tình hình của năm 2014 rất giống với thời điểm 100 năm trước là năm 1914, trở thành một năm nguy hiểm cho chính trị kinh tế thế giới mà các nhân tố nguy hiểm chủ yếu đều có liên quan tới Trung Quốc. Đầu tiên, quan hệ Trung Quốc Nhật Bản tiếp tục xấu đi, hai nước đều xuất hiện những lời kêu gọi chiến tranh. Nếu như cả hai bên không thể dừng cương ngựa trước vách đá trong năm con ngựa, thì xung đột Trung Quốc Nhật Bản chắc chắn sẽ mang lại cuộc đối đầu toàn diện giữa Trung Quốc và Liên minh ba bên liên hoàn của Phương Tây (Liên minh quân sự Nhật Bản Hoa Kỳ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương North Atlantic Treaty Organization NATO, đồng minh quân sự mới Hoa Kỳ Australia). Thứ hai, tốc độ phát triển kinh tế Trung Quốc đã chững lại, công nợ của các chính quyền địa phương cũng như hệ thống tín dụng đen lúc nào cũng có thể bùng phát, đồng Nhân Dân Tệ mất giá trị ở trong nước và tăng giá ở nước ngoài rát có thể sẽ xuất hiện tình trạng mất giá cùng lúc cả trong và ngoài nước, đem đến khủng hoảng lạm phát. Cuối cùng, khủng hoảng xã hội ở Trung Quốc đã tích lũy tới mức rất khó để giải quyết, khả năng bùng phát khủng hoảng mỗi ngày đều tăng lên.

Do sự thao túng toàn diện của chính phủ Trung Quốc đối với cơ chế kiểm soát thông tin, kinh tế, xã hội Trung Quốc tất cả đều mất hết hiệu quả thông tin, những người sản xuất bình thường, người tiêu dùng và công chúng về cơ bản đều là đưa ra quyết sách lựa chọn trong điều kiện bị hạn chế về lý tính, thậm chí là trong trạng thái phi lý tính. Do vậy mỗi nguy hiểm lớn nhất trong ương lai của Trung Quốc đến từ tính vô định của nó. Vậy thì, người nào có được thông tin tình báo toàn diện nhất về xã hội, kinh tế và chính trị Trung Quốc? Chúng ta có lý do để tin rằng, vì Đảng Công sản nắm trong tay hệ thống công tác chính trị, hệ thống tuyên truyền, hệ thống an ninh quốc gia, cảnh sát quốc gia, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc, Bộ ngoại giao, Tân Hoa Xã và mạng lưới tình báo viên tạo nên hệ thống cáo giác bí mật, tất cả họ mỗi ngày đều báo cáo về tầng lớp quyết sách cao tầng Đảng Cộng sản Trung Quốc những tin tức nhạy cảm nhất. Các tổ chức cơ cấu quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng được tập trung hóa, tạo ra một cơ chế duy trì ổn định, cơ chế đưa ra quyết sách về an ninh quốc gia, hệ thống Thiên Võng kiểm soát thông tin, chiến lược tuyên truyền ra bên ngoài Trung Quốc vân vân, tất cả đều mong muốn tăng cường hiệu suất thông tin bên trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới tình trạng đảng quốc lũng đoạn và kiểm soát thông tin, trong khi đó thông tin của người dân và xã hội bị bóp méo,bưng bít, chúng ta chỉ có thể thông qua việc diễn giải khuôn mẫu hành vi của họ nhằm phá vỡ những thông tin quan trọng được nắm giữ bởi họ mà chúng ta không được biết.

Con tàu Noah của tầng lớp tư bản thân hữu Đảng Cộng sản Trung Quốc

Thông thường mà nói, hành vi luôn có thể giải thích vấn đề tốt hơn so với những ngôn từ đẹp đẽ. Khi nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra rất nhiều hứa hẹn cho người Trung Quốc về “Giấc mộng Trung Hoa”, thì rất nhiều người Trung Quốc vẫn đang mê đắm với “rau Dương Xỉ, gan xào ăn với bánh bao”, thì những quả đầu đầy quyền lực của đảng quốc đã sớm chia cắt xong hết những món thịnh soạn trên bàn tiệc nền kinh tế quốc dân Trung Quốc, cầm lấy túi tiền túi vàng lợi nhuận và bỏ trốn mất dạng.

Căn cứ vào một bản báo cáo được công bố vào tháng 1 năm 2014 của tổ chức báo chí độc lập Liên đoàn Nhà báo điều tra Quốc tế ICIJ có trụ sở tại Hoa Kỳ: Tổ chức này đã thu nhận được hồ sơ bí mật của hai công ty offshore gồm Tập đoàn Portcullis TrustNet có tổng bộ tại Singapore và Công ty Commonwealth Trust Limited có tổng bộ tại Quần đảo Virgin thuộc Anh, từ đó phát hiện rằng bọn họ phục vụ cho 22,000 khách hàng là các công ty offshore với địa chỉ đăng ký đến từ Hong Kong và Trung Quốc Đại Lục.

Sau khi được sàng lọc sơ bộ bởi hơn 50 phóng viên và hàng chục cơ quan thông tấn toàn cầu thì đã phát hiện, ít nhất có hơn 10 “gia tộc đỏ” đã sở hữu tài sản bí mật tại các trung tâm tài chính hải ngoại vốn được xem là thiên đường trốn thuế. Bọn họ bao gồm, Đặng Gia Quý là anh rể của Tập Cận Bình, con trai Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Tùng cùng con rể Lưu Xuân Hàng, cháu bên nội của Hồ Cẩm Đào là Hồ Ký Thời, con gái Lý Bằng là Lý Tiểu Lâm, con rể Đặng Tiểu Bình là Ngô Kiến Thường, con trai Vương Chấn là Vương Chi, cháu gái của Vương Quân Hòa là Vương Kinh Kinh vân vân. Hồ sơ bí mật mà Liên đoàn Nhà báo điều tra Quốc tế thu được còn cho thấy, con trai của một trong “Bát đại nguyên lão” Đảng Cộng sản Trung Quốc Bành Chân là Phó Lượng trong quãng thời gian từ năm 1997 đến năm 2000, ít nhất đã đăng ký 5 công ty tại BVI (Quần đảo Virgin thuộc Anh). Mã Hóa Đằng, người sáng lập tập đoàn Đằng Tấn Tencent và là đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc cùng với một thành viên khác sáng lập Tencent là Trương Chí Đông cũng nắm giữ công ty offshore hải ngoại TCH Pi Limited. Đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc tỉnh An Huy, chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp quốc doanh về kim loại màu Đồng Lăng (Tongling Nonferrous Metals Group Holdings Company Limited) là Vy Giang Hoành, vào năm 2006 đã đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài nguyên Đồng Quán (Tong Guan Resources Holdings) tại Quần đảo Virgin thuộc Anh. Nữ tỉ phú giàu nhất Trung Quốc Dương Huệ Nghiên, tỉ phú bất động sản Trung Quốc – người sáng lập SOHO Trung Quốc là Trương Hân cũng đều thành lập công ty hải ngoại. chủ tịch tập đoàn Thiên Sư là Lý Kim Nguyên còn là chủ tịch của 7 công ty khác tại BVI.


Một mạng lưới tư bản khác ở Hoa Kỳ. Nguồn:  The International Consortium of Investigative Journalists (ICIJ).

Bởi vì đăng ký công ty offshore tại các trung tâm tài chính hải ngoại rất đơn giản, rẻ tiền, họ còn cung cấp dịch vụ đăng ký công ty cá nhân, bảo mật thông tin khách hàng vân vân, do vậy luôn trở thành thiên đường để những người giàu có cất giấu tài sản, né thuế và rửa tiền. Cụ thể với các khách hàng Trung Quốc, chủ yếu dùng cho trường hợp tài sản nhà nước thất thoát và chảy sang tên tư nhân, lưu chuyển tài sản bẩn, sử dụng thủ thuật tài chính giữa công ty mẹ và công ty con, sử dụng các kẽ hở trong thu thuế xuất nhập khẩu, giả mạo làm vốn đầu tư nước ngoài nhằm hưởng các chính sách ưu đãi đối với các đặc khu kinh tế và khu vực gia công xuất khẩu vân vân. Trên thực tế, ngay từ những năm 2003, truyền thông của chính quyền, mạng tin tức Nhân Dân (Nhân Dân Nhật Báo) đã đưa tin, có tới hơn 200 nghìn công ty offshore được đăng ký ở ở Quần đảo Virgin thuộc Anh có liên quan tới Trung Quốc, bởi vậy từ hơn 10 năm trước việc thành lập công ty offshore hải ngoại với mục đích trốn thuế né thuế đã trở nên phổ biến. Bởi vì những quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như lãnh đạo cao tầng các doanh nghiệp quốc doanh cùng người nhà của họ thông thường cùng một lúc sở hữu nhiều cuốn hộ chiếu, sử dụng những cái tên khác nhau, cũng như khó khăn trong việc dịch lại những cái tên bính âm, phiên âm, Liên đoàn Nhà báo điều tra Quốc tế vẫn không có cách nào sàng lọc rõ ràng tên của đại đa số những chủ sở hữu các công ty offshore.

Đặc biệt là ngoại trừ Quần đảo Virgin thuộc Anh, thì Hong Kong, Singapore, London, New York, Dubai, Frankfurt am Main đều có các dịch vụ trung tâm tài chính hải ngoại, những gì chúng ta biết về hiện tượng tầng lớp tư bản thân hữu Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập công ty offshore hải ngoại chỉ là một góc nhỏ của tảng băng trôi khổng lồ. Nhưng mà ngay cả một góc nhỏ của núi băng trôi này cũng cho thấy một đạo lý lớn: Tư bản thân hữu Đảng Cộng sản Trung Quốc là những kẻ vô tổ quốc. Tổ quốc đã trở thành hiện trường tội ác đối với những quả đầu chính trị cùng tầng lớp tư bản thân hữu Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ rất gấp gáp chuyển dời tài sản bẩn có được, sử dụng phương án kim thiền thoát xác, do vậy các trung tâm tài chính hải ngoại trở thành thiên đường quan trọng nhất mà bọn họ hướng tới. Trái ngược hoàn toàn so với tưởng tượng của Hollywood, đối với tầng lớp tư bản thân hữu Đảng Cộng sản Trung Quốc, con tàu Noah của họ mặc dù sử dụng hoàn toàn là nguyên vật liệu thô từ Trung Quốc, nhưng chúng lại được chế tạo bởi các ngân hàng đa quốc gia và các tập đoàn tài chính quốc tế, bến đậu của chúng là ở vùng biển Caribbean.

Khi quần chúng không là cái gì cả

Bộ máy tuyên truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng dùng khẩu khí cưỡng ép, đe dọa đối với người dân nước này, “Không có tổ quốc, chúng mày/các người sẽ chẳng là cái gì cả.” Tuyên bố này cho thấy hai thực tế trần trụi: Bởi vì trong suốt hơn 60 năm qua kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập chính quyền đã thực hiện chế độ quản lý kế hoạch ngoại hối tập trung cao độ, do đó mặc dù có rất nhiều người và doanh nghiệp đã kiếm được không ít ngoại hối, nhưng tất cả đều bị Cục quản lý ngoại hối Quốc gia cưỡng ép mua lại, xin phép và sử dụng hạn ngạch ngoại hối được kiểm soát trực tiếp tưc cơ quan tài chính quốc gia. Cũng có nghĩa là, chính quyền nhà nước Trung Quốc đã được tồn trữ bằng kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, cung cấp cho tầng lớp tư bản thân hữu Đảng Cộng sản Trung Quốc tính thanh khoản tốt nhất, đảm bảo lộ phí đầy đủ cho họ để có thể chạy khỏi Trung Quốc bất cứ lúc nào. Thứ hai, người dân Trung Quốc vừa không hề có quyền định cư ở nước ngoài, lại cũng không hề có tài khoản và công ty offshore hải ngoại, một khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ, khoản tiền tiết kiệm bằng Nhân Dân Tệ gửi trong ngân hàng vốn được xem là khoản tiền cứu mạng sẽ nhanh chóng bị lạm phát mất giá trị, thậm chí trở thành giấy lộn. Người dân Trung Quốc lúc đó thật sự cái gì cũng không còn gì trong tay.

Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện tại vẫn còn cao giọng hô hào chống tham nhũng, nhưng đối mặt với hiện tượng tham nhũng hủ bại kinh khiếp của quan chức cao tầng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được truyền thông hải ngoại tiết lộ, người phát ngôn của chính phủ Hồng Lỗi không phải là biết điều mà cất tiếng cười đón nhận, ngược lại còn chất vấn rằng Liên đoàn Nhà báo điều tra Quốc tế có lòng dạ hiểm ác khó lường. Đối với rất nhiều quốc gia và chính phủ mà nói, những màn công bố scandal ra ánh sang chính là đang giúp chính phủ làm việc tốt. Chỉ có chính phủ Trung Quốc mới cho rằng truyền thông trở thành kẻ thù đáng ghét. Vậy thì bụng dạ tim gan của chính phủ Trung Quốc lại là cái gì đây? Bọn họ đương nhiên có một nỗi sợ hãi sâu sắc: Nếu như người dân Trung Quốc hiểu rõ rằng trong quãng thời gian chưa đến một đời người, Trung Quốc thực tế đã bị tầng lớp tư bản thân hữu Đảng Cộng sản Trung Quốc đem toàn bộ tài nguyên đào móc sạch, nền kinh tế bị chia chác, lương tâm con người bị nhiễm bẩn, ngược lại tầng lớp tư bản thân hữu đã bắt đầu tháo chạy; trong khi đó người dân Trung Quốc lại hoàn toàn vô duyên với chuyến tàu chót để sang bờ bên kia, vậy thì người Trung Quốc sẽ đứng lên tạo phản.

Người dân Trung Quốc đã đón tết dương lịch năm mới 2014, lại bắt đầu lo lắng vất vả để mua được vé tàu xe về quê đón tết Nguyên Đán. Nhưng mà mỗi người dân Trung Quốc nên bớt chút thời gian để nghĩ về vấn đề to lớn hơn: Anh đã có vé tàu sang bờ bên kia chưa?

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Hạ Minh, “Đế quốc mặt trời đỏ”, Chương 9.


[1] Hiệu ứng tài sản Wealth effect: Còn được gọi là hiệu ứng của cải, hiệu ứng thịnh vượng, chỉ sự điều chỉnh tiêu dùng của cá nhân khi thấy giá trị tài sản (nhất là nhà ở, chứng khoán) của mình thay đổi. Người tiêu dùng có thể tiêu dùng nhiều hơn khi có nhiều tài sản hơn, và có thể tiêu dùng ít đi nếu tài sản bị giảm đi.

[2]东郭子问于庄子曰:“所谓道,恶乎在?”庄子曰:“无所不在。”东郭子曰:“期而后可。”庄子曰:“在蝼蚁。”曰:“何其下邪?”曰:“在稊稗。”曰:“何其愈下邪?”曰:“在瓦甓。”曰:“何其愈甚邪?”曰:“在屎溺。”东郭子不应。

 Đông Quách Tử hỏi Trang tử: – Cái ông gọi là Đạo ấy, nó ở đâu? Trang tử đáp: – Ở khắp nơi. – Phải chỉ ra ở chỗ nào mới được chứ. – Trong con kiến. – Sao mà thấp vậy? – Trong cọng cỏ. – Còn thấp hơn nữa ư? – Trong mảnh sành. – Sao càng thấp quá vậy? – Trong cục phân. Đông Quách Tử không hỏi nữa.

[3]如厕: có nghĩa là đi nhà xí, đi đại tiện.

[4] Đại lễ đường Nhân dân人民大會堂 : Đây là công trình kiến trúc nằm ở bên mé tây của Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và được sử dụng cho các hoạt động lễ hội, hội nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Đây cũng là tòa nhà Quốc hội của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

[5]圣人遭之而不违,过之而不守。调而应之,德也;偶而应之,道也。帝之所兴,王之所起也: Gặp hoàn cảnh nào thánh nhân cũng không phản kháng, bỏ qua mà không cố chấp. Điều hoà mà thuận ứng, như vậy là Đức; vô tâm mà thuận ứng, như vậy là Đạo, nhờ vậy mà các đế, vương thời xưa hưng khởi được.

[6]送瘟神 Thơ đuổi Ôn Thần: 綠水青山枉自多,華佗無奈小虫何!千村薜荔人遺矢,萬戶蕭疏鬼唱歌。坐地日行八萬裡,巡天遙看一天河。牛郎欲問瘟神事,一樣悲歡逐逝波。

Nước biếc non xanh bao uổng thế!Trùng kia khó trị hỡi Hoa Đà! Nghìn thôn Bệ Lệ bắt người, Muôn nhà tiêu điều quỷ hát ca. Đất mỗi ngày đi tám vạn dặm, Đi hết một vòng trông xa thấy Ngân Hà. Ngưu Lang hỏi chuyện Ôn Thần ấy, Bao nỗi buồn vui nước chảy qua.

[7] 瘟神 Ôn thần: Những vị thần gieo rắc bệnh dịch, kẻ hung ác, gieo tai hoạ cho người.