Chiến tranh thương mại và ảnh hưởng đối với nền kinh tế và người dân
Kimberly Amadeo | Trà Mi
Chiến tranh thương mại là khi một quốc gia áp đặt thuế nhập cảng hoặc hạn ngạch đối với hàng nhập cảng và nước ngoài trả đũa bằng những hình thức bảo hộ thương mại tương tự.
Chiến tranh thương mại leo thang sẽ làm giảm mậu dịch quốc tế.
Cuộc chiến thương mại bắt đầu khi một quốc gia muốn bảo vệ ngành kỹ nghệ trong nước và tạo ra việc làm. Trong ngắn hạn, nó có thể có hiệu quả. Thuế nhập cảng có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho giới sản xuất hàng nội hóa. Giá của hàng nội hóa sẽ thấp hơn hàng nhập cảng bị đánh thuế. Do đó, họ sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách hàng địa phương hơn. Khi doanh nghiệp phát triển, họ sẽ tạo thêm việc làm.
Nhưng về lâu dài, một cuộc chiến thương mại làm mất việc làm. Nó làm suy giảm tăng trưởng kinh tế cho tất cả các nước liên quan. Nó cũng kích hoạt lạm phát khi thuế nhập cảng làm tăng giá hàng nhập cảng.
Thuế nhập cảng Smoot-Hawley năm 1930 là một cuộc chiến thương mại làm cuộc Đại khủng hoảng trầm trọng thêm. Nó tăng trung bình 40% đến 48% thuế nhập cảng trên 900 mặt hàng.
Thuế nhập cảng Smoot-Hawley có mục đích hỗ trợ nông dân Hoa Kỳ bị nạn hạn hán Dust Bowl phá hoại mùa màng ở miền Trung Mỹ. Nhưng nó cũng gây thiệt hại thêm cho những người Mỹ đang là nạn nhân của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế. Các quốc gia khác trả đũa Hoa Kỳ bằng cách đánh thuế nhập cảng trả đũa. Cuộc chiến thương mại làm giảm 65% mậu dịch quốc tế. Nó đã chuyển sự suy thoái kinh tế thành khủng hoàng và góp phần bắt đầu Thế chiến thứ II.
Cuộc chiến thương mại của Trump
Tổng thống Donald Trump muốn giảm thâm hụt thương mại 621 nghìn tỷ đô la Mỹ. Đó là thâm hụt lớn nhất thế giới kể từ năm 1975. Giảm thâm hụt là một phần trong chiến lược của Trump để tạo thêm việc làm.
Kết quả thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ phần lớn do người tiêu thụ Mỹ quá nhiệt tình với đối với các sản phẩm tiêu dùng và ô tô nhập cảng. Năm 2018, Hoa Kỳ đã nhập cảng 648 tỷ đô la thuốc, tivi, quần áo và các mặt hàng gia dụng khác. Mỹ chỉ xuất cảng 206 tỷ đô la những loại hàng tiêu dùng này. Chỉ điều đó đã tăng thêm $ 438 tỷ vào thâm hụt thương mại. Mỹ đã nhập cảng ô tô và phụ tùng trị giá 372 tỷ đô la, trong khi chỉ xuất cảng được 159 tỷ đô la. Điều này đã cộng thêm 214 nghìn tỷ đô la vào thâm hụt.
Đầu năm 2018, Trump nói, “Chiến tranh thương mại là điều tốt và dễ chiến thắng.” Ông đã khởi xướng ba cuộc chiến: thuế nhập cảng toàn cầu trên thép, thuế nhập cảng ô tô châu Âu và thuế nhập cảng trên hàng nhập cảng của Trung Quốc.
Sau tuyên bố chiến tranh của Trump, thị trường chứng khoán toàn cầu đảo lộn vì lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa ba nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vào cuối năm 2018, một số công ty Hoa Kỳ đã thành lập tổ chức “Thuế nhập cảng làm tổn thương miền Trung Mỹ”. Họ bị thiệt hại vì chi phí nguyên liệu nhập cảng gia tăng.
Nông dân phải chịu thuế trả đũa của Trung Quốc và châu Âu đối với hàng xuất cảng của họ. Trong vành đai nông sản Illinois, Indiana và Wisconsin, những vụ phá sản đã tăng lên mức cao nhất trong mười năm vừa qua. Trong năm 2017, những tiểu bang đó đã sản xuất một nửa số thực phẩm của Hoa Kỳ. Trên toàn quốc, thu nhập của nông dân đã giảm 11,8 tỷ đô la từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2019. Đó là mức thất thu cao nhất kể từ năm 2016.
Các quốc gia khác đang ký kết những Hiệp định Thuong mại không có Hoa Kỳ. Vào tháng 4 năm 2018, EU đã nâng cấp thỏa thuận với Mexico, loại bỏ gần như tất cả thuế nhập cảng. Vào tháng 7 năm 2018, EU đã ký một thỏa thuận với Nhật Bản về việc cắt giảm hoặc chấm dứt thuế nhập cảng đối với hầu hết tất cả hàng hóa. Đó là thỏa thuận thương mại song phương lớn nhất hiện có, gồm 152 tỷ đô la hàng hóa.
Thuế nhập cảng thép
Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan duy nhất được phép áp đặt thuế nhập cảng vào Mỹ. Nhưng vào năm 1962, quốc hội đã cho phép tổng thống chặn hàng nhập cảng có thể đe dọa an ninh quốc gia đó. Tổ chức Thương mại Thế giới chỉ có thể xét xử các tranh chấp thương mại không liên quan đến an ninh quốc gia.
Vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, Chính quyền Trump đã công bố đánh 25% thuế nhập cảng thép và 10% thuế nhập cảng nhôm. Họ nói sự lệ thuộc vào kim loại nhập cảng đe doa khả năng chế tạo vũ khí của Mỹ. Hội đồng Kỹ nghệ hàng không cho biết thuế nhập cảng của Trump sẽ làm tăng chi phí quân sự.
Mỹ là quốc gia nhập cảng thép lớn nhất thế giới vì có những công ty sản xuất ô tô. Các nhà nhập cảng thép Mỹ đã thuê 6,5 triệu công nhân so với 147.000 công nhân làm việc trong kỹ nghể sản xuất thép của Hoa Kỳ. Lợi nhuận quý thứ hai của ba công ty sản xuất ô tô lớn đã suy giảm vì thuế nhập cảng kim loại. Để thỏa mãn cổ đông, họ đã chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng. Chi phí cho thuế nhập cảng đã vượt xa bất kỳ lợi ích nào có được nhờ kế hoạch đánh thuế nhập cảng của Trump.
Tám quốc gia đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới. Sáu nước trong số đó — Canada, Ấn Độ và Mexico, Liên minh châu Âu, Na Uy và Thụy Sĩ — đã nói với WTO họ là đồng minh của Mỹ. Hai nước khiếu nại khác là Trung Quốc và Nga.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2018, Trump đã miễn thuế nhập cảng thép cho Nam Hàn, Argentina, Úc và Brazil. Nam Hàn đã đồng ý tăng gấp đôi hạn ngạch nhập cảng ô tô của Hoa Kỳ. Nam Hàn đồng ý để Hoa Kỳ giữ mức thuế nhập cảng 25% cho xe tải trong 20 năm nữa.
Sau cuộc họp G7, ngày 11 tháng 6 năm 2018, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết Canada sẽ trả đũa Mỹ bằng thuế nhập cảng. Mexico công bố thuế nhập cảng thép dẹt, đèn và các sản phẩm thịt lợn của Hoa Kỳ.
Thời biểu Sự kiện Chiến tranh Thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ
Cho đến nay, thâm hụt thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ theo quốc gia là với Trung Quốc. Năm 2018, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là 419 tỷ đô la. Hoa Kỳ đã nhập cảng 540 tỷ đô la, phần lớn là máy tính, điện thoại di động và hàng may mặc. Đa số những mặt hàng này là sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ sản xuất tại Trung Quốc nhưng vẫn được coi là hàng nhập cảng. Công ty Hoa Kỳ đã xuất cảng 120 tỷ đô la sang Trung Quốc. Hầu hết trong số này là máy bay thương mại, đậu nành và ô tô.
Ngoài việc giảm thiểu thâm hụt thương mại, Trump còn muốn hạn chế chuyển giao công nghệ Hoa Kỳ cho các công ty Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài phải tiết lộ bí mật thương mại của họ nếu muốn bán hàng hóa tại Trung Qốc. Chính quyền Mỹ cũng đã yêu cầu Trung Quốc ngừng trợ cấp cho 10 ngành kỹ nghệ được ưu tiên trong kế hoạch “Made in China 2025”. Đó là những ngành như robot, hàng không và phần mềm. Trung Quốc cũng có kế hoạch trở thành trung tâm trí tuệ nhân tạo đầu tiên của thế giới vào năm 2030. Truung Quốc không chắc sẽ dồng ý với những yêu cầu vừa kể của Mỹ.
Chính quyền Trump đã áp đặt ba lượt thuế nhập cảng trên hàng nhập cảng của Trung Quốc tổng cộng 250 tỷ đô la. Vào ngày 20 tháng 5 năm 2019, Trump áp đặt thuế nhập cảng lần thứ tư. Ông đã tăng thuế nhập cảng lên 25% đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD. Ông đang gia tăng áp lực đối tại các cuộc đàm phán thương mại đang tiến hành. Ông nói rằng ông có thể đánh thuế nhập cảng thêm trên hàng hóa nhập cảng còn lại của Trung Quốc trị giá 325 tỷ đô la.
Trung Quốc sẽ đánh 25% thuế nhập cảng trên 60 tỷ đô la hàng hóa của Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 1 tháng 6 năm 2019. Một số nhà đầu tư cũng lo ngại Trung Quốc có thể bán một phần khoản nợ của Mỹ trị giá 1,13 nghìn tỷ đô la. Điều này sẽ làm bãi suât tăng lên và làm nền kinh tế Mỹ chậm lại.
Sau đây là những sự kiện quan trọng nhất trong thời biểu chiến tranh thương mại. Bạn đọc có thể tham khảo một thời biểu chi tiết của Bloomberg tại đây.
Vào ngày 22 tháng 1 năm 2018, Tổng thống Trump đã áp đặt thuế nhập cảng và hạn ngạch đối với những tấm pin mặt trời và máy giặt của Trung Quốc. Trung Quốc là nước tiên phong trong lãnh vực sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời.
Vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, Trump đã yêu cầu Trung Quốc lên kế hoạch giảm thâm hụt thương mại 100 tỷ đô la. Kế hoạch cải cách kinh tế của Trung Quốc gồm cả việc giảm sự phụ thuộc vào hàng xuất cảng. Nhưng Trung Quốc nói họ không chận mức cầu của người tiêu dùng Mỹ đối với hàng giá rẻ của Trung Quốc.
Vào ngày 22 tháng 3 năm 2018, chính quyền Trump đã công bố đánh thuế nhập cảng trên hàng Trung Quốc trị giá 60 tỷ đô la. Mỹ tuyên bố Trung Quốc sử dụng gián điệp mạng, và áp lực của chính phủ để đánh cắp kỹ thuật hàng đầu của Mỹ. Vào ngày 23 tháng 3, Trung Quốc đã công bố đánh thuế nhập cảng trên hàng hóa của Mỹ trị giá 3 tỷ đô la gồm trái cây, thịt lợn, nhôm tái chế và ống thép.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2018, Chính quyền Mỹ bắt đầu đàm phán với Trung Quốc. Họ yêu cầu Trung Quốc giảm thuế nhập cảng cho ô tô của Hoa Kỳ, nhập cảng thêm chất bán dẫn của Hoa Kỳ và để các công ty Mỹ được đi vào lĩnh vực tài chính của nước này một cách rộng rãi hơn.
Vào ngày 3 tháng 4 năm 2018, chính quyền Trump dọa sẽ đánh 25% thuế nhập cảng trên 50 tỷ đô la hàng hóa trong ngành điện tử, hàng không và máy móc của Trung Quốc. Vài giờ sau, Trung Quốc công bố sẽ đánh 25% thuế nhập cảng vào 106 mặt hàng xuất cảng của Hoa Kỳ. Vào ngày 18 tháng 4, Trung Quốc đánh thuế vào hai hàng xuất cảng khác của Hoa Kỳ là lúa miến và máy bay Boeing. Trung Quốc nhắm vào hàng sản xuất từ các tiểu bang đã ủng hộ Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Trung Quốc bỏ thuế nhập cảng lúa miến vào ngày 18 tháng 5.
Vào ngày 2 tháng 5 năm 2018, Trung Quốc đã hủy bỏ tất cả các hợp đồng nhập cảng đậu nành của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã nhập cảng 12 tỷ đô la Mỹ đậu nành để nuôi lợn, mặt hàng thịt chính yếu. Nó thay thế đậu Mỹ bằng sản phẩm của Brazil. Nông dân Hoa Kỳ đã bán một nửa vụ mùa của họ cho Trung Quốc. Khi thị trường đó biến mất, nó làm Hoa Kỳ thiệt hại nhiều hơn Trung Quốc. Vào tháng 7 năm 2018, giá đậu tương đã xuống mức thấp nhất trong 10 năm khi giới nhà phân tích dự đoán tình trạng dư cung.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 2018, Trump đe dọa đánh thuế hàng nhập cảng Trung Quốc trị giá hơn 100 tỷ đô la, bằng một phần ba hàng hóa Hoa Kỳ nhập cảng từ Trung Quốc. Nếu Trung Quốc trả đũa, họ sẽ đánh thuế đối với tất cả hàng xuất cảng của Hoa Kỳ sang Trung Quốc.
Vào ngày 10 tháng 4 năm 2018, Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm thuế nhập cảng cho xe của Mỹ. Nhưng hầu hết các công ty sản xuất ô tô thấy sản xuất ô tô ở Trung Quốc rẻ hơn, bất kể bị thuế nhập cảng.
Vào ngày 4 tháng 5 năm 2018, chính phủ Trump yêu cầu Trung Quốc giảm thâm hụt thương mại 200 tỷ đô la và cắt giảm thuế nhập cảng cho hàng hóa của Mỹ vào năm 2020. Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc ngưng trợ cấp cho các công ty kỹ thuật, ngừng ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, và nhận đâu tư của Mỹ vào Trung Quốc nhiều hơn.
Vào ngày 15 tháng 5 năm 2018, Trung Quốc đồng ý để Qualcomm mua lại NXP. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ loại bỏ thuế nhập cảng đối sản phẩm của với công ty viễn thông Trung Quốc ZTE.
Thỏa thuận này hỗ trợ khuynh hướng trọng thương. Nó cổ xúy những ngành kỹ nghệ cụ thể rất quan trọng đối với mục đích của giới lãnh đạo chính trị.
Ngành kỹ nghệ viễn thông là một phần của chiến lược tăng trưởng của Trung Quốc, đó là một lý do. Lý do khác là công ty ZTE đã vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran và Bắc Hàn. Vào ngày 12 tháng 6, Thượng viện Mỹ đã chặn thỏa thuận của Trump. Nhiều quốc gia thấy việc Trump xóa bỏ thuế nhập cảng đối với ZTE là một nhược điểm họ có thể kahi thác được. Họ sẽ cố gắng gấp đôi để tìm ra những ngoại lệ đối với thuế nhập cảng của Trump. Nhiều nước châu Âu muốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Họ có thể đe dọa đánh thuế nhập cảng đối với hàng nhập cảng của Hoa Kỳ như một lá bài thương lượng.
Vào ngày 21 tháng 5 năm 2018, Trung Quốc đã đồng ý cắt giảm thuế đối với hàng nhập cảng ô tô của Hoa Kỳ từ 25% xuống 15%. Nó sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7.
Vào ngày 29 tháng 5 năm 2018, chính quyền Trump cho biết sẽ nhắm vào 50 tỷ đô la hàng nhập cảng từ Trung Quốc. Nó cũng sẽ hạn chế việc Trung Quốc mua lại kỹ thuật của Hoa Kỳ.
Vào ngày 6 tháng 7 năm 2018, thuế nhập cảng của Hoa Kỳ đã có hiệu lực trên 34 tỷ đô la hàng nhập cảng của Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa với mức thuế 40% đối với Hoa Kỳ Tesla tuyên bố sẽ xây một nhà máy ở Thượng Hải để tránh thuế nhập cảng. Trung Quốc cũng công bố thuế đánh nhập cảng đối với nông sản xuất cảng của Hoa Kỳ.
Nông dân vùng Trung Tây đã bị thiệt hại vì sản phẩm và nông súc dư thừa. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2018, Trump tuyên bố sẽ cung cấp 12 tỷ đô la tài trợ cho nông dân Mỹ. Vào ngày 27 tháng 8, chính quyền đã công bố một khoản cứu trợ trị giá 4,7 tỷ đô la. Riêng người trồng ngô cho biết chi phí của họ lên tới 6 tỷ USD.
Vào ngày 11 tháng 7 năm 2018, chính quyền đã công bố mức thuế 10% đối với 200 tỷ đô la hàng nhập cảng khác của Trung Quốc. Thuế nhập cảng đó đã có hiệu lực vào giữa tháng 9 năm 2018, vài tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018. Hoa Kỳ cũng đe dọa đánh 25% thuế sau ngày 1 tháng 1 năm 2019, trên một loạt các mặt hàng tiêu dùng, gồm cá, hành lý, lốp xe, túi xách, đồ nội thất, quần áo và nệm.
Trung Quốc đe dọa sẽ đáng thuế nhập cảng thêm trên 60 tỷ đô la vào hàng xuất cảng của Hoa Kỳ. Đáp lại, Trump đe dọa sẽ áp đặt thêm thuế cho đến khi tất cả 500 tỷ USD hàng nhập cảng của Trung Quốc bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế 0,75 điểm trong năm 2018. Nó cũng có thể đe dọa việc xuất cảng dầu đá phiến của Mỹ. Trung Quốc mua 20% dầu xuất cảng của Hoa Kỳ.
Vào ngày 2 tháng 8 năm 2018, chính quyền Trump đã công bố đánh thuế 25% trên hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la của Trung Quốc. Mức thuế này đã có hiệu lực vào ngày 23 tháng 8. Nó được áp dụng cho các thiết bị kỹ nghệ như máy kéo, ống nhựa và hóa chất. Đáp lại, Trung Quốc đã công bố đánh thuế 25% trên hàng hóa trị giá 16 tỷ USD của Mỹ, gồm cả ô tô và than. Nó đã có hiệu lực cùng ngày.
Vào ngày 18 tháng 9 năm 2018, chính quyền Trump đã công bố đánh thuế nhập cảng trên 200 tỷ đô la hàng nhập cảng của Trung Quốc. Tỷ lệ 10% thuế nhập cảng sẽ bắt đầu vào ngày 24 tháng 9 năm 2018. Nó sẽ tăng lên 25% vào ngày 1 tháng 1 năm 2019. Mức thuế được áp dụng trên 5.745 mặt hàng. Chúng bao gồm một loạt các thiết bị điện tử, thực phẩm, dụng cụ và đồ gia dụng.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2018, Tổng thống Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G-20. Trump đã đồng ý trì hoãn việc tăng thuế lên 25% ngày 1 tháng 1 năm 2019, đến ngày 1 tháng 3 năm 2019. Các chuyên viên đàm phán đã lên kế hoạch gồm 142 vấn đề, gồm bảo vệ sở hữu trí tuệ, kỹ thuật và an ninh mạng, cũng như tiền tệ, nông nghiệp và năng lượng.
Vào ngày 11 tháng 12, nhiều cơ quan liên bang Mỹ cho biết họ lên án vì Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại và kỹ thuật của Hoa Kỳ. Bộ Tư pháp sẽ kết án tin tặc đột nhập vào các mạng của Hoa Kỳ. Cuối ngày hôm đó, Trung Quốc đồng ý giảm thuế nhập cảng ô tô xuống. Nó cũng đồng ý trở lại mua đậu nành của Mỹ và cho phép công ty Mỹ dễ dàng hơn đi vào các ngành kỹ nghệ Trung Quốc.
Vào ngày 18 tháng 1 năm 2019, Trung Quốc đã đồng ý mua thêm hàng xuất cảng của Hoa Kỳ và giảm thâm hụt thương mại.
Vào ngày 27 tháng 2 năm 2019, chính quyền Trump đã bỏ lời đe dọa áp đặt thuế 25% thuế nhập cảng. Ban đầu dự định áp dụng từ ngày 1 tháng 1, sau đó chuyển sang ngày 1 tháng 3, sau đó bỏ hẳn.
Nguyên nhân của Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ với Trung Quốc
Các chính trị gia Hoa Kỳ từ lâu đã đe dọa khai chiến với đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về hàng hóa. Tham thủng mậu dịch xẩy ra khi xuất cảng ít hơn nhập cảng.
Năm 2017, Hoa Kỳ đã xuất cảng 130 tỷ đô la sang Trung Quốc. Ba mặt hàng xuất cảng lớn nhất là máy bay, 16 tỷ đô la; đậu nành, 12 tỷ USD; và ô tô, 11 tỷ đô la. Nhập cảng của Hoa Kỳ từ Trung Quốc là 506 tỷ đô la. Hầu hết là hàng điện tử, quần áo và máy móc.
Một nửa số hàng nhập cảng của Trung Quốc do các công Hoa Kỳ ở Trung Quốc mua để chế tạo sản phẩm khác. Họ gửi nguyên liệu đến Trung Quốc để lắp ráp thành phẩm với chi phí thấp. Sau khi được chuyển về Hoa Kỳ, chúng được coi là hàng nhập cảng. Thuế nhập cảng tăng chi phí của họ, buộc họ phải tăng giá thành hay sa thải công nhân.
Một ví dụ là cá hồi lưới ở Alaska và được gửi đến Trung Quốc để chế biến, sau đó được gửi trở lại kệ hàng tạp hóa của Hoa Kỳ. Nếu Trump áp đặt thuế nhập cảng trên thủy sản nhập cảng, giá sẽ thêm từ 25 xu đến 50 xu một pound.
Trung Quốc là nước xuất cảng số 1 thế giới. Lợi thế của nó là Trung Quốc có thể sản xuất hàng hóa cho thế giới với giá rẻ hơn. Trung Quốc có mức sống thấp hơn, cho phép các công ty của họ trả lương công nhân viên thấp hơn. Các công ty Mỹ không thể cạnh tranh với chi phí thấp của Trung Quốc, do đó, Mỹ mất việc làm sản xuất tại Hoa Kỳ. Người Mỹ, tất nhiên, muốn mua những hàng hóa này với giá thấp nhất. Hầu hết người tiêu dùng ở Mỹ không sẵn sàng trả tiền cho hàng hóa “Made in America”.
Chiến tranh thương mại với EU
Vào ngày 7 tháng 3 năm 2018, Hoa Kỳ đe dọa đánh thuế xuất cảng 25% trên các loại hàng xuât cảng của Mỹ ngư cranberries, xe máy Harley Davidson, quần jean và bourbon. Trump hoãn đánh thuế thép cho đến ngày 1 tháng 5 năm 2018.
Vào ngày 21 tháng 4 năm 2018, EU đã nâng cấp thỏa thuận thương mại với Mexico. Sau khi ký kết, thỏa hiệp thương mại đó sẽ loại bỏ thuế nhập cảng khỏi hầu hết tất cả các giao dịch giữa hai khu vực.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2018, Trump tuyên bố sẽ hoãn đánh thuế nhập cảng hàng hóa của EU cho đến ngày 1 tháng 6 năm 2018. Ông muốn đồng minh của Hoa Kỳ bỏ 10% thuế nhập cảng đối với ô tô của Hoa Kỳ. Ông cũng yêu cầu EU thiết lập hạn ngạch đối với lượng thép xuất cảng của họ.
Nhưng vào ngày 31 tháng 5 năm 2018, Trump đã không hoãn đánh thuế nhập cảng. Ông áp đặt thuế nhập cảng đối với Canada, Mexico và EU. Hiệp hội Nhôm Hoa Kỳ cho biết quyết định này sẽ phá vỡ “chuỗi cung cấp mà hơn 97% công việc trong ngành nhôm của Hoa Kỳ phụ thuộc.”
Vào ngày 21 tháng 6, Đức đề nghị chấm dứt đánh thuế 10% trên ô tô nhập cảng của Hoa Kỳ nếu Trump không áp đặt 25% thuế trên hàng nhập cảng của EU. Hiện đã có mức thuế 25% của Hoa Kỳ đối với xe tải nhẹ.
Vào ngày 22 tháng 6, EU đã trả đũa thuế nhập cảng thép bắng thuế nhập cảng trên 3,2 tỷ đô la sản phẩm của Mỹ. Họ nhắm mục tiêu là địa bàn chính trị ủng hộ của Trump. Ví dụ về những hàng nhập cảng chịu thuế này là bourbon, xe máy và nước cam.
Vào ngày 17 tháng 7 năm 2018, EU đã ký thỏa thuận thương mại với Nhật Bản. Thỏa thuận này đã giảm hoặc chấm dứt thuế nhập cảng đối với hầu hết tất cả hàng hóa. Đó là hiệp định thương mại song phương lớn nhất, 152 tỷ đô la hàng hóa. Nó sẽ có hiệu lực vào năm 2019 sau khi phê chuẩn.
Vào ngày 25 tháng 7 năm 2018, EU và Hoa Kỳ đã đồng ý tạm ngưng đánh thuế mới, xét lại thuế nhập cảng thép và nhôm và hướng tới mức thuế bằng 0 đối với hàng hóa kỹ nghệ không thuộc kỹ nghệ ô tô. EU đã đồng ý nhập cảng thêm khí tự nhiên hóa lỏng và đậu nành của Hoa Kỳ. Điều đó sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào khí tự nhiên hóa lỏng của Nga và giúp cho nông dân Mỹ đã mất thị trường Trung Quốc do chiến tranh thương mại. Nhưng giá khí tự nhiên hóa lỏng của Nga thấp hơn nhiều so với hàng của Mỹ, do đó, không có bất kỳ thay đổi lớn nào sẽ xẩy ra ở đó.
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2019, chính quyền Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế nhập cảng trên 11 tỷ đô la hàng nhập cảng châu Âu. Họ muốn buộc EU chấm dứt trợ cấp cho công ty sản xuất máy bay Airbus. Thuế nhập cảng có thể làm tăng giá hàng nhập cảng như phô mai, xe đạp và dao dùng trong bếp.
Người tiêu thụ bị ảnh hưởng như thế nào
Chiến tranh thương mại đã làm giá cả tăng lên cho người tiêu dùng nhưng sản phẩm có thép và nhôm. Nhưng công ty sản xuât nước ngọt và bia lon là những người đầu tiên tăng giá. Giá của giá treo quần áo nhập cảng, vật liệu máy móc và chip máy tính và máy sản xuất dụng cụ.
Liên minh các công ty sản xuất ô tô cảnh cáo rằng giá của thép sản xuât ở Mỹ sẽ tăng khi thép giá trẻ bị loại khoei thị trường. Tfnh trạng này “đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của kỹ nghệ và tăng chi phí cho khách hàng của chúng tôi.”
Ví dụ, hãng Mid-Continent Nail ở Missouri đã công bố sa thải nhân viên vì giá thép đã quá cao để họ có thể sản xuất và vẫn có lợi. Harley-Davidson tuyên bố sẽ chuyển một số sản xuất ra nước ngoài để tránh thuế nhập cảng trả đũa của EU.
Kỹ nghệ bắt tôm hùm ở Maine sẽ phải gánh chịu thuế nhập cảng trả đũa của Trung Quốc đánh lên hải sản Hoa Kỳ (Trung Quốc quay sang mua thêm tôm hùm Canada. – TM). Các công ty sản xuất phô mai California đang thấy thị trường của họ ở Trung Quốc và Mexico biến mất vì thuế nhập cảng. Các công ty sản xuất phụ tùng ô tô ở Wisconsin và ngành kỹ nghệ làm bourbon của Hoa Kỳ là những ngành nghề khác đang bị thiệt hại. Theo The Wall Street Journal, thuế nhập cảng cũng đã đã làm việc xuất cảng gỗ và ngũ cốc chậm lại.
Tháng 10 năm 2018, một số công ty dự báo họ sẽ phải chi phí thêm vì chiến tranh thuế nhập cảng trong năm 2019:
- United Technologies: 200 tỷ đô la.
- 3M: 100 triệu đô la.
- Honeywell: “hàng trăm triệu.”
- Ford: 1 tỷ USD.
Thuế nhập cảng nước ngoài trên mặt hàng xuất cảng của Hoa Kỳ sẽ khiến giá thành của chúng đắt hơn. Các công ty xuất cảng của Hoa Kỳ có thể phải cắt giảm chi phí và có thể phải sa thải công nhân viên để duy trì được mức giá cạnh tranh. Nếu thất bại, họ có thể cắt giảm chi phí thêm nữa hoặc phá sản.
Về lâu dài, chiến tranh thương mại làm sự tăng trưởng kinh tế chậm lại. Chiến tranh như vậy gây ra nhiều vụ sa thải hơn vì bị nước ngoài trả đũa. 12 triệu công nhân Hoa Kỳ có công ăn việc việc làm nhờ xuất cảng có thể bị sa thải.
Hãng Tư vấn kinh tế Oxford cho biết chiến tranh thương mại sẽ gây thiệt hại khoảng 800 tỷ đô la trong nền mậu dịch toàn cầu.
Điều đó có thể làm chậm tăng trưởng 0,4 phần trăm. Điều đó xảy ra cùng lúc với giá dầu và lãi suât đang tăng lên.
Theo thời gian, chiến tranh thương mại làm suy yếu ngành kỹ nghệ nội địa được bảo vệ. Không có cạnh tranh của sản phẩm nước ngoài, các công ty trong những kỹ nghệ đó không cần phải đổi mới. Cuối cùng, sản phẩm địa phương sẽ giảm phẩm chất so với hàng sản xuất ở nước ngoài.
Điểm mấu chốt
Cuộc chiến thương mại có thể cải thiện (làm giảm) thâm hụt thương mại của một quốc gia trong ngắn hạn nhưng nó có thể khiến gây thiệt hại cho sự tăng trưởng của cả nền kinh tế quốc gia trong dài hạn. Hoa Kỳ đang tham gia vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Mexico và Canada. Vì điều này, các quốc gia bị ảnh hưởng đã ký kết thỏa thuận thương mại với những quốc gia khác và đặt Mỹ ra ngoài vùng mậu dịch.
Những hành động của Tổng thống Trump vì chủ nghĩa bảo hộ thương mại đã làm thiệt hại nền kinh tế Hoa Kỳ. Chúng đã làm tăng giá ô tô, chip máy tính, nước ngọt và bia, và thiết bị nặng. Nhiều công ty đã cắt giảm việc làm vì chi phí sản xuất với vật liệu địa phương tăng lên quá cao. Các nhà xuất cảng nông sản, bourbon, phô mai và phụ tùng ô tô của Hoa Kỳ đang gánh chịu thiệt hại nắng nề vì mất thị trường của họ ở nước ngoài.
Trump phải sớm giải quyết cuộc chiến thương mại trước khi nó gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Liệu ông có thể dập tắt nhiệt tình của người dân Mỹ đối với các sản phẩm tiêu dùng giá rẻ và ô tô nhập cảng hay không? Liệu Trump có thể thuyết phục được người Mỹ sẵn sàng trả tiền cho hàng hóa“Made in America” hay không? Đó chỉ là vài câu hỏi rât đơn giản. [TM]
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Trade Wars and their Effect on the Economy and You | Kimberly Amadeo | The Balance | May 14th, 2019.