Đảng Dân chủ sẽ không thắng nếu có chính sách thương mại như Trump

Edward Alden (FP) | DCVOnline

Vấn đề chẳng phải là thương mại quốc tế mà là là đảng Cộng hòa trao quyền cho những đại công ty và không màng đến công nhân.

Bernie Sanders yêu cầu quốc hội khoog nên vội phê chuẩn Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương vào ngày 3 tháng 6 năm 2015.

Hiện có 23 ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ tranh đua để kế vị Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Nhưng tất cả đều lúng túng trước một vấn đề về chính sách đối ngoại lớn nhất của thế hệ chúng ta: leo thang chiến tranh thương mại của Trump, bắt đầu giống với chính sách làm hại đồng minh một cách thảm khốc của những năm 1930. Đảng Dân chủ trở nên quá nghi ngại về những hiệp định thương mại trong một thời gian dài, và họ cũng tiếng còi bảo hộ kinh tế thu hút và nay đã không nói nên lời khi Trump tiếp tục đi trên con đường đổ nát đó.

Nếu đảng Dân chủ không có chính sách về vấn đề này thì coi như họ không co một chính sách kinh tế lớn để có thể thắng trong cuộc vận động tranh cử. Và như thế họ cũng sẽ nói tới thế giới rằng các chính sách thương mại của Trump — vốn đã làm các đồng minh thân cận nhất của Washington xa lánh Mỹ và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng ngày càng tăng với Trung Quốc – đang được sự ủng hộ của dân chúng Hoa Kỳ. Nó bất chấp việc hiện nay 3/4 người Mỹ, con số cao nhất từng được ghi nhận, tin rằng thương mại là cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng chứ không phải là mối đe dọa đối với nền kinh tế của Mỹ.

Đã quan sát đảng dân chủ trăn trở về chính sách thương mại từ đầu nhiệm kỳ của chính quyền của Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993, tôi có ba đề nghị sau đây để giúp các ứng cử viên đảng dân chủ tìm thấy hướng đi trong về vấn đề này.

Đầu tiên, đảng Dân chủ nên ngừng ngay những mâu thuẫn về thương mại. Thương mại tốt, chấm hết. Thương mại đã xây dựng những liên minh của Hoa Kỳ, giúp mọi người thoát khỏi đói nghèo trên khắp thế giới, tạo ra các công ty sáng tạo nhất thế giới và giảm giá thực phẩm, quần áo, hàng điện tử và nhiều nhu yếu phẩm và thú vui khác cho cuộc sống.

Điều mà đảng Dân chủ phản đối, và nên phản đối là chính sách thương mại của đảng Cộng hòa thường trao quyền cho những tập đoàn lớn đồng thời gây ra những tác động tiêu cực cho giới công nhân Mỹ. Và chính sách thương mại của Hoa Kỳ trong 30 năm qua phần lớn là chính sách của đảng Cộng hòa.

Một số người có thể phản đối, lập luận rằng Clinton ủng hộ NAFTA và đã được Quốc hội đồng ý (mặc dù có những sửa đổi khiêm tốn để tăng cường việc bảo vệ người lao động và môi trường). Tổng thống Barack Obama đi đoạn kết cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Nhật Bản và 10 quốc gia khác ở Thái Bình Dương, và thỏa thuận này đã bị Trump xé bỏ ngay khi vừa nhậm chức.

Cả hai ý kiến ​​phản đối đều đúng, nhưng cũng đúng là những cuộc đàm phán đó đều do những  tổng thống Cộng hòa đề nghị và đảng Dân chủ thừa kế kết quả. Xé bỏ hiệp định nửa chừng là những cái tát vào mặt đồng minh, điều mà những tổng thống Hoa Kỳ thường rất không muốn làm.

Những yếu tố gây khó chịu nhất cho khối Dân chủ trong quốc hội của hiệp định (TPP) đó – là sự trao quyền cho các tập đoàn có thể kiện chính phủ, thiếu sự bảo vệ cho giới lao động và sự áp dụng luât bảo vệ môi trường, chính sách bảo vệ bằng sáng chế qua ưu đãi với những công ty bào chế dược phẩm —  là những ưu tiên của đảng Cộng hòa.

Và chính đảng Cộng hòa đã tranh đấu cắt giảm ngân quỹ để giúp đỡ và huấn nghệ lại cho công nhân. Các tổng thống đảng Dân chủ đã miễn cưỡng đồng ý với những ưu tiên của đảng Cộng hòa vì đó là cách duy nhất để có lấy được phiếu bầu của đảng Cộng hòa mà họ cầnphải có  trong Quốc hội để có thể phê chuẩn được những hiệp định thương mại đó.

Đối với đảng Dân chủ, sự lựa chọn trong nhiều chục năm vừa qua là theo chính sách thương mại của đảng Cộng hòa hoặc không có chính sách thương mại. Một nghị trình thực sự của đảng Dân chủ sẽ tạo ra những hiệp định khác với NAFTA  hoặc TPP.

Thứ hai, đảng Dân chủ phải ngăn chận không để cho Trump chi phối cuộc thảo luận kinh tế vì thuế nhập cảng. Thuế nhập cảng là thuế người dân phải trả. Gọi cho đúng tên của nó là thuế. Và giải thính rõ rằng nó là loại thuế thoái hóa nhất có thể tưởng tượng được, tăng giá cho tất cả người tiêu thụ ở Mỹ cần mua sắm tất cả mặt hàng gia dụng thiết yếu đang nhập cảng. Người dân thường  ở Mỹ  là những người bị thiệt hại. Họ phải trả giá cao hơn cho ô tô, máy giạt, bàn tủ trong nhà và sắp phải trả  giá đắt hơn cho quần áo, giầy dép, điện thoại di động nếu chính quyền Trump ấp đặt thuế nhập cảng thêm một lần nữa trên những mặt hàng gia dụng làm ở Trung Quốc.

Hiện nay nông dân Mỹ, những người đang gặp khó khăn nhât trong nhiều chục năm vừa qua vì giá đậu nành, lúa mì, trái cây và các nông phẩm khác mất giá vì là bia bắn cho sự trả đũa bằng thuế nhập cảng vào Trung Quốc và thuế nhập cảng vào châu Âu cũng đã gây ảnh hưởng nặng nề. Các hãng sản xuất nhỏ, cấn có những đồ pphuj tùng do Trung Quốc sản xuất, đang mất dần cho đến mất hết lợi nhuận. Thỏa thuận mới đạt được với Mexico và Canada hôm 17 tháng Năm vừa qua để dỡ bỏ thuế nhập cảng thép và nhôm là một quyết định cần có từ lâu, nhưng nó sẽ chẳng thấm vào đâu nếu so sánh với vòng leo thang chiến tranh thương mại sắp tới giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.

Các tập đoàn lớn như Caterpillar và Monsanto cũng không hài lòng với tổng thống Trump về việc áp dụng thuế nhập cảng. Nhưng họ không bị thiệt hại nhiều. Đó là vì Quốc hội do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã cắt giảm thuế cho họ ở mức khổng lồ trong năm 2017,  nên họ vẫn có lợi hơn nhiều so với mất mát vì chính sách thuế nhập cảng của chính phủ hiện nay. Caterpillar có gần 60% hoạt động kinh doanh bên ngoài Hoa Kỳ và có một chuỗi cung cấp, nhà máy và khách hàng khắp nơi trên thế giới.

Trong khi chắc chắn là họ không hoan nghênh thuế nhập cảng nhưng một công ty toàn cầu lớn như vậy có đủ sức linh hoạt để chuyển sang các nước khác và để tránh thuế nhập cảng và giữ giá thành của sản phẩm ở mức thấp. Các hãng sản xuất nhỏ hơn hoặc những gia đình nông dân Mỹ không có được những lựa chọn như những đại công ty vừa kể. Đảng Dân chủ nên có chính sách để bảo vệ giói sản xuât thấp cổ bé miệng này.

Thứ ba, đảng Dân chủ phải bắt đầu nói chuyện rõ ràng và trung thực về Trung Quốc. Trung Quốc là một vấn đề lớn, và Trump đang biến nó thành một vấn đề lớn hơn. Cả hai đảng đều đã nhận định sai lầm về Trung Quốc. Trong những năm 1990 và 2000 cả hai đảng đều tin rằng rằng đổi mới kinh tế của Trung Quốc sẽ dẫn đến cải cách chính trị; đó là những hy vọng ngây thơ và hão huyền. Hiện tại đã có sự đồng thuận rõ ràng hơn rằng các hoạt động thương mại của Trung Quốc — gồm cả việc ăn cáp kỹ thuật và trợ cấp kỹ nghệ — đang gây thiệt hại cho Hoa Kỳ và những nền kinh tế thị trường khác trên thế giới.

Nhưng cách đối phó với Trung Quốc của Trump là sai lầm. Hoa Kỳ đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh với Nga không phải bằng cách  trừng phạt ào ào mà do việc kiên nhẫn xây dựng những liên minh, bảo vệ các cơ chế toàn cầu như Tổ chức Thương mại Thế giới và nuôi dưỡng sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ. Trump thi khác; chính quyền Mỹ hiện nay đang gây thiệt hại cho những đồng minh đó; Mối đe dọa mới nhất là Mỹ sẽ đánh thuế nhập cảng ô tô của Nhật và châu Âu vào Hoa Kỳ.

Thuế nhập cảng của Trump cũng đang bắt buộc xẩy ra cuộc tỉ thí song phương giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đang gây thiệt hại cho cả hai nền kinh tế — và cũng có thể leo thang thành cuộc đối đầu mạnh hơn nữa — thay vì đặt áp lực đều đặn và cần thiết. Có nghĩa là kiên nhẫn vận động dùng luật lệ của WTO để kiềm chế Trung Quốc, và hợp tác với đồng minh để giải quyết các vấn đề ăn cắp kỹ thuật và trợ cấp kỹ nghệ của Trung Quốc (thay vì đánh thuế nhập cảng vào hàng hóa của họ).

Một chính sách thương mại thành công cũng đòi hỏi phải giải quyết các thách thức thực tế khó khăn trong nước. Đâu là chiến lược của Đảng Cộng hòa trong việc giáo dục và huấn nghệ lại lực lượng lao động của Mỹ cho một nền kinh tế mới mà kỹ thuật sẽ gây xáo trộn nhiều hơn là thương mại? Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở đâu? Đâu là sự hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển để tăng cường sự đổi mới của Hoa Kỳ? Đâu là chính sách nhập cư thu hút và giữ lại nhân lực với trí tuệ sáng giá thay vì xô đuổi họ đi? Để thành công cạnh tranh chống lại Trung Quốc, Mỹ phải phải xây dựng và nuôi dưỡng sức mạnh kinh tế của mình hơn là sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đánh đổ Trung Quốc.

Có một chương trình nghị sự thương mại tích cực và hướng tới tương lai sẽ là một cách tiếp cận tốt hơn cho đảng Dân chủ hơn là thử thách các ứng cử viên bằng những bài toán đố về NAFTA hoặc TPP. Chính sách hiện nay của Trump đã làm cho những cuộc tranh luận cũ đó trở thanh vô nghĩa. Người Mỹ xứng đáng, và thế giới cần biết, liệu đảng Dân chủ cũng chỉ là một dạng như Trump khi nói đến chính sách thương mại, hay liệu họ có thể đưa ra một một tầm nhìn mới và hướng tới tương lai, dùng thương mại như một phần của chiến lược để xây dựng sự giàu mạnh cho tất cả mọi người

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:  Democrats Won’t Win by Being Trump Lite on Trade  | By Edward Alden | foreignpolicy.com | May 21, 2019.