Nghe trộm là nghề của sóc
Linda Poon City Lab (The Atlantic) | DCVOnline
Lắng nghe tiếng chim có thể giúp loài gặm nhấm đuôi xù biết được nguy hiểm xung quanh.
Lần tới khi đến công viên và thấy nó đứng lên và lắc đuôi, nhìn lên, bạn có thể thấy một con khủng long đang bay qua.
Loài sóc xám miền Đông (bắc Mỹ) là một sinh vật cẩn thận, luôn vểnh tai nghe ngóng những nguy hiểm – đó có thể là tiếng chim ó đang bay trên không hoặc nhịp chân nhộn nhịp của một con chó đâu đây, hoặc tiếng máy xe ô tô đang đến gần.
Nhưng đó không phải là tất cả những gì sóc đang lắng nghe.
Theo kết quả của một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí PLOS One, hóa ra khi chim hót, sóc cũng nghe. Nhưng, đúng hơn, sóc đang nghe lén “tiếng chim trò chuyện” để đánh giá sự an toàn cho chính mình trước những lòai cầm thú săn mồi có thể đang ở xung quanh.
Keith Tarvin, một chuyên gia sinh vật học tại Đại học Oberlin và Nhà kính ở Ohio, đứng đầu nghiên cứu đó gọi sóc là loại “sinh vật khai thác thông tin công cộng,” nghĩa là chúng thường quan sát những sinh vật khác kỹ hơn. Sóc cũng không phải là những sinh vật duy nhất làm điều này. Những nghiên cứu ban đầu về hành động và phản ứng của loài vật đã cho thấy các loài chim, động vật có vú và ngay cả cá và thằn lằn có thể nghe và thấy những dấu hiệu báo nguy của những loài sinh vật khác trong cùng môi trường sinh thái. Trong gia đình chim, loài chim ‘trèo cây’ (nuthatch ) có thể hiểu được giọng kêu cao của một con chim bạc má (chickadee), cũng có thể đang lắng nghe tiếng kêu hoảng hốt của một con chim sẻ đội mũ (tufted titmice).
Trong khi đó, sóc và sóc chuột cũng biết nói tiếng chim. Chuyên gia sinh vật học Erick Greene, tại Đại học Montana, nói với NPR vào năm 2015 rằng sóc không chỉ nghe được tiếng chim báo động nguy hiểm hay gọi đàn đuổi kẻ tấn công, mà còn có thể bắt chước tiếng chim kêu gần như thật. Tarvin của Đại học Oberlin và Nhà kính ở Ohio nói,
“Những báo động của loài chim trở thành thông tin chung cho mọi lòai sinh vật.” Nhưng Tavin cũng nói với quá nhiều tiếng ồn, phản ứng với tất cả những dấu hiệu báo nguy ngay cả báo động sai — có thể trở nên nguy hiểm cho những con sóc, ví nó chiếm mất thời gian để ăn và sinh sản. Vì vậy, Tarvin và nhóm nghiên cứu của ông chú trọng đến việc loài sóc có biết lắng nghe tiếng báo hiệu cho biết môi trường chung quanh an toàn không có cầm thú dữ hay không. Đây là lúc tiếng chim kêu trở nên quan trọng.
Tarvin và nhóm của ông bắt đầu thí nghiệm bằng cách cho sóc nghe hai loại âm thanh, một để kiểm soát, hai là tiếng chim ưng kêu, đẻ sóc phải chú hơn – khiến chúng có thể đứng cứng đờ, nhìn lên và chạy trốn. Sau vài phút, họ phát tiếng ồn xung quanh trong nhóm kiểm soát. Một nhóm khác nghe bản thu âm “tiếng chim trò chuyện” khi đang kiếm ăn. Sau đó, họ theo dõi mỗi con sóc trong ba phút, theo dõi xem độ cảnh giác của sóc có thay đổi theo thời gian hay không. Tarvin cho biết,
“Chúng tôi đếm số lần sóc quay đầu thật nhanh như để quan sát chung quanh hay đứng cứng đờ, và hóa ra đó là hai loại phản ứng thường thấy nhất.”
Keith Tarvin
Những con sóc trong nhóm nghe “tiếng chim trò chuyện” thường ít đứng cứng đờ hay ngước mắt nhìn lên, và thường trở lại tình trạng cảnh giác nhanh hơn. Đối với nhóm nghiên cứu của Tarvin, điều đó cho thấy những tiếng chim trò chuyện trong môi trường an toàn cũng quan trọng không kém cho loài sóc đặc biệt là khi nói đến sự sống còn.
Lĩnh vực sử dụng thông tin tương đối mới và có rất nhiều câu hỏi về sinh học đối với người trong giới nghiên cứu như Tarvin muốn có câu trả lời. Ví dụ, ông ấy muốn biết nếu có một loại âm thanh cụ thể tiếng trò chuyện của loài hay những âm thanh ồn trong đô thị ảnh hường đến độ tin cậy của vào tiếng báo động của những loại sinh vật khác. Ông ngờ là nó như vậy
“Nếu sinh vật dựa vào thông tin chung của loài khác, và nếu chúng ta chận những thông tin đó (bằng tiếng ồn) thì chúng phải mất nhiều thời gian hơn cho việc cảnh giác và như thế sẽ không còn nhiều cho sinh hoạt ăn uống và sinh sản.”
Keith Tarvin
Trong khi đó, sóc đang nghe trộm tiếng chim trò chuyện, Tarvin đề nghi dân thành phố nên để ý đến loài sóc.
“Lần tới, đi công viên, hãy quan sát mấy con sóc.”
Keith Tarvin
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Squirrels Are Professional Eavesdroppers Listening in on birds could help the bushy-tailed rodents know if they’re in danger | Linda Poon City Lab | The Atlantic | 29 Sept. 2019. Bài này được CityLab cho phép đăng.
Linda Poon là một nhân viên tại CityLab viết về khoa học và kỹ thuật đô thị, kể cả về những chủ đề liên quan đến thành phố thông minh và biến đổi khí hậu. Trước đây Poon viết về y tế sự phát triển toàn cầu cho blog Goat và Soda của NPR.