13 phụ nữ chết và tám trẻ em mất tích vì thuyền bị lật trên đường tị nạn

Lorenzo Tondo & Rankin | DCVOnline

Tàu chở người từ vùng nam Sahara ở châu Phi bị sóng lớn gần đảo Lampedusa nhận chìm

Một chiếc thuyền cặp bến Lampedusa, Sicily, với những người tị nạn được cứu ngoài khơi Libya. Ảnh: Elio Desiderio / EPA

Ít nhất 13 phụ nữ đã chết và tám trẻ em mất tích khi một chiếc thuyền bị lật vì sóng lớn ở vùng biển ngoài khơi đảo Lampedusa của Ý vào tối Chủ nhật. Một tàu tuần duyên đã đến cấp cứu.

Chính quyền Ý đã cứu được 22 người trên thuyền chở khoảng 50 người. Chỉ có bốn trong số 13 thi thể được người thân nhận diện kể cả một bé gái 12 tuổi.

Theo dữ kiện đã biết, tất cả những người trên tàu cùng chạy về một đầu tàu khi thuyền cứu cấp đến, khiến nó lật. Theo những người sống sót thật lại, chiếc thuyền đã lật chở hầu hết người từ vùng phía Nam Sahara ở châu Phi, rời Libya trước khi đi dọc bờ biển để đến thành phố Sfax, ở Tunisia, đón 15 người khác lên tàu trước khi họ tiếp tục hành trình đến Sicily.

Các công tố viên Sicilia từ Agrigento đang điều tra vụ đắm tàu ​​nhấn mạnh rằng, trong thời gian gần đây, đường biển từ Tunisia ngày càng được những người tị nạn và người di cư đang muốn đến châu Âu ưa chuộng. Công tố viên của Agrigento, Salvatore Vella, nói,

“Dân rời khỏi Libya ngày càng ít đi và kết quả là đại đa số người di cư là dân Tunisia.”

Salvatore Vella

Khoảng 2.500 người đã đến Ý bằng đường biển từ Bắc Phi vào tháng 9 và gần như tất cả họ rời khỏi Tunisia, thường là từ thành phố ven biển Zarzis. Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, số người vượt biển đến Ý vào tháng 9 bằng một phần ba trong số 7.637 người đã tị nạn tại Ý kể từ đầu năm. Vella nói,

“Tuy nhiên, đường biển từ Tunisia đến Ý, tuy ngắn hơn so với từ Libya, tuy nhiên, có thể có nhiều rủi ro hơn. Mục tiêu cho những người khởi hành từ Tunisia là đến  bờ biển Sicilia và tránh sự kiểm soát. Điều này có nghĩa là những người di cư không kêu cứu SOS như những trường hợp đã xảy ra với người tị nạn từ Libya. Như vậy, tất nhiên, cuộc hành trình trở nên nguy hiểm hơn.”

Salvatore Vella

Chúng được gọi là cuộc “đổ bộ vô hình” và từ vài năm qua, chúng là một cách di chuyển bằng thuyền ngày càng phổ biến, khi đến bờ, người tị nạn bỏ thuyền trên các bãi biển Sicilia.

Trong khi đó tại Brussels, ủy viên di trú, Dimitris Avramopoulos, kêu gọi các quốc gia thành viên ủng hộ kế hoạch tạm thời để nhanh chóng đưa người di cư ra khỏi biển Địa Trung Hải và phân phối chúng họ đến những quốc gia sẵn sàng đón nhận. Đức, Pháp, Ý và Malta đang muốm được những quốc gia khác trong khối EU chấp thuận một “quy trình nhanh” để chọn lựa người di cư, tái định cư người tị nạn và trả lại những người không đủ điều kiện xin tị nạn. Ông Av Avopoposos nói với các phóng viên ở Luxembourg,

“Đây là lúc để tất cả các quốc gia thành viên thể hiện sự đoàn kết và tinh thần trách nhiệm hơn. Chúng ta không thể tiếp tục mãi với những gì đang xảy ra ở Địa Trung Hải. Chúng tai cần một cơ chế bền vững.”

Av Avopoposo

27 bộ trưởng — trừ Vương quốc Anh — cũng phải đối phó với tình trạng cho thấy phía đông Địa Trung Hải có dấu hiệu của một cuộc “khủng hoảng mới” vì sự gia tăng của những người đang xin tị nạn.

Hy Lạp, Bulgaria và Cyprus — ba quốc gia phải đối phó với lượng người xin tị nạn gia tăng qua đường biển và đường bộ từ Thổ Nhĩ Kỳ — đã đưa ra một quan điểm chung cho biết:

“Mặc dù tình hình hiện tại khác với cuộc khủng hoảng năm 2015 đến đầu năm 2016, nhưng nó có những yếu tố đáng báo động của một cuộc khủng hoảng mới. Châu Âu không thể để xây ra tình trạng không chuẩn bị lần thứ hai.”

Ba nước trên kêu gọi EU dành nhiều tiền hơn cho việc di cư trong ngân sách bảy năm tới để giúp họ quản lý sóng người tị nạn.

Mặt khác, một tài liệu bị rò rỉ từ ủy ban châu Âu tiết lộ rằng Hy Lạp đang nhận số người tị nạn cao nhất kể từ mùa xuân năm 2016, khi một thỏa thuận gây tranh cãi giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực. Vào tháng 3 năm 2016, EU hứa sẽ trả 6 tỷ euro cho các tổ chức từ thiện giúp người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, nếu Ankara có hành động để ngăn chặn người dân lên thuyền của bọn chở người đi bất hợp pháp.

Con số giảm đáng kể, nhưng đã tăng mạnh vào năm 2019: trong tháng 8, gần 8.000 người vượt biển xin tị nạn đã đến Hy Lạp , so với khoảng 5.000 vào tháng Bảy. Hy Lạp cũng đang phải đối phó với sự gia của số người xin tị nạn đi qua biên giới đất liền với Thổ Nhĩ Kỳ, với lượng người đến tăng gấp đôi lên 1.500 vào tháng 8 (so với tháng trước). Khoảng ba phần tư số người tị nạn đi đường bộ là công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Hơn 1 triệu người di cư đã đến EU vào năm 2015, hầu hết trong số họ đến từ Syria hoặc Iraq, gây ra một trong những cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất ở Châu Âu trong thời gian gần đây khi các quốc gia cãi nhau về việc ai sẽ chịu trách nhiệm với họ.

Một chuyên gia nghiên cứu về di trú của Tổ chức Ân xá, Matteo de Bellis cho biết,

“Một thỏa thuậnvững mạnh sẽ cứu được nhiều người và chứng minh được rằng các nước EU cam kết hợp tác để duy trì các giá trị căn bản và nghĩa vụ quốc tế.”

Matteo de Bellis
Nguồn: UNHCR

Kể từ năm 2013, gần 20.000 người di cư đã thiệt mạng trên đường đến châu Âu.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: 13 women dead and eight children missing after boat capsizes off Italy| Lorenzo Tondo in Palermo and Jennifer Rankin in Brussels | The Guardian | October 8, 2019.