Tư cách Nhà thơ
Caubay
Tôi viết đoản văn này vì nực gà mà thôi, không hề có ý dựa hơi người nổi tiếng để nổi tiếng theo. Mà nổi tiếng có có nhiều cách, nổi tiếng ngu, nổi tiếng bịnh hoạn cũng chả hay ho gì. Nói thế vì tôi viết về một ngươi khá nổi tiếng, ông Du Tử Lê.
Du Tử Lê là một nhà thơ nổi tiếng; thơ của ông được dịch, được dạy. được phổ nhạc. Nhiều người bạn văn của ông ta cho ông ta là “nhà thơ lớn”. Đó là một sự thật nhưng sự thật ấy có đúng không thì lại tùy sự nhận định của mỗi người; vì thơ văn không phải là môn khoa học tự nhiên.
Tôi vốn sính thơ; thấy một bài thơ thì ít khi bỏ qua. Đọc thơ Du Tử Lê tôi thấy khó hiểu, rất nhiều từ ngữ sáo rỗng, đại ngôn. Tất nhiên vô bổ! Với tôi, thơ văn phục vụ con người, phục vụ tha nhân; nếu chỉ cần làm thơ cho mình thì ngồi thiền chiêm nghiệm tốt hơn. Làm một bài thơ mà ai đọc cũng hiểu khó hơn làm một bài thơ mà “nhân gian không thể hiểu”. Nhưng thơ ông ta hay hay dở không phải là đề tài tôi đề cập mà hôm nay tôi muốn nói về con người của nhà thơ.
Du Tử Lê nhiều lần về nước xin cộng sản cho cho xuất bản sách. Việc đó nên hay không đối với một người có căn cước tỵ nạn cộng sản là một chuyện và sự chọn lựa lại là chuyện khác, là tư cách, là quyền cá nhân của ông ấy. Sau khi chạy vắt giò lên cổ sau biến cố 30-4-1975, đã có nhiều tướng tá úy VNCH, văn nghệ sĩ trở về, nên việc một nhà thơ “lính cậu” như Du tử Lê trở về cũng không có gì lạ. Điều đáng nói ông ta về nước bá cổ quàng vai với hạng người như Hoàng Phủ Ngọc Tường thì… lạ quá!
Sau đây là trích một đoạn trên trang nhà của Du Tử Lê:
“chiennguyen Chúng tôi tò mò muốn biết ông đã quen nhà thơ Du Tử Lê như thế nào? Khi nào?
Nguyễn Trọng Tạo: Tôi đọc thơ Du Tử Lê từ trước 1975 do tình cờ có được những tờ báo Sài Gòn in thơ anh, rồi sau là đọc tập thơ anh được giải thưởng. Nhưng mãi đến năm 1993 tôi mới gặp anh (cùng đi với 2 người phụ nữ gốc Huế). Anh từ Mỹ về Huế tìm tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh nói rằng, định tìm lần trước nhưng ngại, nay liều gõ cửa. Anh đến nhà tôi, và như đã quen từ lâu lắm. Các nhà thơ với nhau vẫn thế. Tôi bày tiệc rượu đón anh, mời cả Hoàng Phủ Ngọc Tường đến. Chúng tôi ngồi với nhau đến khuya mới tiễn khách về bằng xe máy. Anh Tường chở Du Tử Lê, tôi chở 2 cô gái Huế bạn anh. Đến ngã tư cầu Tràng Tiền thì bị công an huýt còi. Nhận ra tôi, một anh công an nhắc vui: Lần sau anh Tạo chỉ nên chở 1 o thôi kẻo xe quá tải cháy máy đó.
Sau đó tôi chuyển ra Hà Nội. Nhiều lần về nước Du Tử Lê thường gọi cho tôi, rồi chúng tôi gặp nhau khi ở nhà tôi, khi ở khách sạn anh ở. Và tôi rất vui khi vẽ bìa “Du Tử Lê Thơ Tình” cho anh. Vợ anh bảo, đó là cái bìa thích nhất trong 40 bìa sách của anh Lê. Tiếc là cuốn sách đó phát hành ở Việt Nam không được suôn sẻ.”
(Nguồn:http://dutule.com/…/tro-chuyen-voi-nguyen-trong-tao-mot.html); truy cập 2015
Ở trên tôi viết “lạ quá” bởi vì tôi không quen biết, không gần gũi để có thể hiểu được con người Du Tử Lê. Hay đó chính là con người của ông ấy? Nguyễn Trọng Tạo hay các người từ Bắc vào sau 1975 có thể không biết hay cố tình không biết Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai chứ lẽ nào Du Tử Lê? Tôi không tin có bất kỳ một tỵ nạn CS thứ thiệt nào (nghĩa là thật lòng ghê tởm bọn CS) lại có thể trở về để tìm một người như Hoàng Phủ Ngọc Tường! Nói thẳng, tôi không ngờ ông ta dơ đến như vậy!
Tôi cho làm thơ rất khó và làm nhà thơ lại càng khó hơn! Mấy người được như Phùng Quán viết “Yêu ai cứ bảo là yêu…”
Đỗ Mười! Bác Đỗ ơi, thà đi hoạn lợn như bác rồi bá cổ quàng vai tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường thì tôi chả trách; đằng này lại là “nhà thơ lớn” của chúng tôi!
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net“
Nguồn: Caubay, “Tư cách Nhà thơ”, Facebook