Coronavirus: Đại dịch ở Mỹ so với thế giới

Spread the love

Mike Hills | DCVOnline

Hai ngày sau khi Mỹ có người nhiễm coronavirus đầu tiên, Donald Trump nói rằng tình hình “hoàn toàn trong tầm kiểm soát” và bảo đảm với công chúng rằng nó “sẽ tốt thôi”.

Tình hình “hoàn toàn trong tầm kiểm soát” và đảm bảo với công chúng rằng nó “sẽ tốt thôi”. Nguồn: BBC

Bốn tháng sau virus đã lan rộng trên tất cả 50 tiểu bang ở Mỹ, khiến số người chết lên tới 100.000 người và có hơn 1,6 triệu người được xác nhận đã nhiễm COVID-19.

Chúng tôi xem những con số so sánh ở Mỹ với các quốc gia khác trên thế giới và tình hình có thể phát triển ra sao trong vài tháng tới.

Tình hình ở Mỹ so với thế giới ra sao?

Tổng thống Trump chỉ vào một biểu đồ cho thấy tỷ lệ tử vong tại cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc vào tháng Tư, 2020, Bản quyền ảnh REUTERS

Số người chết ở Mỹ cao nhất thế giới vào đầu tháng 4 và từ đó đã tăng lên đáng kể.

Tổng thống Donald Trump ban đầu nói “50 đến 60.000” người dân có thể chết trong khi dịch bệnh bùng phát nhưng vào tháng 5, ông nói rằng ông hy vọng số người chết sẽ thấp hơn 100.000. Mỹ vừa đạt đến điểm chuẩn đó và trung bình vẫn có khoảng 1.000 người chết mỗi ngày.

Thay vì tập trung vào số người chết chết, ông Trump đã chọn trích dẫn tỷ lệ thiệt mạng — đó là số người đã chết so với dân số của nước — là bằng chứng cho thấy Mỹ đã giải quyết vấn dề virus hiệu quả hơn một số quốc gia khác.

Biểu đồ dưới đây cho thấy các quốc gia có số người chết cao nhất và, bên phải, tỷ lệ người chết của nước đó. Bạn đọc có thể thấy rằng với cách so sánh đó, có một số quốc gia có tỷ lệ người chết/dân số cao hơn đã chết trong đại dịch coronavirus.

10 quốc gia có số người chết vì COVID-19 cao nhất thế giới và tỉ lệ người chết ở đó. Nguồn: BBC/JHU

Bỉ, với dân số 11,5 triệu người, đã có 80 người chết trên mỗi 100.000 người trong dịch coronavirus của họ trong khi Hoa Kỳ, với dân số khoảng 330 triệu người, cứ 100.000 người thì có gần 30 người chết.

Nhưng nếu bạn đọc nhìn vào New York — tiểu bang bị thiệt hại nặng nhất ở Mỹ — tỷ lệ người chết gần 150 người trên mỗi 100.000, điều đó cho thấy có rất nhiều khác biệt trên khắp Hoa Kỳ.

Một trong những vấn đề khi so sánh giữa những quốc gia là nhiều nước phúc trình số người chết theo những cách khác nhau. Bỉ, ví dụ, kể cả những người chết khi nghi ngờ vì coronavirus nhưng không bao giờ được xác nhận bằng xét nghiệm. Một số tiểu bang, nhưng không phải tất cả, ở Hoa Kỳ ghi nhận số người chết theo cách này.

Cũng đã có những câu hỏi về việc liệu dữ liệu chính thức từ một số quốc gia có đáng tin hay không. Đặc biệt giới phê bình Trung Quốc nói đã cáo buộc nước này báo cáo dưới mức  thực sự về đại dịch ở Hoa lục.

Một vấn đề khác là một số quốc gia có thể ở các giai đoạn khác nhau trong cùng một đại dịch. Ở nhiều nước châu Âu, rõ ràng là số trường hợp hàng ngày đang giảm đáng kể và họ đã vượt quá đỉnh. Nhưng bạn đọc không thể nói điều tương tự cho Hoa Kỳ vào lúc này.

New York về nơi tệ nhất, nhưng còn Mỹ?

Dịch tại một số quốc gia ở châu Âu đã bùng phát cùng lúc với Hoa Kỳ và tất cả những nước đó đã thấy ​​số người chết tăng nhanh, lên đỉnh cao điểm và sau đó giảm dần. Mỹ thì không.

Một trong những lý do khiến số người chết hàng ngày ở Mỹ đã giảm xuống một mức nhất định nhưng không giảm thật nhiều là vì diện tích quá lớn ở Mỹ — thay vì có một ổ dịch lớn, Mỹ có nhiều trung tâm lây nhiễm bùng phát ở những thời điểm khác nhau và lan truyền ở các mức độ khác nhau.

Ở New York, virus tấn công sớm, lây lan nhanh  và đạt đỉnh vào đầu tháng Tư. Tuy nhiên, ở phần còn lại của Hoa Kỳ, số người chết hàng ngày chậm giảm hơn.

Ở New York, virus tấn công sớm, lây lan nhanh và đạt đỉnh vào đầu tháng Tư. Tuy nhiên, ở phần còn lại của Hoa Kỳ, số người chết hàng ngày chậm giảm hơn. Nguồn BBC

Một số tiểu bang khác bị ảnh hưởng xấu sớm, như Louisiana và Michigan, cũng đã thấy số người chết hàng ngày giảm đáng kể như ở New York.

Nhưng khi tình hình ở những tiểu bang đó tốt hơn, những tiểu bang khác lại xấu đi. Tuần trước, khoảng một phần ba của tất cả các tiểu bang ở Mỹ có ​​nhiều người chết hơn so với tuần trước đó, với Rhode Island, Mississippi và Ohio có một tỉ lệ tăng lớn nhất.

Mỹ dẫn đầu về thử nghiệm, nhưng chỉ mới đây

Tổng thống Trump đã rất muốn làm nổi bật tỷ lệ xét nghiệm cao ở Mỹ trong những tuần gần đây

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Trump đã rất muốn nói đến số xét nghiệm được thực hiện ở Mỹ. Dữ liệu gần đây nhất cho biết Mỹ cho đến nay đã thực hiện khoảng 15 triệu xét nghiệm.

Con số đó khiến Hoa Kỳ vượt xa các quốc gia khác, nhưng khi nói đến việc dùng xét nghiệm để kiểm soát virus, có nhiều thứ cần phải nói đến hơn tổng số xét nghiệm đã làm.

Các nước đã có thật nhiều xét nghiệm sớm trong đại dịch, và theo dõi nó bằng cách truy tìm những người có giao tiếp với bất kỳ ai bị nhiễm bệnh, đã thành công nhất trong việc làm chậm sự lây lan.

Ví dụ, ở Nam Hàn, họ đã tăng cường xét nghiệm sớm trong đại dịch và và đã ngăn chặn virus. Chưa đến 300 người chết vì coronavirus tại Nam Hàn, một quốc gia có dân số khoảng 50 triệu người.

Số xét nghiệm ở Mỹ so với Ý và Nam Hàn. Nguồn BBC

Nhưng như biểu đồ trên cho thấy, phải đến vài tuần sau cái chết đầu tiên ở Mỹ, nhà chức trách địa phương mới thực sự đẩy mạnh việc xét nghiệm.

Giới chức y tế hàng đầu của Hoa Kỳ về các bệnh truyền nhiễm, Bs Anthony Fauci, đã thừa nhận vào đầu tháng 3 rằng hệ thống xét nghiệm “hiện đang thất bại” và Hoa Kỳ không thể cung cấp các bộ xét nghiệm “một cách dễ dàng, như mọi người ở các quốc gia khác đang làm.”

Số xétnghiệm hàng ngày cho thấy Mỹ đã vượt qua những vấn đề lúc ban đầu, nhưng vẫn có thể  tiến bộ hơn. Nếu con số 15 triệu là chính xác, thì đó mới chỉ là 4,5% dân số.

Vậy điều gì xảy ra tiếp theo ở Mỹ?

Có các cuộc biểu tình phản đối lệnh ở-tại-nhà  ở số tiểu bang vào đầu tháng 5

Người biểu tình đã hội tụ tại Nghị viện California ở Sacramento vào Thứ Hai, ngày 20 tháng 4 năm 2020, để phản đối các lệnh ở-tại-nhà của tiểu bang để ngăn chận sự lây lan của coronavirus. Nguồn: Sacramento Bee

Số người chết vẫn đang tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn, và một mô hình đã được Tòa Bạch Ốc trích dẫn dự đoán nó có thể lên đến mức gần 150.000 người chết vào tháng 8 — mặc dù các nó đã dự đoán thấp hơn trước đây.

Một trong những vấn đề với việc đưa ra dự đoán là không ai chắc chắn điều gì sẽ ảnh hưởng đến việc mở lại nền kinh tế Hoa Kỳ dần dần đối với sự lây lan của virus.

Tại một thời điểm, hơn 90% dân số Hoa Kỳ đã theo lệnh ở-tại-nhà, nhưng phần lớn các tiểu bang đã bắt đầu nới lỏng hạn chế ở nhà của họ.

Cho đến nay nhiều người lây nhiễm nhất ở vùng Đông Bắc Mỹ, Nguồn: BBC

Tòa Bạch Ốc đã phác thảo một số tiêu chuẩn để cho những tiểu bang cần hội đủ trước khi họ bắt đầu mở cửa trở lại, gồm cả việc nhìn thấy một quỹ đạo giảm xuống của con số lây nhiễm trong hai tuần liên tiếp. Nhưng một nhóm chuyên gia y tế cộng đồng nói rằng chỉ có một vài tiểu bang đạt được những điều kiện đó.

Bác sĩ Fauci đã cảnh cáo rằng họ sẽ thấy “số lây nhiễm tăng vụt nhỏ có thể biến thành ổ dịch” nếu mở cửa trở lại trước khi kiểm soát được virus.

Nhưng lời khuyên của ông đã mâu thuẫn với Tổng thống Trump; ông Trump muốn nền kinh tế Mỹ khởi động lại trước chiến dịch tái tranh cử. Các số liệu mới nhất cho thấy gần một phần tư lực lượng lao động Mỹ đã mất việc làm kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.

Khi được hỏi hồi đầu tháng này, liệu sẽ có người chết thêm để mở lại nền kinh tế hay không, ông Trump nói:

“Một số người sẽ bị ảnh hưởng rất xấu? Có. Nhưng chúng ta phải mở cửa đất nước của chúng ta và chúng ta phải mở cửa sớm.”

Donald J. Trump

Ngay cả khi các tiểu bang tiếp tục nới lỏng các giới hạn, vẫn chưa rõ liệu công chúng Mỹ có sẵn sàng quay trở lại các cửa tiệm và nhà hàng hay không. Một cuộc thăm dò gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 70% người Mỹ lo ngại rằng các tiểu bang sẽ mở cửa trở lại quá nhanh.

Nguồn: BBC/JHU

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, in ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Coronavirus: How the pandemic in US compares to rest of world | Mike Hills| The BBC | May 27th 2020.