Elinor Ostrom và vấn đề trị an
Aaron Vansintja | DCVOnline
Rất nhiều người biết đến kinh tế gia Elinor Ostrom là người nhận giải Nobel cho công trình nghiên cứu của bà.
Nhưng nhiều người có thể không biết một số khảo cứu đầu tiên của Ostrom vào những năm 1970 là những nghiên cứu về việc trị an.
Nó có thể cung cấp một số dữ liệu có ích cho cuộc tranh luận về đổi mới hay ngừng tài trợ công việc trị an, với một số kết quả thực nghiệm rõ ràng.
Năm 1970, Ostrom là một giáo sư trẻ tại Đại học Indiana. Vào lúc đó, chính quyền thành phố đang đẩy mạnh việc tập trung hóa các dịch vụ cho công dân, gồm cả lực lượng cảnh sát. Họ cho rằng càng tập trung lực lượng cảnh sát, họ càng nhận được nhiều tiền, càng ít tội phạm.
Để kiểm chưng điều này, Ostrom đã làm việc với chính quyền Indianapolis và các sinh viên của bà để đo lường phẩm chất của việc trị an. Đáng ngạc nhiên, ngược với những giả định quen thuộc, họ thấy rằng lực lượng cảnh sát càng nhỏ, thì người dân càng đánh giá các dịch vụ cảnh sát tích cực hơn.
Nhưng chưa hết.
Một số sinh viên da đen của Ostrom đã hỏi bà tại sao lại nghiên cứu ở các khu phố người trắng, khi vấn đề trị an rất quan trọng đối với cộng đồng người da đen.
Ostrom lắng nghe và viết đơn xin tài trợ lần đầu tiên và sử dụng các phương pháp đã phát triển trước đó để nghiên cứu vai trò của lực lượng cảnh sát đối với phẩm chất của việc trị an tại các khu phố người da đen. Bà đã nhận được tài trợ.
Làm việc với các sinh viên da đen, bà so sánh các khu phố người da đen ở Chicago và các thành phố nhỏ. Cảnh sát ở Chicago nhận được số tiền tài trợ gấp 14 lần so với những người họ đã nghiên cứu ở các thành phố nhỏ. Kết quả họ tìm thấy khá thú vị:
“Dù có sự khác biệt lớn về ngân sách, chúng tôi thấy rằng nhìn chung, người dân sống ở các thành phố nhỏ đã nhận được dịch vụ tương đương hoặc cao hơn so với người dân ở Chicago.”
Elinor Ostrom
Ostrom không dừng lại ở đó. Bà quyết định mở rộng nghiên cứu một lần nữa và đánh giá dữ liệu từ cuộc khảo sát năm 1966 với 2000 cư dân tại 109 thành phố trên khắp Hoa Kỳ.
“Chúng tôi đã hấy một mối quan hệ tích cực nhất quán giữa độ lớn của thành phố và mức chi tiêu, nhưng mức chi tiêu không liên quan đến việc người dân đánh giá các dịch vụ được cung cấp tốt hơn.”
Elinor Ostrom
Không bằng lòng, bà ấy đã lặp lại nghiên cứu ban đầu một lần nữa và nghiên cứu phẩm chất của việc trị an tại St. Loius. Họ thấy điều tương tự: sở cảnh sát càng lớn, chi phí càng nhiều và phẩm chất trị an càng thấp theo cảm nhận của người dân.
Bà đã kết luận ở những phản ảnh trong cuốn tự truyện xuất bản ngay trước khi qua đời vào năm 2012:
“Một hành trình dài đa trung tâm
Trong bài viết này, tôi bàn đến hành trình của riêng tôi và nỗ lực của nhiều người trong chúng ta đã liên hệ với những Hội thảo về Lý thuyết chính trị và Phân tích chính sách tại Đại học Indiana để phát triển những phân tích tốt hơn.”
Nguồn: https://www.annualreviews.org/doi/abs/10.1146/annurev.polisci.090808.123259
“Độ lớn của [lực lượng cảnh sát] luôn có tác động tiêu cực đến công suất cũng như hiệu quả cung cấp dịch vụ. Các sở cảnh sát nhỏ hơn, luôn luôn vượt trội so với các sở cảnh sát lớn bên cạnh được tài huấn luyện tốt hơn và được tài trợ tốt hơn.”
Elinor Ostrom
Nhưng tại sao điều này xảy ra? Để giải thích, Elinor Ostrom lập luận rằng trong các cộng đồng nhỏ với lực lượng cảnh sát nhỏ, công dân tích cực hơn trong với sự an toàn trong cộng đồng. Nhân viên trong lực lượng cảnh sát nhỏ hơn cũng có nhiều kiến thức về khu vực địa phương và được người dân tin tưởng nhiều hơn.
Kết quả này đã trở thành một bước quan trọng trong nghiên cứu đột phá của Ostrom, về cách cộng đồng quản lý sự bền vững tài nguyên của họ mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài – bằng sự suy tính thiệt hơn, giải quyết xung đột và thiết lập các thỏa thuận cộng đồng rõ ràng. Đây là những gì đã khiến bà trở nên nổi tiếng.
Nhưng không nên quên nghiên cứu của bà về việc trị an: nó cho thấy rằng, khi nói đến các cộng đồng an toàn hơn, tài trợ hoặc độ lớn của dịch vụ không quan trọng. Điều quan trọng nhất là sự kết nối và niềm tin giữa cộng đồng và cơ quan cung cấp dịch vụ.
Nghiên cứu của Ostrom không cho chúng ta biết liệu có thể bãi bỏ hoàn toàn lực lượng cảnh sát hay không. Nhưng nó cấp một số bằng chứng rõ ràng rằng lực lượng cảnh sát, đặc biệt là ở các khu phố người da đen, không cần phải lớn như hiện nay, và không cần ngân sách lớn như hiện tại.
Có rất nhiều ví dụ cho người ta biết các cộng đồng không có lực lượng cảnh sát hoạt động như thế nào. Các cộng đồng người bản xứ tiếp tục thực hành an toàn cộng đồng mà không có cảnh sát, chẳng hạn như một cộng đồng ở Whitehorse, Canada.
Bốn nhân viên, không vũ khí: Giải pháp của Yukon First Nation để giữ làng xóm thanh bình.
Ở Whitehorse, chủ nghĩa thực dân và tội phạm đã gây thiệt hại cho trong mối quan hệ của người dân Kwanlin Dun với RCMP, và giữa họ với nhau. Bây giờ, một dự án thí điểm đang cố gắt trị an một cách khác — và người bản xứ trên khắp thế giới đang chú ý đến.
Thị trấn Chéran đã dẹp sở cảnh sát, chính khách và băng đảng.
Ở Mexico, tội phạm có tổ chức có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả ở ngôi làng nhỏ nhất — ngoại trừ một thị trấn nhỏ ở tiểu bang Michoacan.
https://www.bbc.com/news/magazine-37612083
Ở Rojava, Syria, mỗi khu phố có những người dân tình nguyện lo việc bảo vệ dân sự; những toán tình nguyện đó phải có 40% phụ nữ. Xung đột được giải quyết bằng sự hòa giải cộng đồng.
Đây chỉ là ba ví dụ về việc bãi bỏ lực lượng cảnh sát có thể ở hình thức nào, nhưng còn nhiều hơn thế nữa.
Bãi bỏ lực luọng cảnh sát và những bài học cách mạng khác từ Rojava
Liên bang dân chủ, cấu trúc tư tưởng tổ chức xã hội ở Rojava, phác thảo những đặc điểm của một hệ thống tư pháp hậu cách mạng.
Nghiên cứu của Ostrom, về việc trị an, không nổi tiếng như các tác phẩm khác của bà, là một mảnh nhỏ trong cuộc tranh luận về việc không tài trợ, bãi bỏ hoặc đổi mới dịch vụ cảnh sát. Nghiên cứu thực nghiệm của bà khá chứng minh thuyết phục rằng ở thời đại hôm nay không tài trợ dịch vụ cảnh sát sẽ rất có thể có kết quả tích cực.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, in ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Elinor Ostrom and her research on policing | Aaron Vansintja | Twiter.com | June 9th 2020.