Quá căng
Jonathan London
Hiện giờ bên Mỹ ngày càng căng thẳng do cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 tới đây, tức là chỉ trong vòng hai tuần lễ.
Một trong những lý do không khí bên Mỹ căng như vậy là vì hơn 218 ngàn người dân Mỹ đã chết vì sự bất tài, bất lực, và cả ngu dốt lẫn sự vô trách nhiệm tới mức không thể tưởng tượng được của Trump và bọn cuồng Trump kể từ những người trong Nhà Trắng cho đến mấy nhân vật ngu nhất tại Quận Cam.
Đúng ra là không cần phóng đại tầm quan trọng của cuộc bầu cử này. Nhưng về cơ bản, xã hội Mỹ đang trải qua một khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ thời nội chiến.
Tuy nhiên, nếu xem xét cuộc tranh cử này kỹ hơn thì có một chi tiết khác vừa thú vị vừa đáng chú ý. Cách đây đúng bốn năm, các cuộc thăm dò đã cho thấy khoảng cách giữa Trump và Hillary tương đương với khoảng cách giữa Trump và Biden ngày hôm nay.
Một số dấu hiệu cho thấy tình hình của cuộc tranh cử này là khác so với trước. Chẳng hạn, mức ủng hộ Biden ở một số tiểu bang phần lớn là cao hơn một chút so với bà Hillary. Hơn nữa, tỷ lệ cử tri bi quan với Biden là thấp hơn cả đối với Trump lẫn Hilary bốn năm trước.
Song, bây giờ không ai dám đoán kết quả sẽ ra sao và những người ủng hộ thoát Trump đang rất bồn chồn. Đối với tôi, kết quả của bầu cử vào ngày 3/11 sẽ là kết quả mang tính quyết định cả đời của đại đa số người Mỹ và sẽ ảnh hưởng lớn đối với chính trường thế giới trong mấy thế hệ sau này.
Rõ ràng bốn năm vừa rồi là thảm họa cho đất nước Mỹ và danh tiếng của Mỹ (và cụ thể là nhà nước Mỹ) trên thế giới. Riêng về chính trị, bốn năm qua nền dân chủ Mỹ đã suy thoái lớn do sự kết hợp của những nguyên nhân tích tụ từ mấy thập kỷ trước, nhất là từ thời Reagan.
Trong vô vàn những bài học mới có thể rút ra từ bốn năm qua, gồm cả những bài học cũ đang rơi vào quên lãng, thì bài học nổi cộm ở đây chính là điểm yếu của một nền dân chủ. Điểm yếu ở chỗ là nó dễ dàng bị phá huỷ nếu xuất hiện một kẻ không những không tôn trọng những thể chế dân chủ, mà còn âm mưu phá hoại những thể chế đó. Ngoài ra, người dân quả thực dễ dàng bị một kẻ lừa đảo mị dân bịp bợm.
Thực ra, sự sống còn của một chế độ dân chủ phụ thuộc vào một số nguyên tắc chung mà ai nấy đều phải chấp nhậnm gồm cả những nguyên tắc bảo vệ các thể chế đó. Nếu kẻ xâm nhập không chấp nhận điều đó, như Trump, thì chế độ dân chủ đó cũng có khả năng suy thoái, nhất khi nó bị ràng buộc bởi những quyền lợi ở phía sau.
Khi khẳng định Trump là một kẻ phát xít, hãy đọc mấy chữ này: Ông ấy là một kẻ phát xít chính hiệu. Nhìn từ một số gĩc độ, sự xuất hiện của Trump là không bất ngờ.
Nhận định về Hitler và chủ nghĩa Đức Quốc Xã, nhà phản biện xã hội Walter Benjamin có viết: Behind every instance of fascism is a failed revolution. Tạm dịch: “Đằng sau (tức là trước) mọi trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít là một cuộc cách mạng bất thành.” Câu trích của ông Benjamin nói đến những áp lực trong một x hội trước khi một kẻ phát xít xuất hiện.
Đối với Mỹ, tôi cho rằng thất bại của Mỹ trong việc chống lại chủ nghĩa “neoliberalism” của các ông Reagan, Bush bố, Bush con, Clinton và cả Obama nữa đã trở thành nguyên nhân sâu xa trong sự trỗi dậy của hiện tượng Trump; một hiện tượng xuất hiện trên một đất nước mà mấy thập kỷ bị tầng lớp 1% giàu có nhất bóc lột toàn diện. Trong khi đó có những thay đổi về năng xuất lao động và kết cấu xã hội kỹ thuật v.v.. Hậu quả của nó đã quá rõ.
Như nhà quan sát Vũ Quang Việt vừa phân tích về tầng lớp trung lưu Mỹ thời kỳ 1970-2019, kết quả của sự phát triển này là sự thất bại nếu không nói là nghèo đi của tầng lớp trung lưu Mỹ, trước đây nắm 62% thu nhập kinh tế Mỹ tạo ra thì ngày nay chỉ còn nắm 43%.
Như vậy, hàng chục triệu người Mỹ bị lừa đến mức chả biết phải đổ lỗi cho ai.
J.L.
Leiden, Hòa Lan
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Jonathan London| Quá căng | Blog Xin lỗi Ông… | October 20, 2020