Với nền kinh tế đang phát triển mạnh, Việt Nam cộng sản có thể đối đầu với Trung Hoa cộng sản hay không?
Maria Siow | Trà Mi
Trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, Việt Nam đã vươn lên từ đống tro tàn của chiến tranh để trở thành một cường quốc kinh tế ở khu vực mà coronavirus cũng không làm gì được.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam họp để quyết định tương lai của họ, Việt Nam đang trên đà thể hiện tiềm lực quốc gia. Đầu tiên, nó phải chế ngự tham nhũng và lèo lái quan hệ với Trung Hoa cộng sản
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu vào thứ Hai sẽ bầu ra những người lãnh đạo kế tiếp và công bố các mục tiêu kinh tế của Việt Nam. Tổ chức trong bối cảnh đại dịch và những luồng gió địa chính trị hay thay đổi, đại hội đảng cộng sản mỗi 5 năm một lần cũng được nhiều người coi là một thời khắc mới của Việt Nam, nhờ việc giải quyết “hiệu quả” dịch COVID– 19 và độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gần đây.
Trong khi việc quốc gia Đông Nam Á này được coi là cường quốc bậc trung một số chuyên gia đã cảnh cáo nước này phải đối phó với những thách thức trước mạt, trong đó có việc giải quyết sức chế độ quan liêu, tham nhũng và chuyên quyền và tái cơ cấu nền kinh tế.
MỘT CUỘC TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC TÀN KHỐC
Khi cán bộ hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam tập hợp về Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 kéo dài một tuần, nó sẽ đưa ra những quyết định sẽ ảnh hưởng ra ngoài biên giới của quốc gia Đông Nam Á gần 100 triệu dân này.
Khoảng 1.600 đảng viên trên toàn quốc sẽ đến Hà Nội để tham dự cuộc họp kéo dài đến ngày 2 tháng 2, nhằm chọn ra một ban lãnh đạo mới cho một trong những quốc gia có kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới – và một trong những nền kinh tế ngày càng bị kẹt giữa hai lằn đạn của Hoa Kỳ và Trung Hoa cộng sản, hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Bắc Kinh, nước cộng sảnanh em của Hà Nội, và Washington, kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh mà mối quan hệ đang ấm lên, cả hai sẽ theo dõi chặt chẽ để có cái nhìn sâu sắc về đường hướng mà Việt Nam đang thực hiện. Đặc biệt, Mỹ không giấu giếm hy vọng có thể thu hút Việt Nam vào quỹ đạo của họ bằng cách quảng cáo nước này như một cơ sở sản xuất toàn cầu thay cho Trung Hoa cộng sản.
Trong bối cảnh này, có hai lĩnh vực chính cần theo dõi. Một là cuộc chiến giành ghế lãnh đạo sẽ đưa hai phe có tầm nhìn khác nhau về đất nước chống lại nhau. Thứ hai là kế hoạch kinh tế 5 năm mà Quốc hội, như thường lệ, sẽ thông qua.
Trong khi cuộc tranh giành quyền lực có vẻ sẽ được thể hiện bằng một loạt các cuộc bỏ phiếu – đảng viên đại biểu sẽ chọn một an Chấp hành Trung ương, rồi nó sẽ chọn một bộ chính trị và từ đó sẽ chọn tổng bí thư – Bill Hayton, một thành viên của tổ chức tư vấn châu Á có trụ sở tại London – Chương trình Thái Bình Dương tại Chatham House, đã mô tả Đại hội 13 như một “cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc”, trong đó mọi chuyện thực sự diễn ra sau những cánh cửa đóng kín từ vài tháng, hoặc thậm chí nhiều năm trước khi diễn ra cuộc họp.
Hayton nói rằng kể từ Đại hội lần trước, cuộc chiến đã diễn ra giữa những người “trung thành” tin rằng đảng phải nắm quyền lực tối cao tại Việt Nam và “những người theo chủ nghĩa tự do”, sẵn sàng chấp nhận sự linh hoạt hơn trên đường phát triển kinh tế.
Bề mặt, Việt Nam có bộ máy lãnh đạo gồm “tứ trụ” là tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội. Tuy nhiên, tổng bí thư được nhiều người coi là người quyền lực nhất. Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay 72 tuổi, vừa là tổng bí thư vừa là chủ tịch nước, nhưng được cho là sẽ từ chức vì vấn đề sức khỏe và được cho là muốn giao lại cho đàn em là Trần Quốc Vượng, 67 tuổi, người đứng đầu BCH trung ương đảng, nhan vật đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng tích cực của Trọng.
Đối thủ lớn nhất của Vương cho vị trí quyền lực cao nhất có thể là đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 66 tuổi, một nhân vật kỹ trị đã nhận được coi là thành công trong việc kiểm soat hiệu quả đại dịch coronavirus tại Việt Nam (Chính phủ Việt Nam công bố chỉ có hơn 1.500 người nhiễm bệnh và chỉ 35 người chết vì COVID-19).
Tuổi tác có thể là một yếu tố phức tạp, vì tuổi nghỉ hưu bắt buộc trong đảng cộng sản Việt Nam định là 65. Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales ở Canberra, nói rằng mặc dù Trọng đã được miễn trừ vào năm 2016 do “Thành tích xuất sắc” của ông, “rất khó ông ấy có thể được tái bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ ba” vì ông ta bị đột quỵ vào năm 2019. Trong khi cả Vượng và Phúc cũng đều quá tuổi, Thayer cho biết một thỏa hiệp đã đạt được là qui định về hưu, một lần nữa, sẽ không áp dụng cho cả hai.
Nếu Phúc lên nắm giữ vị trí cao nhất trong đảng, ghế thủ tướng tập trung vào kinh tế sẽ trống. Phạm Minh Chính, một đảng viên đứng đầu ban tổ chức của đảng, đã nổi lên như một ứng cử viên thay thế Phúc, mặc dù Chính dường như không có nhiều kinh nghiệm kinh tế như những người đã từng giữ vai trò này. Nếu được chọn, ông Chính sẽ là thủ tướng Việt Nam đầu tiên chưa từng giữ chức vụ phó thủ tướng. Một ứng cử viên khác có trình độ kinh tế rộng hơn cũng có thể ra tranh cử chức thủ tướng là Vương Đình Huệ, cựu phó thủ tướng, hiện là bí thư thành ủy Hà Nội.
Hayton cho biết cuộc chiến giữa những người bảo thủ và những người theo chủ nghĩa tự do sẽ tiếp tục bất kể điều gì xảy ra trong cuộc chiến giàng quyền lãnh đạo và như thế,
“Kết quả có thể chẳng có gì khác: ngày càng tăng mở cửa kinh tế kết hợp với chủ nghĩa chuyên chế độc tài chính trị đang diễn ra.”
Bill Hayton
Những người tìm cách đồn đoán tốt hơn là nên nhìn xuống các cấp thấp trong cuộc thây dổi lãnh đạo.
Linh Nguyen, phó giám đốc của công ty tư vấn Control Risks, cho biết những thay đổi lớn có thể xảy ra ở chính quyền cấp bộ và cấp tỉnh. Linh nói,
“Đây là nơi chúng ta có thể thấy những thay đổi trong các chính sách sẽ xác định chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới.”
Linh Nguyen
Không giống như Thayer, Linh Nguyen cảm thấy có một mối lo ngại dai dẳng rằng điều lệ của đảng có thể được sửa đổi cho phép Trọng tiếp tục làm tổng bí thư. Linh cảnh cáo,
“Nếu vậy, điều này sẽ tạo ra tiền lệ cho những người lãnh đạo tương lai có thể lạm dụng vì lợi ích cá nhân hơn là vì lợi ích của đất nước.”
Nếu ông Trọng không từ chức, ông sẽ trở thành tổng bí thư tại vị lâu nhất kể từ thời Lê Duẩn, người cầm quyền bằng nắm đấm sắt sau cái chết của Hồ Chí Minh.
Hạn chế đi lại do Covid– 19 giảm bớt, những chuyến máy bay thương mại đầu tiên khởi hành từ Nhật Bản đến Việt Nam
NGÔI SAO CHÂU Á ĐANG LÊN
Thành công trong việc giải quyết dịch coronavirus không chỉ nâng danh tiếng của Phúc mà còn của cả Việt Nam trên thế giới.
Bên cạnh việc tạo được uy tín về quản trị có hiệu năng, kết quả chống dịch tốt đã chuyển thành lợi ích kinh tế khiến Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới đạt mức tăng trưởng tích cực trong năm ngoái – củng cố lập luận của những người cho rằng nên xem Việt Nam là một cường quốc bậc trung đang trỗi dậy.
Kể từ khi đóng cửa vào tháng 3 năm ngoái, với hệ thống giám sát nghiêm ngặt, thời gian cách ly bắt buộc và việc xét nghiệm coronavirus rộng rãi trên toàn quốc [con số chính phủ Việt Nam công bố về xét nghiệm không đầy đủ và là tỉ lệ xét nghiệm/dân số nhỏ nhất thế giới – TM] đã giành được sự khen ngợi từ khắp nơi trên thế giới.
Tổ chức y tế thế giới ghi nhận Việt Nam đã tiến tới “chung sống an toàn với Covid-19”, và đã đạt được các mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế.
Lye Liang Fook, thành viên cao cấp và là điều hợp viên của Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho biết điều này cho phép Hà Nội tập trung vào việc lấy lại đà tăng trưởng. Lye nói,
“Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2– 3% vào năm 2020, đây là một bước phát triển rất tích cực trong bối cảnh tăng trưởng âm ở nhiều quốc gia khác.”
Lye Liang Fook
Năm nay, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng hơn 6%, một sự phát triển sẽ củng cố vị trí “ngôi sao đang lên” của Châu Á.
Chuyên viên kinh tế hàng đầu Irvin Seah của Tập đoàn DBS, đã dùng thuật ngữ đó để mô tả Việt Nam trong một báo cáo năm 2019, tin rằng Việt Nam cuối cùng đã “trưởng thành” khi các yếu tố cơ bản kinh tế mạnh và các chính sách được cân nhắc hợp lý của nó đã bảo đảm để Việt Nam có được một triển vọng dài hạn thuận lợi.
Seah cho biết Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển đổi kể từ hơn một chục năm trước khi nước này phải vật lộn với lạm phát lên tới 28%, tăng trưởng yếu và đồng tiền mất giá mạnh.
Từ năm 2012, Hà Nội đã xoay chuyển tình thế bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ và tập trung vào đỏi mới doanh nghiệp của chính phủ, khu vực tài chính và đầu tư công.
Kể từ đó, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 6,4%, lạm phát ổn định và bắt đầu vượt trội hơn các đối thủ trong khu vực.
Seah viết:
Được thế là nhờ thành công của các khu kỹ nghệ tổng hợp cao, có vị trí chiến lược. trong chuỗi cung ứng khu vực, ưu đãi thuế hấp dẫn, thuế suất doanh nghiệp thấp và lực lượng lao động cạnh tranh.
Seah không phải là người duy nhất ủng hộ sự phát triển của Việt Nam.
Tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết sự chuyển đổi của đất nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã biến nước này từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một nước có thu nhập trung bình thấp.
Báo cáo của World Bank cho biết:
“Từ năm 2002 đến năm 2018, GDP bình quân đầu người đã tăng 2,7 lần, vượt hơn 2.700 đô la Mỹ vào năm 2019 và hơn 45 triệu người đã thoát khỏi đói nghèo.”
World Bank
Tháng này, The Economist Intelligence Unit đưa tin rằng Việt Nam đã đánh bại Trung Hoa cộng sản và Ấn Độ để trở thành một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài ở châu Á và là một trung tâm mới cho ngành sản xuất giá rẻ trong chuỗi cung ứng châu Á.
ĐÀ TĂNG TRƯỞNG THÊM
Ivan V. Small, một thành viên thỉnh giảng hàng đầu trong Chương trình Nghiên cứu Việt Nam của ISEAS, cho biết sự tăng trưởng của Việt Nam sẽ tiếp tục khi du lịch hồi phục sau đại dịch.
Sản xuất và xuất khẩu nông sản – gồm mọi thứ từ điện thoại thông minh, chip và đồ điện tử cho đến dệt may, giày dép, cà phê và gạo – cũng có khả năng tăng trưởng.
Small cho biết sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bằng chiến lược đầu tư “China Plus One” mà nhiều công ty nước ngoài đang dùng vì cuộc chiến thương mại Mỹ– Trung, đang có kế hoạch chuyển (hoặc đã chuyển) các cơ sở sản xuất sang Việt Nam như một cách để tránh đầu tư vào Trung Hoa cộng sản và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.
Cuộc chiến thương mại của Trung Hoa leo thang với Washington cũng đã thúc đẩy sự hấp dẫn của Việt Nam vì thuế nhập cảng hàng hóa của Trung Hoa cộng sản tăng, khiến các công ty kinh doanh trong nền kinh tế lớn nhất châu Á trở nên đắt đỏ hơn.
Seah cho biết quá trình đa dạng hóa khỏi Trung Hoa cộng sản đã bắt đầu từ vài năm trước nhưng đã được đẩy nhanh bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Seah cho biết: “Việt Nam chắc chắn là nước hưởng lợi chính, đồng thời cho biết thêm rằng ông hy vọng khuynh hướng này sẽ tiếp tục.
Về một loạt các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết trong những năm gần đây, chẳng hạn như Hiệp định Thương mại Tự do EU– Việt Nam và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Small cho biết chúng sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn và hội nhập sâu hơn nữa Việt Nam vào khu vực.
Ông Small nói thêm:
“Việt Nam cũng có cam kết mạnh mẽ trong việc phát triển kỹ thuật và thúc đẩy nền kinh tế số ngày càng tăng.”
Ivan V. Small
Hayton cho biết các công ty bản địa và các tập đoàn trong nước như Vingroup là một nguồn tăng trưởng khác.
Được coi là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam với Hyundai hay Samsung của Nam Hàn, Vingroup dường như sẽ thống trị thị trường nội địa trong khi xuất khẩu sản phẩm của họ ra khắp thế giới. Ngoài bất động sản và khu nghỉ mát, tập đoàn này đã mở rộng sang siêu thị mini, trường học, nơi chăm sóc sức khỏe, thậm chí cả ô tô và điện thoại thông minh. Hayton nói,
“Cho đến nay thành công của nó vẫn còn hạn chế, vì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều của nhưng công ty nước ngoài có trụ sở trong nước như Samsung. Nhưng chúng ta nên tìm một số đầu mối về định hướng tương lai có từ Quốc hộ.”
Bill Hayton
MỘT CƯỜNG QUỐC BẬC TRUNG ĐANG LÊN
Sự trỗi dậy kinh tế đáng kể của Việt Nam được nhiều người coi là sự xác nhận rằng nước này chỉ trong một vài thập kỷ đã hoàn tất tiến trình chuyển đổi từ bờ vực đổ nát vào cuối cuộc chiến tranh ở Việt Nam thành một cường quốc bậc trung hoàn toàn (và vẫn đang lên).
Đó là một sự thay đổi không thể không thấy đối với Jim Laurie, người đã đưa tin trong khu vực với tư cách là phóng viên của hãng tin NBC của Mỹ từ đầu những năm 1970.
Nhớ lại cuộc rút quân của Mỹ khỏi Sài Gòn – ngày nay là Thành phố Hồ Chí Minh – vào năm 1975, Laurie cho biết ông đã cảm nhận sâu sắc với việc tiếp quản thủ đô miền Nam tương đối “nhẹ nhàng” so với việc tiếp quản Campuchia bên cạnh trong cùng năm với “chủ nghĩa cực đoan triệt để và sự tàn ác của Khmer Đỏ”.
Khi Laurie trở lại Sài Gòn vào năm 1979, tất cả các cơ sở kinh doanh đã bị quốc hữu hóa, một số tài sản tư nhân bị tịch thu, và miền nam trở thanh một mảnh đất nghèo đói. Laurie, cũng là tác giả của The Last Helicopter: Two Lives in Indochina, nhớ lại,
“Ngành kỹ nghệ quốc doanh bị đình trệ. Thiếu gạo. Chỉ có những cửa hàng nhỏ và chợ đen là còn mở cửa.”
Jim Laurie
Sau Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, Việt Nam tuyên bố Đổi mới, cải cách kinh tế, chấm dứt nông nghiệp tập thể hóa và trao một vai trò lớn hơn cho các động lực của thị trường. Khi Laurie trở lại thành phố biển Đà Nẵng vào những năm 1990, ông đã ngạc nhiên trước những thay đổi khi thành phố này nổi lên như một hình mẫu về cải cách kinh tế và tư nhân hóa. Laurie nhớ lại:
Trong những năm gần đây, khi Việt Nam đang củng cố sự thay đổi kinh tế mà Laurie chứng thực, các học giả Việt Nam ngày càng thúc giục nước này coi mình và hành xử như một cường quốc tầm trung bằng cách đóng vai trò lớn hơn trong hợp tác kinh tế và an ninh khu vực.
Trong Chỉ số Quyền lực Châu Á của Viện Lowy năm 2020, Việt Nam được xếp thứ 12 trong số 26 quốc gia trong khu vực về sức mạnh toàn diện, thứ 11 về năng lực quân sự và được ca ngợi là “cường quốc tầm trung ở Châu Á”.
Lye nhắc đến hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhân vật lãnh đạo Nam Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội vào năm 2019, như một bằng chứng cho thấy Việt Nam đã bắt đầu đóng vai trò vượt ra ngoài mức quốc gia.
Từ năm 2014, Việt Nam cũng đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc và khánh thành Trung tâm Gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc tại Hà Nội. Tháng 7 năm ngoái, họ đã công bố kế hoạch nâng cấp trung tâm này thành một cơ sở cấp khu vực cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Lye nói,
“Đây là những dấu hiệu cụ thể cho thấy Việt Nam đang tìm cách đóng một vai trò lớn hơn tương xứng với khả năng và độ chịu được của mình.”
Lye Liang Fook
Trong tháng này, Huỳnh Tâm Sáng, một giảng viên quan hệ quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã viết rằng đã đến lúc đánh giá lại vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng cường quốc.
Huỳnh Tâm Sáng cho biết nước này vẫn chưa chính thức chấp nhận khái niệm trở thành một cường quốc bậc trung vì điều này có thể được “hiểu là đảm nhận một vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á, do đó thách thức Trung Hoa cộng sản ở sân sau của mình.”
Tuy nhiên, Huỳnh Tâm Sáng lưu ý những lời kêu gọi của các học giả Việt Nam về việc Hà Nội được công nhận là một cường quốc bậc trung đã ngày càng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trong nước, đều là những cơ quan do chính phủ điều hành.
Huỳnh Tâm Sáng cho biết, việc để Việt Nam công khai thừa nhận vị thế cường quốc bậc trung của mình sẽ đòi hỏi Việt Nam phải tự tin hơn về khả năng của mình và sự hỗ trợ từ các đối tác của Hà Nội trong khu vực và Hoa Kỳ.
RÀO CHẮN TRỞ THÀNH CƯỜNG QUỐC BẬC TRUNG
Bất chấp thành công tương đối của Việt Nam trong đại dịch, giới phân tích cho rằng Hà Nội cần phải vượt qua một số rào cản để duy trì tốc độ tăng trưởng và chsnh phục những người chỉ trích. Những thách thức đó gồm việc giải quyết tham nhũng và chuyên chế, cải tổ triệt để các doanh nghiệp quốc doanhvà bảo đảm tính minh bạch về mặt pháp lý và trách nhiệm giải trình.
Huỳnh Tâm Sáng nói rằng tham nhũng tràn lan đã gây ra sự phẫn nộ khắp nơi, đồng thời nói thêm rằng mặc dù chiến dịch chống tham nhũng do ông Trọng lãnh đạo đã đạt được thành tựu thực sự, nhưng nó vẫn gây tranh cãi do liên quan đến những trận đấu đá nội bộ giữa các đảng viên. Trong 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên đã bị kỷ luật vì tham nhũng.
Ông Huỳnh Tâm Sáng cho biết có những lo ngại về việc liệu các nhà lãnh đạo mới xuất hiện sau Đại hội có cam kết chống tham nhũng với sức mạnh như Trọng hay không.
Phua Koon Kee, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập viên của Aquarius Việt Nam, cho biết trong những năm gần đây, chủ nghĩa chuyên chế là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của quốc gia này, cho biết mặc dù tệ nạn quan liêu và tham nhũng đã được giải quyết ở các mức độ thành công khác nhau trong những năm gần đây, nhưng hành động chống lại chủ nghĩa chuyên chế vẫn chưa theo kịp.
Phua Koon Kee, một người Singapore đã sống và làm việc ở Việt Nam gần ba mươi năm, cho biết chủ nghĩa chuyên chế trong các công ty nhà nước đã dẫn đến một cái “giá ẩn” cao cho các doanh nghiệp vì họ cần phải “bôi trơn” đúng cá nhân để được phê duyệt dự án hoặc hợp đồng.
Chủ nghĩa dung túng gia đình cũng ngăn cản chính phủ thu hút những bộ óc giỏi nhất, Phua nói, đồng thời cho biết thêm rằng những người trẻ tuổi trở về sau khi du học ở nước ngoài và từ chối, không chịu hối lộ thường bị gạt sang một bên. Phua nói.
Ông Small cho biết mặc dù các cải cách tại các doanh nghiệp quốc doanh đã mở đường cho các tập đoàn mới hoạt động hiệu quả và gọn ghẽ hơn, các công ty này vẫn chế ngự các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và có thể vận động để bảo hộ mậu dịch, trợ cấp, bãi bỏ quy định và được uu đái vào thị trường, cô thể dẫn đến “xung đột lợi ích công cộng và tư nhân”.
Ông Small nói thêm rằng sự tập trung vào sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam có nghĩa là không nhìn vào những thách thức khác. Chúng gồm có nhu cầu phân phối của cải và các trung tâm đầu tư không ở các thành phố quan trọng như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Small nói,
“Xung đột đang diễn ra với Trung Hoa cộng sản về Biển Đông sẽ tiếp tục gây khó khăn cho quan hệ ngoại giao Trung Hoa cộng sản-Việt Nam cộng sản cũng như quan hệ chuỗi cung ứng kinh tế.”
Ivan V. Small
Hiện nay 70% vận tải biển trên thế giới đi qua Biển Đông, nhiều người trong giới phân tích cảnh cáo bất kỳ tranh chấp nào trong khu vực sẽ có tác động toàn cầu đến cả hoạt động vận chuyển hàng hóa và chuỗi cung ứng khu vực.
Giải Phóng Quân Nhân dân Trung Hoa cộng sản tổ chức một loạt cuộc tập trận chống khủng bố dọc biên giới với Việt Nam.
Thayer nói thêm rằng việc Trung Hoa cộng sản quấy rối nỗ lực của Hà Nội nhằm phát triển tài nguyên dầu khí ở vùng biển gần Vanguard Bank – rạn san hô ở cực tây trong chuỗi đảo Trường Sa giàu tài nguyên, và trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam – cũng là một mối lo ngại.
Bắc Kinh nói rằng khu vực này nằm trong “đường chín đoạn” mà họ dùng để tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông. Từ năm 2017 đến năm 2019, trước sức ép của Trung Hoa cộng sản, Việt Nam đã hủy hợp đồng với các công ty dầu khí nước ngoài cho phép họ hoạt động trong khu vực. Thayer nói thêm,
“Bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm nối lại hoạt động thăm dò và khai thác trong các vùng biển mà Trung Hoa cộng sản tuyên bố chủ quyền sẽ dẫn đến sự can thiệp của Trung Hoa cộng sản.”
Carl Thayer
Huỳnh Tâm Sáng nói rằng với tư cách là “kẻ thù không đội trời chung” của Việt Nam, chiến lược của Trung Hoa cộng sản sẽ tiếp tục thách thức và chế ngự nỗ lực của cgiới lãnh đạo Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với các nước “cùng chí hướng” như Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ và Úc.
Huỳnh Tâm Sáng cũng bày tỏ lo ngại rằng Brunei, nước sẽ trở thành chủ tịch ASEAN năm 2021
(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), có thể không cam kết như Việt Nam – chủ tịch năm ngoái – trong việc thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN do mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung Hoa cộng sản và quốc vương, vốn phụ thuộc vào Bắc Kinh trong các dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng. Ông nói thêm,
“Việc leo lái cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung của Brunei trong khi duy trì sự cố kết và hội nhập của ASEAN sẽ không dễ dàng. Việt Nam nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho các kịch bản tiêu cực.”
Huỳnh Tâm Sáng
Hayton cho biết “những nhà tài phiệt trong nước” có thể hạn chế cạnh tranh và kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Những tay “đầu sỏ” này gồm những người thống trị khu vực tư nhân trong nước và những người có quyền chế ngự hiệu quả các khu vực và lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế. Theo ông, Họ cũng gồm những người đang chế ngự các tổ chức quốc doanh độc quyền vận hành cơ sở hạ tầng quốc gia, một dấu hiệu cho thấy đảng cộng sản Việt Nam vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các tổ chức lớn “từ đằng sau hậu trường”.
“Kết quả là sự kìm hãm tăng trưởng kinh tế trong một số lĩnh vực và sự tắc nghẽn trong cuộc phát triển cơ sở hạ tầng.”
Bill Hayton
Phua cảnh cáo rằng nếu đại dịch tiếp tục, trong trường hợp không có các chương trình kích thích của chính phủ, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Chỉ ra cách một số quốc gia khác đã mở cửa biên giới một cách thận trọng, ông Phua cho biết việc cho phép du lịch một phần – ngành kỹ nghệ đóng góp gần 10% GDP của cả nước – sẽ cho phép Việt Nam đạt mức tăng trưởng ước tính từ 6 đến 8% trong năm nay.
Tác giả | Maria Siow là một phóng viên và người phân tích lâu năm tại Trung Hoa, quan tâm sâu sắc đến khu vực Đông Á. Maria tốt nghiệp thạc sĩ về Quan hệ Quốc tế.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Vietnam beat coronavirus. With its economy booming, can it face up to China? | Maria Siow | SMCP | January 23, 2021. Bloomberg và Reuters đưa tin bổ túc.