Lỗi tại Bắc Hàn khiến nền kinh tế tồi tệ, nhưng không nên cấm vận
Robert E. Kelly | DCVOnline
Pyongyang (Bình Nhưỡng) tiếp tục chọn một hệ thống khiến hầu hết người dân Bắc Hàn luôn trong tình trạng đói nghèo.
Khi chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joseph Biden thành hình, một vấn đề tranh cãi dai dẳng là việc Hoa Kỳ ngày càng sử dụng các biện pháp trừng phạt trong chính sách đối ngoại. Peter Beinart đã đưa ra vấn đề này một cách hữu ích và những người khác đã đề cập đến cách chính quyền trước đây của Tổng thống Donald Trump đặc biệt đẩy mạnh việc sử dụng các biện pháp trừng phạt. Như giới phê bình đã nêu ra một cách đúng đắn, các biện pháp trừng phạt hấp dẫn đối với chính khách Hoa Kỳ vì chúng có vẻ ‘cứng rắn’, trong khi thực sự chính phủ không phải đưa quân nhân Hoa Kỳ vào bất cứ nơi nào nguy hiểm.
Trong thời kỳ hậu chiến Iraq, những người Cộng hòa diều hâu đặc biệt đang ở trong tình thế khó xoay xở. Không ai muốn có thêm ‘những cuộc chiến ngu ngốc’, nhưng bản năng dân tộc chủ nghĩa và hiếu chiến của đảng Cộng hòa (cho dù theo chủ nghĩa Jacksonian hay tân bảo thủ) vẫn còn đó. Kết quả của tình thế tiến thoái lưỡng nan này là phải xử phạt Bắc Hàn, và những lời chỉ trích sự bốc đồng này, gồm cả phản ứng xử phạt Bắc Hàn, đã tăng lên.
Mặc dù phần lớn sự phản đối này ở Trung Đông có giá trị, nhưng vẫn có lập luận dùng biện pháp trừng phạt đối với Bắc Hàn, hoặc ít nhất là chỉ bỏ các biện pháp trừng phạt đó khi có những nhượng bộ từ phía Bắc Hàn thay vì chỉ không dùng chúng. Bài này sẽ phản biện những chỉ trích phổ biến về lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn; tiếp theo sẽ là những biện luận ủng hộ lệnh trừng phạt.
Sự chỉ trích chính đối với các biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Hàn — thực sự, chống lại các lệnh trừng phạt nói chung — là chúng phải chịu trách nhiệm vì đã khiến sự khốn khổ của người dân tăng lên. Thực sự đúng là theo nghĩa tuyệt đối, việc hạn chế nguồn cung ứng cho Bắc Hàn (và song song với đó là hạn chế khả năng xuất cảng để tạo ra ngoại hối để nhập cảng thêm) đã hạn chế tăng trưởng GDP của Bắc Hàn và do đó làm giảm GDP bình quân đầu người của nước này. Nhưng đây là cách nhìn khá hẹp về những rắc rối của đất nước này.
Những lựa chọn chính sách của chế độ Bắc Hàn rõ ràng chịu nhiều trách nhiệm hơn đối với các vấn đề của dân chúng. Chính phủ, có thể nói là tầng lớp ưu tú xung quanh nhân vật lãnh đạo tối cao Kim Jong-un ở thủ đô Bình Nhưỡng, đã đưa ra nhiều quyết định chính sách từ những năm 1960 khiến sự phát triển của con người ở nước này bị chậm lại.
Chế độ Bắc Hàn, chứ không phải người bên ngoài, chọn đầu tư không đủ vào hệ thống cơ sở hạ tầng và y tế, đưa đến việc dân chúng dễ bị tổn thương đồng loạt trong những sự kiện như dịch coronavirus. Hơn nữa, nó dẫn đến việc phải chia điện để dùng và nước uống không sạch, và kết quả mùa màng mất mát vì hư hỏng do các phương tiện tồ kho và vận chuyển quá kém. Chế độ Bắc Hàn đã chọn chi khoảng 20 đến 40% GDP cho quân đội. Tương tự như vậy, chính những người Kim đã chọn xây dựng những địa điểm tuyên truyền khổng lồ trên khắp đất nước, chẳng hạn như chi ngoại tệ khan hiếm để nhập cảng đá cẩm thạch để khác dựng những bức tượng. Đây rõ ràng là những nguồn tài nguyên có thể được phân phối lại cho người dân, và chúng lớn hơn rất nhiều so với lượng cung cấp của nước ngoài.
Đây cũng là chế độ thường xuyên từ chối không nhận viện trợ nước ngoài, vì cho rằng nó xúc phạm hoặc hạ thấp ‘phẩm giá’ của nhà nước, hoặc vì viện trợ đi kèm với các điều kiện. Nhưng các điều kiện phản ảnh kinh nghiệm của một bài học khó: nếu thế giới chỉ cung cấp thực phẩm hoặc viện trợ y tế cho Bắc Hàn, thì chế độ và quân đội của họ sẽ lấy hết cho họ. Trớ trêu thay, điều này lại làm cho các vấn đề toàn cầu trở nên tồi tệ hơn, khi viện trợ không có điều kiện trở thành trợ cấp cho chế độ của Kim. Do đó, cộng đồng quốc tế thường cố gắng có quan sát viên đi với viện trợ, để bảo đảm được sự phân phối cho những người nghèo. Chế độ Bắc Hàn dĩ nhiên bác bỏ điều kiện đó.
Và cuối cùng, chính chế độ đã thiết lập một nền kinh tế chính trị trong nước nói chung, thiếu chữ hay hơn, là thành thị ăn tươi nuốt sống nông thôn. Sự bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn, được minh họa một cách sinh động trong những bức ảnh nổi tiếng về Bắc Hàn vào ban đêm, không phải bằng cách nào đó là tiền định hoặc là kết quả của các lệnh trừng phạt. Chế độ chọn cách phớt lờ tình trạng nghèo đói ở nông thôn.
Chỉ có thể nói các biện pháp trừng phạt làm gia tăng nghèo đói ở Bắc Hàn nếu chúng ta chấp nhận quan điểm khá kỳ lạ rằng nhà nước Bắc Hàn không có trách nhiệm chăm sóc người dân của chính họ. Tất nhiên, điều này là vô lý. Người nước ngoài không phải là nguồn đầu tiên cung cấp tài nguyên và hỗ trợ ở đất nước của một nuowisc khác; đó là trách nhiệm của nhà nước. Điều này đặc biệt mỉa mai ở Bắc Hàn, quốc gia tự gọi mình là một ‘nước cộng hòa của nhân dân’ (“Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn”).
Thực sự là chúng ta ở bên ngoài quan tâm đến người nghèo ở Bắc Bắc Hàn hơn là chính chế độ ở đó. Đây là một trong nhiều điều trớ trêu kỳ cục trong cách đối phó với Bắc Hàn. Chế độ Bắc Han đã dùng điểm yếu nhất của nó để chống lại chúng ta, đánh đổi một cách tàn nhẫn về đạo đức của chúng ta. Nhưng sự man rợ đó không ngụ ý rằng những người bên ngoài đang hủy hoại người dân Bác Hàn. Bắc Hàn đã làm điều đó từ lâu trước khi có những lệnh trừng phạt đối với chương trình hạch tâm của nước này gia tăng trong 15 năm qua. Nạn đói cuối vào những năm 1990 có trước các lệnh trừng phạt hạch tâm một chúc năm và khiến 10% dân số chết đói. Tuy nhiên, không ai đổ lỗi cho Nga, nước ngừng bao cấp thời Soviet đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Bắc Bắc Hàn vào thời điểm đó, gây ra những cái chết đó. Và cũng không nên đổ lỗi cho Nga.
Tiếp theo, các biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Hàn kết hợp với những quan tâm phổ biến về đạo đức đó đối với các nhu cầu cơ bản và sự phát triển của con người. Có những sự ăn bớt và lỗ hổng, và đã có một cuộc tranh luận sôi nổi và lâu dài về “các biện pháp trừng phạt khôn ngoan” —làm thế nào để nhắm vào chế độ mà không gây thiệt hại cho người dân. Có sự đồng thuận rộng rãi rằng cộng đồng quốc tế nên làm hết sức mình để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương ở Bắc Hàn, và họ phải làm và nên quan tâm đến người dân nhiều hơn Kim và đồng đảng. Tất nhiên, những người quanh Kim đã cố gắng hết sức để cản trở nỗ lực này. Phe đảng của Kim đẩy gánh nặng trừng phạt lên người dân, cả vì họ vô đạo đức và không quan tâm, và vì họ biết chúng ta quan tâm và do đó, các lệnh trừng phạt là một vấn đề hữu ích đối với họ để chống lại chúng ta.
Cuối cùng, thậm chí không rõ ràng rằng việc giảm bớt các lệnh trừng phạt, điều sẽ giúp nền kinh tế của Bắc Hàn tương tác với thế giới một cách bình thường hơn, sẽ giúp ích cho người dân nhiều như hơn. Tất nhiên, chúng ta không thể nói chắc chắn, nhưng không khó để nói rằng lợi ích của tăng trưởng GDP sau các lệnh trừng phạt phần lớn sẽ dồn về phía trên cho tập đoàn cai trị. Như Josh Stanton cho thấy, lần cuối cùng chúng ta cho phép Bắc Hàn tiếp cận nền kinh tế toàn cầu một cách thoải mái, họ đã tiến hành một cuộc chạy đua mua vũ khí.
Không ai trong số này cho rằng chính sách của Nam Hàn, phương Tây và Nhật Bản đối với Bắc Hàn nên mang tính giáo điều về các biện pháp trừng phạt. Những người chỉ trích đã đúng khi cho rằng Bắc Hàn có thể sẽ không từ bỏ vũ khí chiến lược để được giảm nhẹ lệnh trừng phạt, nhưng họ có thể từ bỏ những thứ khác, chẳng hạn như cải thiện về nhân quyền, tái bố trí quân đội Bắc Hàn ra khỏi biên giới Bắc Nam, hoặc đồng ý cho giám sát hạch tâm. Giới hoạch định chính sách nên sẵn sàng thương lượng những điều này, và các biện pháp trừng phạt là một trao đổi có thể xảy ra.
Tác giả | Robert E. Kelly là giáo sư về quan hệ quốc tế tại Khoa Khoa học Chính trị và Ngoại giao tại Đại học Quốc gia Pusan.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Blame North Korea’s Horrible Economy on North Korea, Not Sanctions | Robert E. Kelly | The National Interest | March 1, 2021.