Những cuộc cách mạng xây dựng trên niềm hy vọng. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng những người biểu tình ở Myanmar sẽ thành công
Mimi Aye | DCVOnline
“Cuộc cách mạng phải thành công.” U Kyaw Moe Tun
Điều mà tôi hiếm khi nói đến đã là người Miến Điện thì phải biết sợ. Đó là cảm giác thường xuyên ở mức độ thấp, nhưng đôi khi nó có thể làm choáng ngợp. Bởi vì tất cả những điều tồi tệ nhất mà bạn có thể tưởng tượng có thể xảy ra với bạn hoặc những người thân yêu đã xảy ra, cho bạn hoặc cho những người bạn biết, vì Tatmadaw. Có một lý do khiến cuốn sách nổi tiếng nhất của Aung San Suu Kyi được gọi là Không còn Sợ (Freedom from Fear).
Tôi lớn lên ở Anh quốc, nhưng quê hương thứ hai của tôi là ở Myanmar, nơi tôi vẫn còn gia đình. Ở một đất nước bị những người độc tài cai trị từ năm 1962, hàng ngiều chục năm tôi đã thấy sự ám ảnh và sợ hãi đưa vào đầu mọi người, từ báo chí đến TV của chúng tôi cho đến các bảng quảng cáo xung quanh thị trấn với các khẩu hiệu song ngữ như “Tatmadaw là Mẹ và Cha của bạn”, “Tatmadaw và Nhân dân thống nhất vĩnh cửu — Bất cứ ai cố tình chia rẽ họ đều là kẻ thù của chúng ta.”
Không chỉ các phương tiện thông tin đại chúng bị kiểm soát gắt gao, mà một số điện thoại không nhiều cũng bị nghe lén, thư của chúng tôi bị biên cắt xén, và dịch vụ bưu chính không đáng tin cậy đến mức chúng tôi đã dùng một hệ thống gọi là lugyone: yêu cầu người khác, thường là người lạ, chuyển phẩm vật trong hành lý của họ.
Trong khi chúng tôi tin tưởng những người hoàn toàn xa lạ, đồng thời chúng tôi không thể tin tưởng bất cứ ai, vì những mật thám của Tatmadaw (gọi là dalan). Một cuộc trò chuyện thông thường sẽ là: “Hãy mang chiếc bánh tiffin này đến cho bà dì hàng xóm, nhưng đừng nói xấu chính phủ quân đội, vì bà ấy cũng có thể là một mật thám.” Theo nghĩa đen, bất kỳ ai cũng có thể là người chỉ điểm.
Mọi người không được phép tụ tập trên đường phố. Một số biến mất vào giữa đêm. Một lần, khi tôi tạm trú với một người em họ ở Yangon, tôi phải trốn trong tủ quần áo của cô ấy khi thanh tra quân đội tới cửa vì tôi không được liệt kê là cư dân. Cha tôi lớn lên mà không có cha, cifp ông nội tôi là một tù nhân chính trị, và chan tôi phải trốn trong một trại trên rừng khi còn nhỏ. Một người chú, chết vào năm 2012 vì hậu quả của những điều kiện sống và đã chịu đựng trong tù. Em họ của mẹ tôi đã bị sát hại trong một “vụ trộm” mà không mất bất cứa thứ gì.
Cha mẹ tôi rời Myanmar vào năm 1979 vì họ ngán ngẩm với những cuộc tấn công rạng sáng của Tatmadaw để tìm kiếm bằng chứng về sự ly khái và họ cảm thấy mệt mỏi vì phải sống trong sợ hãi. Trước khi họ rời đi, quân đội buộc họ phải ký một cam kết nói rằng họ và con cái của họ sẽ không bao giờ lên tiếng chống lại quân đội, để bảo đảm sự an toàn của gia đình vẫn còn họ ở lại và đặc quyền được phép trở về. Khi chúng tôi quay trở lại, chúng tôi bị “MI” (quân báo mặc thường phục), theo dõi, mỗi chuyến về thăm nhà là một sự pha trộn kỳ lạ giữa niềm vui và sự lo lắng.
Năm 1988, khi tôi 9 tuổi, Tatmadaw đã tàn sát hàng nghìn người trong Cuộc nổi dậy 8888. Và bố mẹ tôi nói với tôi rằng chúng tôi không thể nói và không được làm gì ở nơi công cộng, nếu không gia đình chúng tôi cũng sẽ bị giết.
Tôi không lớn lên dưới một chế độ độc tài quân phiệt, nhưng những người còn lại trong gia đình tôi đã sông cuộc đời như vậy. Và ngay bây giờ, tôi đang chiêm nghiệm một déjà vu khủng khiếp.
Chính phủ dân sự cuối cùng lên nắm quyền vào năm 2010 thật đáng buồn thay vì đó dân chủ đang bị buộc dây, nhờ vào hiến pháp năm 2008 có lợi cho Tatmadaw và được thông qua sau cơn bão Nargis. Mặc dù vậy, nó đã mang lại cho Myanmar đủ một lớp vỏ bọc với các doanh nghiệp đa quốc gia như KFC và Coca Cola. Nhưng kiểm duyệt vẫn là tiêu chuẩn, mọi người vẫn bị bắt giữ như những người bất đồng chính kiến, và nhiều người trong chúng tôi đang chờ đợi búa bổ xuống đầu.
Kể từ khi Tatmadaw đảo chính vào ngày 1 tháng 2, gần 600 người đã bị quân đội (và cảnh sát đang làm việc với họ) sát hại, trong đó có hơn 40 trẻ em. Hầu hết những người trưởng thành đều là những người phản đối ôn hòa, nhưng một số hoàn toàn là người ngoài cuộc — một người, một bà mẹ đơn thân, đang trên đường đến các cửa hàng. Hàng nghìn người khác, gồm hơn 100 người nổi tiếng, đã bị bắt vì vi phạm các điều khoản áp bức vô lý của Bộ luật Hình sự, đã tội phạm hóa, chẳng hạn như, việc xuất bản hoặc lưu hành “bất kỳ tuyên bố, tin đồn hoặc báo cáo nào với mục đích gây ra hoặc có khả năng gây ra sự sợ hãi hoặc báo động cho công chúng hoặc cho bất kỳ bộ phận nào của công chúng mà theo đó bất kỳ người nào cũng có thể bị lôi kéo phạm tội chống lại Nhà nước hoặc chống lại sự yên tĩnh của công chúng.” Mọi người thậm chí bị bắt đi mà không có lý do gì cả; nhiều người trở về sau khi bị đánh đập hoặc tra tấn, và một số trở về trong túi xác.
Tôi tiếp tục nghĩ về câu chuyện đùa cũ rằng George Orwell thực sự đã viết hai cuốn tiểu thuyết về Myanmar: hồi ký về cảnh sát thuộc địa của ông Những ngày Miến Điện và 1984.
Tuy nhiên, mặc dù tôi đồng ý với nhà văn Ye Yint Aung rằng “nhìn đất nước quê hương của bạn nổ tung từ xa thật sự rất đau lòng,” lần này, vẫn có hy vọng thoi thóp. Điều cuối cùng đã phá vỡ con đập của nỗi sợ hãi đối với tôi và đối với rất nhiều người khác, và tại sao chúng tôi đang chiến đấu hết sức để ủng hộ cách mạng, là nhìn thấy một cơ hội thực sự cho tự do. Có một mong muốn thực sự về sự thống nhất trong quần chúng — một nền dân chủ liên bang mới được xây dựng bởi những người muốn điều tốt nhất cho hơn 130 nhóm sắc tộc tạo nên Myanmar và những người đã học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ.
Việc này gồm cả việc đưa Tatmadaw ra trước công lý vì tội ác của họ đối với người Rohingya, những người cuối cùng đã được công khai đón nhận như anh chị em của chúng tôi sau nhiều năm bị thông tin và tuyên truyền sai lệch tàn nhẫn. (Những người dám lên tiếng ủng hộ người Rohingya trong quá khứ bị coi là “kẻ thù của Nhà nước” và nhiều người đã bị bỏ tù hoặc tệ hơn).
Hàng ngày, chúng tôi thấy tất cả các nhóm sắc tộc (gồm cả người Rohingya), tất cả các tôn giáo, tất cả các ngành nghề và công nghiệp (được dẫn đầu bởi các y bác sĩ trong cuộc Cách mạng Áo choàng trắng), và ngay cả những darg queen diễn hành và chào bằng ba ngón tay để thể hiện sự ủng hộ đối với Phong trào Bất tuân dân sự — một sáng kiến, toàn quốc, phi tập trung và cực kỳ sáng tạo nhằm đóng cửa đất nước, và do đó dập tắt các hoạt động của Tatmadaw, bằng những biện pháp ôn hòa.
Sự thống nhất chưa từng có của cuộc biểu tình và mục tiêu thanh lập liên bang này một phần nhờ vào Internet. Các cuộc bieeru tình đang được tổ chức, và các tin nhắn, hình ảnh và hashtag bắt đầu bằng dấu # đang lan truyền qua Facebook, Twitter và Instagram. Năm 1988, các thước phim quay phải chuyển lậu ra khỏi Miến Điện, trước khi thế giới có thể nhìn thấy những con phố tắm máu. Vào năm 2021, chúng tôi đang theo dõi các sự kiện diễn ra nay lúc chúng diễn ra và những người ở nước ngoài như chúng tôi đã có thể hỗ trợ phong trào theo những cách mà trước đây không thể làm được. Ủy ban Đại diện cho Pyidaungsu Hluttaw (CRPH), gồm các dan biểu bị lật đổ đang lẩn trốn, thậm chí đã cố gắng điều hành song song với chính quyền bằng cách ban hành các nghị định của quốc hội qua Facebook.
Và đây là lý do tại sao Tatmadaw đã cố gắng hết sức để nhấn chìm Myanmar vào bóng tối — chặn đường vào Facebook, cắt Internet di động trong 53 ngày nay (WiFi rất hiếm ngay cả trong trường hợp bình thường) và tắt tất cả Internet từ 1 giờ sáng đến 9 giờ sáng. ngày. Nhưng mọi người đã chuyển sang sử dụng VPN và mạng lưới nhỏ, và do đó, tin tức ở Myanmar vẫn đang lan rộng ra thế giới và quan trọng hơn là truyền tin cho nhau. Bản tin in một trang thậm chí đã được tung ra — Tiếng nói của mùa xuân — đã đưa tin đến cho những người đã hoàn toàn bị bịt mắt bit tai.
Một khẩu hiệu của Phong trào Bất tuân dân sự là “Quý vị đã đối đầu với một thế hệ khác” và việc này giống như một sự thật. Bất cứ khi nào Tatmadaw tấn công, mọi người lại đứng dậy như búp bê giữ thăng bằng truyền thống của Miến Điện, Pyit Tine Htaung, một biểu tượng khác của phong trào.
Tatmadaw là một Goliath cổ quái và ác độc, mặc dù chúng thiếu hỏa lực, tôi tin rằng lần này người Miến Điện – những người, giống như David, được trang bị máy bắn đá theo đúng nghĩa đen – sẽ chiến thắng và lật đổ chế độ độc tài một lần nữa và mãi mãi.
Như nhà ngoại giao U Kyaw Moe Tun đã nói gần đây tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (khiến quân đội tức giận, ngay lập tức sa thải ông và buộc tội ông là phản bội):
“Cuộc cách mạng phải thành công.”
U Kyaw Moe Tun
Tác giả | Mimi Aye là tác giả của cuốn sách nấu ăn từng đoạt giải thưởng Mandalay: Recipes & Tales from a Burmese Kitchen và là người dẫn chương trình podcast về ẩm thực và văn hóa The MSG Pod.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net“
Nguồn: ‘Clear the Capitol,’ Pence pleaded, timeline of riot shows | Mimi Aye | TIME | April 8, 2021.