Đọc “Biển Đức XVI. Những trao đổi cuối đời với Peter Sewald” do Phạm Hồng Lam dịch

Nguyễn Văn Lục

Thứ nhất, những vấn đề về giáo hội hoàn vũ thì ít hay nhiều cũng liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến giáo hội tại Việt Nam. Vì thế, tôi nhận thấy những nhận xét về hiện tình Giáo hội Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi gián tiếp đã được Giáo Hoàng Benedicto XVI triển khai trong cuộc trao đổi cuối đời với Peter Sewald. Nó giúp người đọc hiểu rõ hơn tình hình giáo hội hoàn vũ nói chung, nhưng đồng thời cũng cho thấy tình hình giáo hội Việt Nam hiện đang vấp phải hoặc sẽ vấp phải trong tương lai. Và nhiều phần giáo hội Việt Nam đã bị điều kiện hóa, “ăn phải bả cộng sản”, tha hóa, cần phải học hỏi từ những nhận xét của vị giáo hoàng Biển Đức XVI. Chế độ độc tài cộng sản hay chế độ độc tài Phát Xít cũng là những chế độ độc tài. Nhưng độc tài cộng sản ngày một tinh vi, xảo quyệt – không hề cho không và biếu không – mà tất cả đều có điều kiện.

Dẫn nhập

Cuốn “Benedict XVI Letzt Gespräch Mit Peter Sewald” (“Benedict XVI: Last Conversations”) do nhà xuất bản Droemer phát hành dưới dạng eBook, ngày 08.09.2016, 288 trang do Phạm Hồng Lam dịch và đề tựa “Biển-đức XVI Những Trao Đổi Cuối Đời Với Peter Seewald” hiện để ở trang CongGiaoVietNam.net

Trước khi đọc bản dịch nói trên của Phạm Hồng Lam tôi có cơ hội đọc bản dịch tiếng Pháp cuốn “Ist die Kirche noch zu retten?” (Piper Verlag GmbH (Jan. 1 2011) của tác giả Hans Küng. Ông sinh ngày 19 tháng 3 năm 1928 là một linh mục và giáo sư thần học Công giáo người Thụy Sĩ. Năm 1962 ông được bổ nhiệm là cố vấn thần học cho cng đồng Vaticanô II. Tòa thánh Vatican đã tước quyền dạy thần học Công giáo của ông. (Sacred Congregation for the Doctrine of the Faith, “Declaration”, (Dec. 15, 1979)).

Bản dịch tiếng Pháp của Eric Haeussler, tựa đề “Peut-on encore sauver l’Église?” (Còn có thể cứu được Giáo hội không?) (Éditions Du Seuil, 25, bd Romain-Rolland, Paris XIV).

Tôi thiết nghĩ cần phải giới thiệu tóm lược cuốn sách này vì chủ đích của nó nhằm phê phán đích danh hai vị giáo hoàng John Paul II và Benedict XVI bằng một thứ ngôn ngữ quyết liệt mà ông gọi chung là một tình trạng bệnh hoạn nhiều mặt.

Tựa sách như một lời cảnh cáo nghiêm trọng về một giáo hội bị khủng hoảng nhiều mặt. Một giáo hội hoàn vũ lớn nhất, mạnh nhất, và cũng lâu đời nhất trong số các giáo hội đương đại. Chủ đích của tác giả Hans Küng là tập trung vào 30 năm gần đây được gọi là cuộc Khủng hoảng lãnh đạo của Giáo hội dưới hai triều Giáo hoàng John Paul II và Benedict XVI. Ông viết:

Je parle de l’Église catholique, la plus grande, la plus puissante, la plus imternatiomale et en quelque sorte aussi la plus ancienne des Églises, celle dont l’hístoire et le destin influencent aussi toutes les autres.”

(Tôi muốn đề cập đến Thiên Chúa giáo, một đạo ln nhất, mạnh nhất, quốc tế nhất, và một cách nào đó cũng là lâu đời nhất của các giáo hội, một giáo hội mà lịch sử và vận mệnh ảnh hưởng trên các giáo hội khác.)

Hans Küng, Ibid, trang 7

Cuộc khủng hoảng ấy theo tác giả có liên hệ đến nhiều tiết lộ về việc lạm dụng tình dục của hàng giáo phẩm được các giám mục địa phương và ngay cả tại Rome che dấu. Cộng thêm bệnh giáo điều quá nghiêm khắc, bảo thủ trong phụng tự, cao ngạo và khép kín, nghi ngại sự canh tân, từ chối và coi thường trước mọi khuynh hướng muốn phê bình, cải tổ toàn diện.

Hans Küng cũng nhắc đến cuộc gặp gỡ trao đổi trong bốn tiếng đồng hồ với người bạn là giáo hoàng Biển Đức XVI, khi là một sinh viên học ở viện Tubigen ở Castel Gandolpho, năm 2005. Cũng theo tác giả, Biển Đức XVI theo bước chân của Giáo Hoàng Phao lô đệ II một cách bướng bỉnh, giữ một khoảng cách dè dặt về những vấn đề quan trọng, tiếp tục hướng cải cách, nhưng đã thất bại không giải quyết được vấn đề lạm dụng tình dục của các tu sĩ ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước có truyền thống tôn giáo lâu đời và phát triển tại các tu hội.

Thất bại của giáo hội La-Mã còn cho thấy sự kế thừa một giáo hội thời Trung Cổ, nghi ngờ và đố kỵ với vấn đề tình dục, nghi kỵ sự tân tiến và ý thức dân chủ, óc tự phê bình.

Cho nên, bất kể có các cuộc thăm viếng ngoạn mục, đầy phấn khởi, được giới trẻ trên thế giới hưởng ứng, và nhng bài phát biểu của những cuộc thăm viếng chính thức ấy được truyền thông báo chí lan rộng khắp nơi cũng không thể nào che đậy được khủng hoảng của giáo hội Công giáo La Mã.

Riêng tại Đức, hàng trăm ngàn người đã thầm lặng rút lui ra khỏi giáo hội Thiên Chúa giáo và giữ một khoảng cách với các tổ chức của giáo hội.

Sự rạn nứt ấy do giáo hội công giáo La-Mã càng ngày càng trở thành một định chế độc tôn và quyền bính tối thượng, chế ngự lịch sử giáo hội về các mặt nghi thức phụng vụ, thần học, hiến chế về đời sống tôn giáo cũng như nghệ thuật.

Ít lắm, về mặt lịch sử cũng có ba rạn nứt đi đến chia cách về sự độc quyền của giáo hội La-Mã.

  • Thứ nhất, sự chia cắt giữa giáo hội Tây phương và giáo hội Đông phương vào thế kỷ XI.
  • Thứ hai, sự chia cắt giữa Giáo hội Tây Phương, giữa Thiên Chúa giáo và Tin lành vào thế kỷ XVI.
  • Thứ ba là sự nứt rạn giữa Thiên Chúa giáo La Mã và thế giới văn minh của thế kỷ ánh sáng vào thế kỷ XVIII-XIX.

Chính ở những mặt “yếu” ấy mà giáo hội khó có thể chấp nhận trách nhiệm trong việc che dấu có hệ thống những những bê bối về lạm dụng tình dục. Cũng chính vì thế, giáo hội tỏ ra quá “con người” về sự yếu đuối. Và người ta cũng có thể thấy là cơ chế giáo hội có thể tự nó thay đổi hay không?

Hans Küng thú nhận không nhằm phê phán, nhưng tìm ra căn bệnh để điều trị và đề nghị tổ chức những “buổi Hội thảo về tương lai”, chẳng hạn như ‘Synode de Wurtzbourg’ năm 1971, hay như sự kiện gây áp lực của Vatican trên các giám mục ở Đức Quốc hay trên Áo Quốc năm 1977(Dialogue pour l’Autriche) bằng các cuộc đối thoại.

Tuy nhiên, giáo dân Đức đòi hỏi những sự cải tiến có tính cách quyết định. Nói chung một cuộc đối thoại nghiêm chỉnh. Một cách thực tế, không cần các buổi tranh luận rườm rà mà là những đề nghị cải tiến can đảm và táo bạo về tổ chức, cơ cấu giáo hội.

Tóm lại, nhiều tiêu đề rải rác trong cuốn sách như Une église malade et moribonde (một giáo hội bệnh hoạn và hấp hối), Le déclin des structures de l’Église (một sự suy sụp về cấu trúc của giáo hội..)

Cảm tưởng của tôi khi đọc cuốn “Peut-on encore sauver l’Église?” là cảm giác chao đảo, đôi chút nghi ngại về sự xuống dốc của Thiên Chúa giáo trong việc được đọc, được nghe và thấy những gì xảy ra chung quanh. Nhiều nhà thờ, nhiều giáo xứ, nhiều tu viện cũng như chủng viện bị bỏ trống. Số giáo dân ngày một ít. Số ơn gọi làm linh mục ngày một hiếm hoi trong nỗi bất lực của các giám mục. Họ đã từng có lời tuyên hứa giữ độc thân, giữ khiết tịnh, nằm sấp trước bàn thờ trong ngày trọng đại. Nhưng với thời gian, không ít những người trong số họ đã phản bội lại lời thề. Và từ bên trong họ, có sức sói mòn, sự hăng say nguội dần, có sự mệt mỏi vì nhiều lý do như sự cô độc, sự cô đơn, sức trì kéo thể xác, những quyến rũ trần thế lúc nào cũng chực chờ. Bề ngoài, họ cố gắng nhẫn nhịn tiếp tục che đậy mà tự nó chỉ là cuộc tự lừa dối chính mình.

Về điểm này, tôi vẫn muốn rạch ròi hoặc là một linh mục đạo hạnh, hoặc cởi bỏ áo dòng. Mẹ của thánh Don Bosco dặn con mình,

Ngày nào, con không tin vào ơn gọi thì hãy cởi áo tu, thà làm một anh nhà nông nghèo, còn hơn làm một linh mục tồi.”

Vì thế, có thể tôi không còn có ảo tưởng một giáo hội Thiên Chúa giáo kiên cường và vững mạnh theo tinh thần: Này con là đá, trên đá này Ta xây dựng giáo Hội. Tôi thấu hiểu rõ hơn, tính cách con người với sự yếu hèn trong từng hoàn cảnh mà bộc lộ điều đó ra có thể tạo ra những phản ứng trái chiều và phẫn nộ.

Nhưng những nhận xét cực tả như thế liệu có thay đổi được tình thế?

Câu trả lời vẫn là tin vào Chúa, tin vào sức mạnh tinh thần để trỗi dậy.

Bìa sách “Benedict XVI: Last Conversations”, Nguồn: Publisher: Droemer eBook, 08.09.2016, 288 trang.

May mắn thay, giải pháp và câu trả lời có thể nằm trong cuốn sách “Biển Đức XVI. Những trao đổi cuối đời?” Đó là những suy nghiệm về thần học, triết học và sức mạnh của niềm tin, sự đạo hạnh vượt khuôn khổ đời thường như một tấm gương tỏa sáng từ vị Giáo hoàng.

Giáo Hoàng Biển Đức, theo tôi được biết, cũng có phần tránh sự đụng chạm xa gần và trực tiếp với Hans Küng. Ít khi nào ông nhắc tới tên tuổi nhà thần học đã một thời cùng đi một đường khi còn trai trẻ.

Tuy nhiên, giáo hội La-Mã, một cỗ máy hành chánh đồ sộ, nhiều tổ chức phức hợp ban ngành qua nhiều thời gian đã trở thành định chế thì không dễ gì nhất thời có thể cải tiến dễ dàng. Khó có thể trách ai được. Và nếu cần, phải lội ngược dòng đến thời giáo Hoàng Pio XII và Gioan XXIII và có thể xa hơn nữa..

Vấn đề còn lại là vai trò của mỗi giáo hoàng là nắm bắt được trong mỗi thời kỳ tiếng gọi cần thiết nhất và khẩn thiết của thời đại mình. Vậy mỗi giáo hoàng có một sứ vụ đoản kỳ cần được chu toàn, vừa tiếp nối, vừa kế thừa, vừa canh tân đổi mới. Đó là một tiến trình xem ra hợp lý nhất và có thể được nhiều người đồng ý. Phao Lồ Đệ II có một đường hướng riêng. Biển Đức lại một lẽ và Phan xi cô lại mở một lối đi như xé rào..

Và vì thế, xin một lần trở lại cuộc đối thoại cuối đời của giáo hoàng Biển Đức xem ông xử lý sự việc như thế nào?

Giáo Hoàng Benedicto XVI

Ông là một nhà thần học uy tín của giáo hội Thiên Chúa giáo trước và cả sau khi trên ngôi vị giáo hoàng. Ông đã để lại đến 6000 tài liệu đủ loại, nhiều tác phẩm mà dịch giả Phạm Hồng Lam đã phiên dịch khoảng 10 cuốn. Trong đó nổi bật có cuốn: nguyên bản tiếng Đc: Einführung in das Christentum. Vorlesungen über das Apostolische Glaubensbekenntnis. – January 1, 2000. Bản tiếng Việt của hai dịch giả Lm Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam tựa đề Đức tin Ki tô giáo hôm qua và hôm nay, in và phát hành tại Đà Lạt tháng 10-2009.

Lời tựa ở bìa sau:

Cuốn sách là một công trình của 10 năm giảng dạy bằng một ngôn ngữ và lối hiểu thời đại tên tuổi của Ratzinger được cả thế giới biết đến. Chỉ trong vòng một năm, nó được in và tái bản đến 10 lần, được dịch ra 19 thứ tiếng. Với tác phẩm, tên tuổi của Ratztinger được cả thế giới biết đến. Giáo Hoàng Phao-lồ VI đã ct nhắc ông trong vai trò Tổng giám mục, rồi Hồng y.

Giáo Hoàng Gioan Phao lô Đệ II đã bổ nhiệm Hồng y Ratzinger đứng đầu Bộ giáo lý và Đức tin. Năm 2005, Hồng y Ratztinger được bầu vào trách vụ giáo hoàng thứ 264 của giáo hội công giáo.”

Đức tin Ki tô giáo hôm qua và hôm nay

Người viết nhận thấy có một điểm chung giữa hai vị giáo hoàng Phao Lồ Đệ II và Biển Đức XVI. Điểm chung ấy đã kết nối họ lại trong hướng đi của triều đại của họ. Họ cũng vì thế rất gần nhau trong nhiều năm tròi. Giáo Hoàng Phao L Đệ II từng sống dưới chế độ cộng sản vô thần tại Ba Lan. Không mấy ai có kinh nghiệm sống về những đau đớn của Giáo hội Thiên Chúa giáo dưới sự bách hại của cộng sản trong vai trò chủ chiên. Vì thế, khi còn sinh thời, ông đã là người lèo lái Ba Lan đến chỗ làm tiêu vong chế độ cộng sản tại đây. Gh. Jean Paul II vì thế cũng chia xẻ và rất quý Hồng y Nguyễn Văn Thuận, sau 11 năm tù cộng sản Việt Nam. Tòa Thánh bổ nhiệm ông giữ chức vụ phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. Ông trở thành Chủ tịch Hội đồng này vào năm 1998. Tháng 1 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II thăng Tổng giám mục Thuận tước vị Hồng y, người Việt Nam đầu tiên được cất nhắc như vậy.

Vậy những ai còn tin tưởng chế dộ cộng sản thì hãy nhìn gương của giáo hoàng Phao-Lồ Đệ II. Hãy nhìn gương của Hồng y Nguyễn Văn Thuận.

Giáo Hoàng Biển Đức XVI, cũng kinh nghiệm một cách ê chề chế độ độc tài Phát Xít Đức. Thân phụ của ông, người anh linh mục của ông, cả bà sơ – chị ông – đều kịch liệt chống Phát Xít Đức. Hẳn là một linh mục thì càng cần chống lại Đức Quốc xã, ba của ông gọi Hitler là tên tội phạm. Năm 2005, ông lên ngôi giáo hoàng thứ 265, kế nhiệm Gh. Phao Lồ Đệ II đã qua đời.

Ông theo bước chân của Jean Paul II trong nhiều năm một cách trung thành và thần phục. Vì thế, khi người tiền nhiệm chết chưa đủ năm năm, Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã phá lệ đề nghị tiến hành thủ tục phong chân phước cho Jean Paul II.

Ông cũng là nhà thần học gây rất nhiều tranh cãi, ngộ nhận cũng nhiều, chụp mũ cũng có, ác ý không thiếu tại Đức – quê hương của ông – và ngay tại giáo triều Vatican. Có thể nói, ít vị giáo hoàng nào đương thời gây ra nhiều dư luận trái chiều như Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Ông từ nhiệm chức vị Giáo hoàng vào ngày 23-2- 2013, một việc chưa hề xảy ra… Sau dó, ông lui và ở ẩn tại Mater Ecclesia, nằm trong khuôn viên của Vatican.

Cũng vì vậy, tôi thích thú đọc cuốn “Biển-đức XVI Những Trao Đổi Cuối Đời Với Peter Seewald” do Phạm Hồng Lam dịch và đề tựa vì ít ra có tôi trong đó, có đất nước Việt Nam trong đó.

Thứ nhất, những vấn đề về giáo hội hoàn vũ thì ít hay nhiều cũng liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến giáo hội tại Việt Nam. Vì thế, tôi nhận thấy những nhận xét về hiện tình Giáo hội Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi gián tiếp đã được Giáo Hoàng Benedicto XVI triển khai trong cuộc trao đổi cuối đời với Peter Sewald. Nó giúp người đọc hiểu rõ hơn tình hình giáo hội hoàn vũ nói chung, nhưng đồng thời cũng cho thấy tình hình giáo hội Việt Nam hiện đang vấp phải hoặc sẽ vấp phải trong tương lai. Và nhiều phần giáo hội Việt Nam đã bị điều kiện hóa, “ăn phải bả cộng sản”, tha hóa, cần phải học hỏi từ những nhận xét của vị giáo hoàng Biển Đức XVI. Chế độ độc tài cộng sản hay chế độ đc tài Phát Xít cũng là những chế độ độc tài. Nhưng độc tài cộng sản ngày một tinh vi, xảo quyệt – không hề cho không và biếu không – mà tất cả đều có điều kiện.

Ti dụ, việc bổ nhiệm một giám mục là do quyết định từ phía giáo quyền, với điều kiện được sự chấp thuận của chính quyền cộng sản. Đây là cái dây siết cổ. Giả dụ họ không bằng lòng thì sao? Và để biết phải quấy, các vị ấy đã biết phải hành xử thế nào? Phải biết tự xử, phải biết điều gì được phép nói, điều gì cần im lặng. Hội đồng giám mục họp hằng năm chỉ thấy các buổi tiếp rước mà ít được phổ biến các nội dung liên quan đến các tệ nạn xã hội và tệ nạn tham nhũng hay hệ thống pháp luật tùy tiện. Vấn đề chỉ còn là hy sinh cái phần cốt lõi của một giáo hội để chỉ còn lại một giáo hội trần thế theo kiểu hai bên đều có lợi mà sự mục rữa đã ung thối từ bên trong. Càng phô trương, càng mục rỗng.

Và tôi hy vọng nhiều người tại Việt Nam và nhất là các vị như Hồng y, Tổng giám mục và phần đông các linh mục tại Việt Nam nên đọc để suy nghĩ và thức tỉnh.

Thứ hai, tôi rất lấy làm tâm đắc những trao đổi giửa một nhà báo chuyên nghiệp với những câu hi trc tiếp, xoáy vào một vấn đề, không ngại đụng chạm. Cách đối đáp của vị giáo hòang đã nghỉ hưu, lúc cuối đời vẫn sáng suốt, bình tĩnh và cương trực. Tâm phục, khẩu phục. Tất cả cuốn sách giá trị nằm ở chỗ cách đặt câu hỏi, ngay cả những góc khuất, uẩn khúc và những câu trả lời đượm tinh thân triết học, thần học, đắm mình trong thinh lặng và cầu nguyện.

Tuy nhiên, một cách nào đó như cố ý, phần trao đổi cuối đời của vị giáo hoàng mà trọng tâm là phần từ chức và những hậu quả của nó được coi như phần nổi bật nhất. Cho nên một số chương còn lại của cuộc hành trình tu học từ lúc trẻ đến lúc thành danh, tôi xin được mạn phép sẽ không nhắc lại nữa ở đây. Và ai muốn tìm hiểu đầy đủ, xin mời đọc cuốn Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay. (Tác giả: GH Joseph Ratzinger, dịch giả: Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam, NXB: Tôn Giáo, 386 trang, xuất bản: 2009).

Nhưng tôi cũng nhận thấy và cũng đồng ý với nhà báo Peter Seewald là Giáo Hoàng Biển Đức XVI không chỉ là một nhà thần học thông thái mà còn có đức tin vững mạnh và sâu thẳm. Ông nói:

Tin không là gì khác hơn, là việc sờ chạm vào bàn tay Thiên Chúa trong đêm đen của trần thế, và cứ thế trong tĩnh lặng – lắng nghe Lời Người, nhìn thấy tình yêu.

Biển Đức XVI. Kết thúc tuần Tĩnh tâm cho giáo triều, trước ngày chấm dứt nhiệm kỳ Giáo hoàng ngày 23-2-2013

Peter Seewald cũng rất khiêm tốn khi ông viết

Tôi chỉ là người mang danh công giáo, chẳng còn đạo nghĩa gì, nhưng càng tìm hiểu lâu về Joseph Ratzinger, tôi càng ngưỡng mộ trước thái độ tự chủ, sự đam mê và can đảm của ông, dám chống lại những tư tưởng lỗi thời. Và đặc biệt là những phân tích của ông không những gây kích động, mà chúng xem ra còn đúng nữa.”

Peter Seewald, Phần dẫn nhập, trang 3

Có lẽ không ai, ngoài Peter Seewald, sau 20 năm được tiếp súc gần gũi với giáo hoàng Biển Đức có những nhận xét tinh tế và nhạy bén hơn. Chẳng hạn nhà báo nhận xét về khả năng của vị giáo hoàng có thể diễn đạt những đề tài chuyên môn, phức tạp thành dễ hiểu, đơn giản hóa nó. Như các vấn đề Khoa Học và Tôn giáo, Vật lý và Siêu Hình, Suy tư và Cầu nguyện. Thật không dễ giải thích được các vấn đề ấy với một thứ ngôn ngữ tươi mát tronh tinh thần diễn giải Tin Mừng đầy sáng tạo.

Người ta cũng không quên được những đóng góp của Ratzinger cho Công Đồng Vatican II những tư tưởng thông thoáng, nhằm đưa giáo hội vào thời hiện đại. Giáo hoàng Gioan XXIII nhận xét là chẳng có ai, ngoài nhà thần học này có thể diễn đạt hay hơn về chủ đích thực sự của Cng Đồng.

Người ta cũng một cách như thế, không thể quên trong suốt một phần tư thế kỷ, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giáo Lý và Đức tin, Ratzinger là người đã chống lưng cho triều đại của Gioan Phao lô Đệ II.

Theo Peter Seewald:

ông cũng là người chống đỡ lại những người tự cho là tiến bộ, mà thật ra chỉ chạy theo các quan điểm của tầng lớp tiểu tư sản mà theo ông, ánh sáng từ Thiên Chúa đã bị giập tắt, nhân loại như mất phương hướng với những hậu quả tai hại của nó.

Ngay từ 1958, ông đã nói tới việc giải thể như lột hết các mũ áo lòe loẹt thế gian mà Giáo Hội trong suốt quá khứ đã khoác lên mình… Để cho thấy rằng, KiTô giáo có một vũ trụ quan vượt lên mọi thứ thuần túy thế tục và vật chất. Và chỉ cần như thể cứ nói giống như người khác đã nói là mọi chuyện sẽ ổn.’”

Peter Seewald, Phần đẫn nhập. Trang 5

Sự ngay thẳng và can đảm cộng khiêm tốn đã khiến vị giào hoàng được coi như “giáo hoàng thiết giáp” khi ông cho rằng đã có biết bao nhiêu dơ bẩn ngay trong hàng linh mục là những người đáng nhẽ thuộc về Chúa. Đây là một lời nói thẳng thừng, không úp mở như một lời cảnh cáo nghiêm trọng. Và đã có gần 400 linh mục bị xuất tu vì đức hạnh bất xứng.

Những tư tưởng như thế khiến ông trở thành Viên đá tảng mà ít ai muốn ngồi lên đó..

Sự khiêm tốn ấy còn rõ nét khi khi ông được đám đông tung hô. ông tự hiểu rằng, minh chỉ là một giáo hoàng nhỏ bé, tầm thường trong vườn nho của Chúa..

ông âm thầm làm việc. ông không thích phô trương. ông lặng lẽ bỏ thói hôn tay, thay mũ triều thiên quyền uy của giáo hoàng bằng một mũ giám mục bình thường.

Ngoài ra, ông đã để lại các Tông thư như Deus Caritas est (Thiên Chúa là tình yêu) ,Spe salvi ( Hy vọng cứu rỗi), và Caritas in veritate ( Bác ái trong chân lý).

Tuy vậy, không phải tất cả những công trình ấy đều được mọi người chấp chấp nhận. Có thể nói ông là mục tiêu của nhiều tranh cãi và phê phán. Nhiều vị trong giáo triều tẩy chay và không đồng ý. Ông chấp nhận. Sự thầm lặng ấy lại được hiểu là hiaos hoàng tỏ ra yếu kém, sau khi ông từ nhiệm. Thật khó cho ông vì những hiểu lầm và ngộ nhận.

Vì thế có lần ông nhn xét khi một vị Giáo hoàng chỉ nhận được những tiếng vỗ tay, vị đó nên tự hỏi, mình đã làm gì sai chăng? Đây cũng là nhận xét theo kiểu của Giáo hoàng Biển Đức!

Tám năm triều đại của ông với những biến động lịch sử đã sang trang, nhưng những năm tháng ấy phải coi một cuộc tĩnh tâm lớn, cần thiết cho Giáo Hội gia tăng sức mạnh tinh thần. Hy vọng các các thế hệ sau này sẽ nhận ra tinh thần của ông sau này sẽ lớn lao như thế nào.

Sau đây xin giới thiệu và và vài nhận xét về cuộc trao đổi giữa Giáo hoàng Biển Đức và nhà báo Peter Seewald.

Việc từ chức của Giáo Hoàng Biển Đức VXI

Có lẽ đây là biến cố lớn nhất trong triều đại của ông. Nó gây sửng sốt cho mọi người vì gương của người tiền nhiệm còn đó. Gíáo Hoàng Gioan Phao-Lồ Đệ II mặc dù ốm đau, bệnh tật, mất trí nhớ, giọng nói thều thào vẫn trụ trì cho đến lúc tạ thế để lại thương tiếc cho nhiều người. Sự so sánh ấy mổi bật, nhưng cũng thật bẽ bàng.

Truyền thông báo chí lại loan tin là do sức ép và thúc bách của nội bộ Vatican mà ông phải từ chức. Tôi đã tin như thế như nhiều người. Và có thể cho đến bây giờ vẫn còn tin một phần là có một phần sự thật.

Tuy nhiên, qua cuộc trao đổi với ký giả Peter Seewald thì một phần sự thật được gỡ ra và hóa giải dần dần. Việc từ chức là do ý định đã có từ lâu và lý do chính yếu viện dẫn là lý do sức khỏe suy nhược của ông. Ông không đủ sức cáng đáng công việc với trách nhiệm nặng nề trên vai một vị Giáo hoàng nữa. Công việc ấy nó không đơn giản như người ta nghĩ.

Qua những viện dẫn có tính khả thi thì phải tin vào điều ông đã thổ lộ và không thể đặt quá nhiều nghi vấn. Vì sự thật là như thế. ông có thể dối trá với người đời, loanh quanh biện luận, hoặc che đậy. Nhưng quả thật không thể dối trá với Đấng Siêu Việt. Chúa của ông thường ở bên ông qua các buổi trò chuyện, trao đổi với Chúa của ông.

Cho nên, việc từ chức đã có suy nghĩ chín chắn, đã cân nhắc, đã hỏi ý Chúa nên mọi việc xảy ra sau đó, đối với ông trở thành chuyện bình thường vì đã nghĩ mình đã quyết định đúng.

Quả thật, những câu hỏi trao đổi của ký giả chỉ là những suy nghĩ của một “thế gian thường tình” , tưởng rằng như thế, nhưng thực sự không phải như thế. Tưởng rằng không còn chút quyền hành nên buồn chán, sẽ mất ăn, mất ngủ. Không vẫn ăn ngủ bình thường sau khi từ chức. Vẫn ăn sáng đúng giờ. Tưởng rằng sẽ có những đêm đen trằn trọc. Không. Không có. Tưởng rằng có những âm mưu, ngay cả tống tiến ông. Hoàn toàn phi lý đến nực cười. Ai có can đảm đề nghị đút lót bằng tiền như một hối lộ?

Và nhiều thứ tưởng là như thế đến phi lý và rẻ tiền.

Và đây là câu hỏi và câu trả lời của ông thật rõ ràng và minh bạch

Hỏi: Bỗng dưng chẳng còn một chút quyền hành gì nữa, gần như bị giam hãm trong các bức tường của Vatican- ông nghĩ sao?

Tôi chẳng bao giờ quan niệm quyền bính – như việc mình có thêm quyền lưc. Nhưng luôn coi đó là trách nhiệm, là một cái gì khó khăn và nặng nề. Là một cái gì bắt mình phải tự hỏi: Tôi có xứng đáng với cái đó không? Cả khi được tung hô, tôi ý thức được rằng, không phải họ tung hô người đàn ông nhỏ con đáng thương này, Nhưng họ tung hô vị mà tôi đại diện. Vì thế việc từ chối quyền bính đối với tôi chẳng có gì là khó khăn.

Chương: Những ngày thinh lặng, trang 11

Cho nên, quyết định từ chức của ông đã không được bàn bạc và bày tỏ với ai, ngay cả với người anh linh mục của ông. Cuối cùng chỉ có hai ba vị từng phục vụ và sát cánh bên ngoài được biết quyết định quan trọng ấy. Bởi vì, bên cạnh ông, luôn luôn có Chúa và vẫn luôn luôn trò chuyện với ông.

Và nếu ông phải đứng trước Thiên Chúa, ông sẽ xin Chúa đoái đến thân phận hèn yếu của mình. Và tôi nghĩ rằng chỉ những người tín thác vào Chúa của mình mới có những cảm nghĩ và hành động như vậy mà người đời không hiểu được thế nào là một đời sống tín thác.

Tuy nhiên, việc từ chức của ông thực tế không dễ dàng; dù muốn dù không nó sẽ đi vào lịch sử có một không hai đối với vai trò của một vị Giáo hoàng. Và việc ấy phải chăng như một ngoại lệ? Phải chăng nó đã phàm tục hóa vai trò của một Giáo hoàng biến nó như một thứ công chức.

Có thể nó không hẳn là cú sốc đối với ông, nhưng còn đối với người khác. Họ thấy bị bỏ rơi? Họ thất vọng? Tất cả đều có thể. Và ông cũng đã nghĩ tới những chuyện ấy. Và cũng những lúc đắn đo, xét đi xét lại nhiều lần.

Để trả lời những câu hỏi nêu trên, ông nghĩ rằng khi một Giáo hoàng không còn năng lực thể xác và tâm thần trong việc lãnh đạo, thì người đó có quyền và nên từ chức.

Đ làm rõ điều này một lần, xin trích dẫn trao đổi giữa nhà báo và giáo hoàng:

Hỏi: Lúc đó, ông ở trong tình trạng suy nhược tinh thần?

– “Không. Không suy nhược tinh thần, nhưng tôi cảm thấy không được khỏe. Tôi nhận ra, tôi đã phải cố gắng quá sức trong hai chuyến đi Mễ Tây Cơ và Cu-ba vừa rồi.. Cả bác sĩ cũng nói, tôi không được phép bay xuyên đại dương nữa. Theo chuong trình Đại Hội Giới trẻ sẽ diễn ra trong năm 2014 tại Rio De Janeiro. Nhưng vì cuộc Thế vận hội túc cầu nên đại hội đã phải dời lên trước một năm. Tôi tính phải từ chức làm sao để vị Giáo hoàng kế nhiệm có đủ thời gian chuẩn bị cho việc đi Rio. Do Đó quyết định đã chín mùi lần lần sau chuyến đi Mễ Tây Cơ và Cu-ba.”

Trang 19

Làm sao một quyết định quan trọng như vậy lại không hỏi ý kiến ai? ông vẫn chuyện vãn với Chúa. Thế là đủ rồi.

Ông cũng có đủ lý do để không nói với ai, vì ông sợ khi người ta biết được. Thì sứ vụ mình sẽ vỡ vụn, bởi vì mình hết uy quyền. Quan trọng là mình phải làm sao đóng trọn vai trò và hoàn thành đầy đủ phục vụ của mình cho đến giờ phút chót.

Đôi khi, tôi thấy rằng phải hiểu con người của ông để hiểu, tại sao ông đã hành xử cách này mà không phải như mọi người. Như khi rời bỏ chức vụ, ông cũng âm thầm và không có tổ chức rầm rộ như thói đời, vì như thế là phàm tục hóa như thế gian thường tình. Đi theo bên ông, chỉ có hai phụ tá thân cận là Georg Ganswein và Alfred Xuereb và bốn nữ tu. Cũng không tiếp ai và không liên lạc với thế giới bên ngoài. Và mọi chuyện sau đó như một ngày bình thường

Tôi không rời bỏ thập giá

Có thể đây là một đề tài thần học đã được ông lưu tâm ngay từ khi còn dạy học. Đó là lời tuyên bố của Hồng y Reginald Pole 1500-1558 cho rằng:

Chỗ đứng đắn nhất của vị đại diện Chúa là nơi thập tự giá. Nơi ưu quyền của vị Giáo hoàng có cấu trúc tử đạo.

Hồng y Reginald Pole (trang 22)

Đây là một phát biểu thời đó gây chấn động. Ông cũng cho biết đã đề nghị một sinh viên viết luận án về chủ đề này. Ông cho rằng nhiệm vụ Giáo hoàng quả thực là vác thập giá theo Chúa. Và luôn luôn phải đón nhận khổ đau mỗi ngày. Gương của Chúa đã chỉ ra điều đó. Những lời rao ging của ông là những thông điệp điên rồ. Luôn luôn chỉ ra những mâu thuẫn. Và người đại diện cho Chúa phải biểt chấp nhận điều đó. Không chĩ dễ dãi nhận có những tiếng hoan hô mà thôi.

Vì thế, ông đã xác nhận một lần nữa với Peter Seewald:

Tôi khẳng định đây không phải là một cuộc chạy trốn, ông không rời bỏ thập giá. ông không phải là người chạy trốn trách nhiệm, càng không do áp lực nào cả.”

Chương Tôi không rời bỏ Thập Giá, Trang 31

Trong trường hợp rắc rối vẫn còn thì ông vẫn ở lại. Trách nhiệm tinh thần vẫn di theo ông. Khii ông ra đi thì mọi chuyện đều êm ả. Không một ai chất vấn ông. Sau khi tuyên đọc lời từ chức bằng tiếng La-Tinh theo truyền thống. Đó cũng là thứ tiếng ông thông thạo hơn cả. ông đã bước ra khỏi phòng Nghị Hội một cách nghiêm chỉnh và trang trọng.

Ông cũng phân biệt chức giám mục là một bí tích thuộc Thiên Chúa – sẽ không rời bỏ vị giám mục. Và đó là bước chân mà các giám mục đều đã đi qua. Và thuyết nhiệm vụ thì khác. Rời bỏ nhiệm vụ thì danh hiệu giám mục vẫn còn đó đi thẹo họ. Như thế, công việc của Giáo hoàng chỉ là rời bỏ nhiệm vụ mà tước hiệu Giáo hoàng sẽ mãi còn đó.

Sự phân biệt này chuẩn xác và vì thế khi quyết định từ chức, ông đã không hối tiếc. Và ông vẫn tin tưởng mỗi ngày là quyết định đó đúng. Nhưng phần đông không hiểu rõ vai trò chức năng nên vẫn có thể chê trách ông.

Cuộc chia tay không tổ chức rầm rộ, vì nếu như thế thì đã chạy theo thế gian rồi. Và cuộc chia tay này không phải là một lễ hội trần gian. Song là một cuộc gặp gỡ trong niềm tin chung. Tuy nhiên, để như kết thúc phần này, điều làm cho cựu Giáo hoàng xúc động và bật khóc là lúc ngồi trên trực thăng rời Roma. Cuộc chia tay thật cảm động với băng chữ: Pastor Bonus… “ cám ơn, Chúa sẽ trả công”, rồi đâu đây nghe tiếng chuông thánh đường ở Roma.

Ông đã bật khóc.

Về việc ai kế nhiệm Giáo hoàng

Tiếp theo là chuyện ai sẽ là người thay thế ông?

Xem ra ông không mấy quan tâm đến điều này vì nó là phần vụ của Cơ Mật Viện mà mọi quyết định đều từ đó mà ra. Đây cũng là phần có liên quan đến vị tân giáo hoàng mà trước đó giáo hoàng Biển Đức không nghĩ là người sẽ kế vị mình, mặc dù vào kỳ mật hội 2005, Jorge Mario Bergoglio có nhiều triển vọng trong mật nghị trước.Đã chẳng ai nghĩ là Jorge Mariô Bergoglio sẽ được bầu.

Kết quả thật bất ngờ. Nhưng đó là chuyện của quá khứ. Nay thì có thể đổi khác. Tuy nhiên, ông vẫn theo dõi kết quả trên Tivi như mọi người khác.

Sự thay đổi ấy càng cho thấy như một làn gió mới thổi tới, một vị giáo hoàng thuộc Dòng Tên, Người đầu tiên của dòng này trên ngôi vị Giáo hoàng, lấy hiệu là Phan Sinh, gốc Ý đến từ Á Căn Đình Nam Mỹ, nơi số người Thiên Chúa giáo lớn nhất với một số gám mục nổi tiếng. Nhưng cũng là miền đất còn nhiều đau khổ và nhiều vấn đề nhất. Nhưng hy vọng rằng Nam Mỹ sẽ đóng một vai trò mới. Chẳng khác gì các lục địa Phi Châu, Á Châu như Phi Luật Tân như một nguồn năng động mới. Đó là tính cách sinh động không bị đông cứng trong một mô hình nào của giáo hội. Nó mở ra cho những ngạc nhiên mới. Nay nó tách rời khỏi Âu Châu.

Ít ra vai trò của Âu Châu yếu đi và tính phổ quát hơn. Âu Châu không còn là trung tâm của giáo hội hoàn vũ nữa. Âu Châu đã bị sói mòn và không còn là xung lực chính của giáo hội nữa. Đức tin bị đặt thành vấn đề với tính cách bàn giấy và lý thuyết hóa, bị đè bẹp bởi các cơ cấu nặng nề. Nay là nơi găp nhiều trở ngại về truyền giáo, trong đó có trường hợp Đức Quốc.

Đã đến lúc cần một luồng gió mới như một đặc sủng đem Tin Mừng đánh động con người.

Tương giao giữa cựu và Tân giáo Hoàng

Thường thì có ngậm ngùi và niềm vui giữa kẻ ở, người đi. Có thể nói tóm tắt ở đây trong hai chữ: Sự Tuân phục. Tuyệt đối vâng lời vị kế nhiệm.

Sự giao hảo ấy trở nên đằm thắm và thân tình là do vị tân giáo hoàng trong những cử chỉ vá thái độ thân tình và trân trọng.

Giáo Hòang Phan Xi Cô là người đã gọi đầu tiên đến Giáo hoàng Biển Đức, nhưng lúc đó ông cùng các phụ tá đang bận coi TV. Giáo Hoàng Phan Xi Cô cũng là người gửi Tông thư đến vị tiền nhiệm với một lá thư viết tay. Bản Tông Thư cũng đặc biệt đóng bìa trắng, thứ vốn được dành riêng cho Giáo hoàng. Những cử chỉ quan tâm ấy hẳn là làm động lòng Giáo hoàng Biển Đức.

Dĩ nhiên cung cách và cách ứng xử của hai người khác nhau. Tân Giáo Hoàng cởi mở, tiếp xúc với mọi người đến gần trong cử chỉ thân mật. ông trực tiếp đi đến với người khác với những câu hỏi thời đại. Chưa kể sự can đảm của tân giáo hoàng trong cách giải quyết mọi vấn đề và để lại dấu ấn của ông.

Và để kết thúc có thể nói: Chỉ chừng đó thôi cũng đú là tin hiệu của niềm hy vọng và tốt đẹp rồi hiệu.

Alleluia! Alleluia! Amen.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: DCVOnline biên tập và minh họa.