Thông điệp tròng chéo ở Việt Nam trong đại dịch COVID-19
DCVOnline (Tin Sao mai Việt Nam)
Ngày 30/7/2021 (Tin Sao Mai) – Khi một số sinh viên tại Viện Thánh Kinh Thần Học của Hội thánh Tin lành miền Nam Việt Nam (ECVN-S) tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ho và sốt vào ngày 20/7, ban lãnh đạo hội thánh đã gọi ngay cho sở y tế chính của chính phủ.
Trong những xét nghiệm nhanh, khoảng 290 trên 306 sinh viên và nhân viên trong khuôn viên Viện ở Quận 2 nội thành của thành phố đã có kết quả nhiễm COVID-19. Nhà chức trách ngay lập tức áp dụng cách ly ngay trong khuôn viên trường và cử một đội y tế nhỏ đến.
Trong số 15 người nhiễm bệnh phải vào bệnh viện ngoài trường là sinh viên của của trưởng khoa, mục sư Nguyễn An Thái, và vợ của ông. Tất cả các sinh viên vào bệnh viện đều có tiến bộ ngoại trừ ba sinh viên vẫn bị bệnh nặng đến lúc này. Nhiều người bị nhiễm bệnh vẫn còn ở trong khuôn viên trường bị ho, sốt và yếu ớt. Một nam sinh trong khuôn viên Viện bị ốm nhẹ đã chết do bị ngã nặng.
Hai bác sĩ Cơ đốc giáo và năm tình nguyện viên của một hội sinh viên Cơ đốc giáo đã vào khuôn viên cách ly để phục vụ trong thời gian này.
Một trong số các điểm nóng đầu tiên mà Việt Nam gọi là làn sóng COVID-19 thứ tư là một đợt bùng phát nghiêm trọng liên quan đến nhà thờ tại gia Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng (Revival Ekklesia Mission (REM)) vào cuối tháng Tư.
Vào thời điểm đó, chính phủ và các báo đài do nhà nước kiểm soát đã phê bình hội thánh nhỏ và những người lãnh đạo của nó rất nặng, đổ lỗi và bêu xấu họ cũng như mở một cuộc điều tra hình sự vì đã lây lan một căn bệnh nguy hiểm.
Sự phản đối của giới truyền thông và dư luận chỉ bắt đầu giảm bớt khi Thành phố Hồ Chí Minh bị các đợt dịch bùng phát khác, lớn hơn ở các nhà máy và trường học.
Tuy nhiên, với ký ức về cách đối xử khắc nghiệt đối với sự bùng phát dịch hội thánh REM vẫn còn nguyên vẹn, ban lãnh đạo Hội thánh Tin lành miền Nam Việt Nam ECVN (S) đã kêu gọi chính quyền cộng sản kiềm chế, không gây ồn ào về sự bùng phát dịch ở trường Kinh thánh trên các phương tiện truyền thông, và họ đã làm như vậy. Sự hợp tác giữa chính phủ và hội thánh trong trường hợp này đã được cả hai bên điều hợp tốt hơn.
Các hội thánh, các tổ chức và cá nhân Cơ đốc khác đã hào phóng quyên góp dụng cụ và vật dụng cho trường bị ảnh hưởng. Ủy ban Y tế và Xã hội của ECVN (S) (SOMEDCO) đã đạt được hiệu quả cao với sự hỗ trợ của cả địa phương và quốc tế. Các hội thánh ở Hong Kong tặng 100 máy thở. SOMEDCO đã cung cấp 10 chiếc cho Viện Thánh Kinh Thần Học bị ảnh hưởng và 20 chiếc cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Những máy khác được phân phối khi cần thiết.
SOMEDCO cũng chuẩn bị phần quà nhu yếu phẩm trị giá khoảng 25 đô cho hàng trăm gia đình bị ảnh hưởng và bị cách ly, cả thành viên hội thánh và những người không thuôc hội thánh, cũng như hàng trăm phần quà khác cho các công nhân vệ sinh công cộng COVID-19 với mực lương tối thiểu và gia đình của họ. Do không thể chuẩn bị thực phẩm trong khuôn viên trường, SOMEDCO cũng được giao nhiệm vụ cung cấp 1.100 phần ăn mỗi ngày cho những người bị cách ly, cho đến nay đã chi tiêu khoảng 60.000 USD.
Ngày 21/7, đại diện SOMEDCO đã đến trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để trao quà trị giá 1,1 tỷ đồng Việt Nam (48.000 USD) cho quỹ quốc gia mua vắc xin COVID-19.
Nhà chức trách đã liên hệ với đại diện của các tôn giáo khác nhau để tìm tình nguyện viên làm việc tại các khu bệnh viện COVID-19. Liên minh Tin lành Việt Nam của các Hội thánh tại gia đã tuyển được 10 tình nguyện viên như vậy. Dịch vụ này yêu cầu cam kết làm việc ba tháng, hai tháng dịch vụ cách ly trong cơ sở và ba tuần cách ly sau khi xong công tác. Dịch vụ Thông tin Công giáo AsiaNews đưa tin rằng các nhóm từ các tôn giáo khác nhau đã cung cấp 299 tình nguyện viên như vậy tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cho đến khi có “làn sóng thứ tư” này, Việt Nam đã nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu thế giới về việc kiểm soát virus. Ở một đất nước chỉ dưới 100 triệu dân, tổng số người nhiễm bệnh tại thời điểm này chỉ là 110.000 người và hơn 1000 người chết. Nhưng hiện nay, Việt Nam ghi nhận khoảng 6.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, phần lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngược lại với việc thực hiện tư tưởng cộng sản chống tôn giáo, Việt Nam dường như đang nhìn nhận rằng tôn giáo không phải là một con đỉa ký sinh trên xã hội mà là một nhân tố sẵn sàng đóng góp vào cuộc chiến chống đại dịch của quốc gia.
Tuy nhiên, đợt bùng phát dịc ở hội thánh REM trước đó dường như đã để lại hậu quả tiêu cực vẫn kéo dài. Nhiều hội thánh đã ghi danh một phần và không ghi danh, chiếm ít nhất một phần ba số tín đồ Tin lành của Việt Nam đang bị giám sát chặt chẽ hơn theo các điều khoản khắt khe của Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo năm 2018. Ít nhất một nhóm đã được lệnh ngừng các dịch vụ thờ phượng qua mạng của họ.
Giới lãnh đạo các Hội thánh không muốn được nêu tên lo ngại rằng sự giám sát này sẽ dẫn đến việc chính phủ can thiệp và kiểm soát công việc nội bộ của họ dữ dội hơn.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Mixed Messages in Vietnam amid COVID-19 | Sao mai Việt Nam | August 2, 2021.