Lịch sử, Chính trị và Chính sách trong Cuộc đua tranh vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ

Charles McMillan | DCVOnline

Kể từ khi thủ tướng John A. Macdonald qua đời vào năm 1891, Đảng Bảo thủ, dưới tất cả các danh hiệu chính thức của nó, cùng với Đảng Tự do, là một trong hai đảng thống trị chính trường của Canada. Kể từ Macdonald, chỉ có một thủ tướng của Đảng Bảo thủ, Brian Mulroney, đã hai lần liên tiếp giành được đa số ghế ở quốc hội. Những bài học nào có thể rút ra được từ những trang sử này để cuộc chạy đua tranh vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ sẽ được dàn xếp vào tháng 9?

Sáu ứng cử viên tranh vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ trong một cuộc tranh luận. Nguồn: Policy

Vào đầu thế kỷ 21, buổi bình minh của Internet đã biến đổi chính trị ở khắp mọi nơi, kể cả ở Canada; không chỉ trong cách các chính đảng chọn lãnh đạo của họ mà còn là những phương tiện truyền thông để giúp bảo đảm việc có thể đắc cử và tái đắc cử. Nhiều người lãnh đạo Đảng Bảo thủ — John Bracken, George Drew, Robert Stanfield, Kim Campbell, Jean Charest, Peter MacKay, Andrew Scheer và Erin O’Toole — đã không giành được chiến thắng trong các cuộc bầu cử quốc gia hoặc, trong trường hợp của Arthur Meighen, Joe Clark và Stephen Harper, họ đã không giành được đa số lần thứ nhì. Nhân vật lãnh đạo Đảng Tự do duy nhất không thắng trong một cuộc bầu cử quốc gia là Edward Blake, một cựu thủ tướng tỉnh bang Ontario và người lãnh đạo Đảng Tự do duy nhất đã đánh bại Macdonald, Alexander Mackenzie, làm thủ tướng nhiệm kỳ duy nhất từ năm 1873-1878. Vì vậy, những người của đảng Tự do thường dùng kỷ lục của người lãnh đạo quốc gia đầu tiên của đảng Tự do — 15 năm không gián đoạn trong vai trò lãnh đạo quốc gia  — của thủ tướng Wilfrid Laurier từ năm 1896 đến năm 1911, và phong cách trong sáng của ông là tiêu chuẩn cho sự thành công trong bầu cử.

Chính khách sống hay chết theo chu kỳ của những sự kiện, và luồng dư luận. Tính khí cá nhân và phán đoán chính trị cũng quan trọng như chính sách. Trong lịch sử, chính khách rất khác nhau về khả năng thể hiện sự đồng cảm, nhiệt tình, khôi hài, lạnh lùng, táo bạo và cảm nhận được tình hình. Trong hai mươi năm qua, xung đột cá nhân và quyền lực trong các chính đảng đã lên đến tầm cao mới với sự cạnh tranh giữa Jean Chrétien-Paul Martin, chia rẽ nội bộ ở quốc hội và trong nội các. Bob Rae đã phải đối phó với hiện tượng này khi là là thủ tướng NDP một nhiệm kỳ của tỉnh bang Ontario. Tại Alberta, Thủ tướng Jason Kenney, trước đây là bộ trưởng nội các trong chính phủ Bảo thủ liên bang của Harper, chỉ là ví dụ mới nhất cho thấy xung đột nội bộ và các tuyên bố đánh giá sai có thể làm giảm tỷ lệ được ưa chuộng và do đó khả năng đắc cử như thế nào.

Chính khách sống hay chết theo chu kỳ của những sự kiện, và luồng dư luận. Tính khí cá nhân và phán đoán chính trị cũng quan trọng như chính sách.

Trên thực tế, trong gần 30 năm kể từ khi Campbell giành được quyền lãnh đạo đảng Bảo thủ vào tháng 6 năm 1993, đảng Tự do đã cầm quyền với ba Thủ tướng — Chrétien, Martin và Trudeau — trừ chín năm cầm quyền của đảng Bảo thủ với Harper. Đã có 14 người lãnh đạo của phe Đối lập từ sáu đảng (Khối Québécois, Đảng Canh Tân, Liên minh Canada, Đảng Tự do, Đảng Bảo thủ sau khi hợp nhất và đảng Tân dân chủ). Sự phân tán và chia rẽ của đảng gây ra những hậu quả trong những cuộc bầu cử. Trong số 15 người giữ vị trí thủ lĩnh phe đối lập — Lucien Bouchard, Michel Gauthier, Gilles Duceppe, Preston Manning, Stockwell Day, Bill Graham, Harper, Michael Ignatieff, Stéphane Dion, Jack Layton, Nicole Turmel, Thomas Mulcair, Rona Ambrose, Scheer và O’Toole — duy nhất một người, Harper, đã trở thành thủ tướng.

Như  Donald Trump đã nói rõ, mạng xã hội là một phương tiện mới và có khả năng nguy hiểm để đào sâu chia rẽ trong các chính đảng. Trong các cuộc tranh đua giành vị trí lãnh đạo, các ứng cử viên trở thành nạn nhân của chiến thuật nguy hiểm này với hậu quả bất lợi trong cuộc bầu cử. Nhận xét của Pierre Poilievre về sự yêu thích của ông đối với “những từ Anglo-Saxon” đã gây xúc phạm sâu sắc vì nó hàm ý tiếng còi gọi chó đối với nhiều người Canada không phải da trắng và liên quan đến nhiều người Canada da trắng. Sự chia rẽ như vậy hầu như không phải là một hiện tượng mới. Những phương tiện truyền thông thường được tận dụng để làm nổi bật sự chia rẽ đảng phái, và thậm chí Pierre Trudeau từng đối đầu trực tiếp trong nội bộ ở quốc hội của Đảng Tự do vào năm 1979 để phải từ chức. Khoảng một chục dân biểu đã yêu cầu ông từ chức và ông mạnh dạn trả lời, lưu ý rằng ông sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì gây thiệt hại cho đảng, nhưng sẽ không bao giờ ngồi trong quốc hội và để bị người cùng đảng sỉ nhục như vậy nữa.

Hầu hết các chuyên gia về chính trị đồng tình rằng Đảng Bảo thủ hiện đang ở vị trí tốt để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, với Thủ tướng đương nhiệm Trudeau sẽ cầm quyền 10 năm vào tháng 10 năm 2025 và không dường như không muốn ở vai trò thủ tướng bốn nhiệm kỳ, tổng cộng 15 năm như cha mình. Trên thực tế, khi Justin Trudeau trở thành người lãnh đạo đảng, ông đã làm theo cẩm nang vận động tranh cử của Brian Mulroney, xây dựng lại đảng, từng quận một, thiết lập chính sách hướng tới tương lai thể hiện “thời gian để thay đổi” và nỗ lực hết sức để thống nhất dân biểu của đảng mình trong quốc hội. Ngày nay, nhiều ứng cử viên (lãnh đạo?) Đảng Bảo thủ  hiểu rất ít về lịch sử đảng hoặc biết nhiều về tính cách độc đáo của các thị trấn nhỏ bên ngoài Ottawa.

Trong cuộc đua hiện tại, bề ngoài, Charest có nhiều lợi thế để trở thành người dẫn đầu, dù Poilievre đã có độ phủ sóng nhiều hơn. Nếu Charest trở thành Thủ tướng, ông ấy sẽ là người đầu tiên kể từ sau hai người dân Nova Scotia ở thế kỷ 19 — thủ tướng John Thomson và thủ tướng Charles Tupper — cũng từng là thủ tướng tỉnh bang. Uy tín và kinh nghiệm liên bang của ông ấy từ thời chính phủ Mulroney và với tư cách là người lãnh đạo Đảng Bảo thủ Cấp tiến, và gần mười năm, ông ấy là Thủ tướng Tự do của tỉnh bang Quebec, đã mang lại kinh nghiệm và kiến thức quý giá về một loạt những vấn đề chính sách, kể cả thương mại, phát triển phía bắc, chủ quyền Bắc Cực và biến đổi khí hậu, đồng thời khả năng thể hiện khả năng tài chính của mình, chẳng hạn như chương trình đánh giá từng bộ ở Ottawa, có lẽ chỉ một hoặc hai mỗi năm.

Charest là nhân tố cốt lõi của thỏa thuận thương mại Canada-Liên minh Châu Âu, làm việc với Roy McLaren, cựu Cao ủy tại London và Bộ trưởng Thương mại Quốc tế trong chính phủ của Chrétien. Hơi lạ, sự táo bạo không phải là một đặc điểm trong các đề nghị chính sách của Charest, khi giới lãnh đạo G7 đang suy nghĩ lại về những ý tưởng táo bạo như an ninh lương thực và tình trạng thiếu lương thực trong một thế giới bị bao vây sau đại dịch, chiến tranh ở Ukraine. Có lẽ khi yếu tố chính sách về quản lý khủng hoảng trở nên rõ ràng hơn trong mùa hè, kinh nghiệm và sự khôn ngoan của ông sẽ thu hút được nhiều sự chú ý hơn trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 9.

Cuộc tấn công của Poilievre nhằm vào Ngân hàng Canada và lời hứa sa thải thống đốc BoC của ông ta lại đi theo một khía cạnh khác. Là một thành viên G7, Canada đã đạt được danh tiếng quốc tế trong giới tài chính toàn cầu, nhờ một số bộ trưởng tài chính xuất sắc. Lời đe dọa này của Poilievre  đơn giản là không thể biện hộ được.

Trong khi đó, Poilievre được coi là một ứng cử viên đang đẫn dầu thì khả năng thu hút đủ cử tri Canada ngoài tầng lớp đã ủng hộ ông ấy để giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử quốc gia vẫn còn là một câu hỏi lớn. Các cuộc tấn công cá nhân của ông vào các ứng cử viên khác vượt ra ngoài sự khác biệt về chính sách, không có sự đồng thuận quốc gia, chẳng hạn như phá thai và kiểm soát súng. Thông thạo hai thứ tiếng, Poilievre  là dân biểu đại diện khu vực Carleton ở Ottawa, nhưng giống như một số đảng viên của Đảng Canh Tân cũ, kinh nghiệm làm việc chính của ông chỉ giới hạn ở chính trườg. Ông từng giữ hai vai trò trong nội các đối lập, phụ trách phê bình cả Tài chính và Kỹ nghệ, và hai nhiệm kỳ ngắn là bộ trưởng cấp dưới trong nội các Harper.

Thật lạ, với tư cách là một người lãnh đạo đầy hy vọng, quan điểm cá nhân của ông có thể có nhiều sắc thái, từ quan điểm dân túy của John Diefenbaker, bản năng biến đổi của Brian Mulroney, hoặc thậm chí là quan điểm tự do của nhiều người bảo thủ, những người ghét ý tưởng về luật và sắc lệnh do nhà nước bảo trợ về chính sách xã hội như hôn nhân và phá thai. Rõ ràng, ông ta bị những quan điểm cực hữu của đời sống chính trị Hoa Kỳ thu hút nhiều hơn; điều này được minh họa bằng sự phản đối của ônga đối với những hạn chế về y tế cộng đồng trong đại dịch COVID-19, và thuyết âm mưu từ Tucker Carlson của Fox News, Jordan Peterson, và những người phủ nhận thực tế biến đổi khí hậu. Các cuộc tấn công của Poilievre về trợ cấp của chính phủ cho CBC lặp lại những cuộc tấn công của các bộ trưởng nội các Brexit trong nội các của Boris Johnson ở Anh vào mô hình tài trợ cho BBC.

Những vị trí như vậy có thể tạo ra mồi cho phương tiện truyền thông xã hội, gây quỹ, bán thẻ đảng viên và tuyển dụng đại biểu dựa trên một số hồ sơ quan điểm nhất định của cử tri không hài lòng với chính phủ đương nhiệm. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Poilievre vào Ngân hàng Canada và lời hứa sa thải thống đốc của ông ta lại đi theo một khía cạnh khác. Là một thành viên G7, Canada đã đạt được danh tiếng quốc tế trong giới tài chính toàn cầu, nhờ một số bộ trưởng tài chính xuất sắc – Michael Wilson, Paul Martin, Jim Flaherty và Chrystia Freeland. Lời đe dọa này của Poilievre  đơn giản là không thể biện hộ được.

Giới lãnh đạo chính trị thành công, giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử ở Canada thực sự thắng do sự rối loạn trong đảng cầm quyền đương nhiệm (Diefenbaker năm 1957, Pearson năm 1963, Clark năm 1979, Trudeau năm 1980, Chrétien năm 1993, Harper năm 2006 và Trudeau năm 2015), nhưng chúng chỉ bền vững nếu họ thực hiện chuyển đổi với khả năng và hiệu quả từ vận động tranh cử sang cầm quyền. Các ứng cử viên tranh vị trí lãnh đạo thành công cũng thiết lập những vị trí về chính sách nghiêm túc như những lời hứa vận động tranh cử sẽ được thực hiện trong chính phủ. Chung cuộc, chính trị là môn thể thao đồng đội. Những hành động khiến các đối thủ lãnh đạo khác và những người ủng hộ họ xa lánh cũng ăn sâu vào cơ sở đảng, nơi đảng Bảo thủ gặp bất lợi lớn về bầu cử ở một quốc gia phần lớn đã đô thị hóa, giáo dục tốt và nằm trong chính trị dòng chính.

Mục đích của cuộc vận động tranh vị trí lãnh đạo, một phần, là để tranh luận và xem xét tất cả những yếu tố này. Vì lợi ích của Đảng, hy vọng ứng cử viên tốt nhất thắng cuộc.

Tác giả | Charles McMillan là Giáo sư Quản lý Chiến lược tại Trường Kinh doanh Schulich, Đại học York ở Toronto. Ông là tác giả của cuốn sách được xuất bản gần đây, Thời đại Hậu quả: Thử thách của Chính sách Công ở Canada. Ông từng là Cố vấn Chính sách Cao cấp cho Thủ tướng Brian Mulroney.

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: History, Politics and Policy in the Conservative Leadership Race | Charles McMillan | Policy | May 20, 2022