Tại sao thuyết âm mưu lại nở rộ ở Mỹ của Trump

Thomas B. Edsall | Trà Mi

Dù ông ấy đã mất quyền hay đang tại chức, Donald Trump dùng thuyết âm mưu như một công cụ vận động chính trị để lợi dụng sự tức giận đối với phe tự do, để hợp pháp hóa sự bất bình sắc tộc và đoàn kết những cử tri cảm thấy bị áp bức vì những gì họ coi là một nền văn hóa tiến bộ xã hội có ảnh hưởng lớn.

Ảnh: Tamir Kalifa cho The New York Times

Theo một cuộc thăm dò gần đây của Economist/YouGov, thành công của chiến lược này được thấy rõ qua con số đáng kinh ngạc người của đảng Cộng hòa — chiếm đa số quyết định — nói rằng họ tin rằng đảng Dân chủ và những người dân cử của đảng này đã âm mưu đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020. Đây là một thuyết âm mưu có thể chứng thực, được định nghĩa là niềm tin vào “sự sắp xếp bí mật của một nhóm người quyền lực nhằm chiếm đoạt quyền lực chính trị hoặc kinh tế, vi phạm các quyền đã được thiết lập, tích trữ những bí mật quan trọng hoặc thay đổi bất hợp pháp các thể chế chính phủ.

Theo một cuộc thăm dò của Đại học Massachusetts Amherst công bố ngày 6 tháng 1 năm 2022, không chỉ làm chuyện giống như 71% đảng viên Cộng hòa — khoảng 52 triệu cử tri — tuyên bố họ tin rằng Donald Trump đã đắc cử năm 2020, bất chấp bằng chứng không thể chối cãi được là Trump đã thất cử, nhưng đảng Cộng hòa đã cam kết dứt khoát và không ngừng cổ xúy cho tuyên truyền sai lệch này.

Sự ảo tưởng hiển hiện ở việc những ứng cử viên đảng Cộng hòa đã thắng trong những cuộc bầu cử sơ bộ cho vị trí thống đốc, Thượng viện Hoa Kỳ, Hạ viện Hoa Kỳ và các vị trí khác trên toàn tiểu bang trong những cuộc bầu cử diễn ra ở 18 tiểu bang trong năm tháng đầu năm nay. Amy Gardner và Isaac Arnsdorf đưa tin vào tuần trước trên tờ The Washington Post,

“Cử tri từng khu vực ở những nơi bỏ phiếu đến cuối tháng 5 đã chọn ít nhất 108 ứng cử viên cho những chức vụ trong tiểu bang hoặc cho Quốc hội. Đó là những ứng cử viên đảng Cộng hòa đã lặp lại những lời nói dối của Trump.”

Hãy xem ở Texas. Trong chiến dịch tranh cử năm nay, các ứng cử viên của đảng Cộng hòa vào vị trí thống đốc, phó thống đốc và tổng chưởng lý và 24 quận của tiểu bang đã tán thành tuyên bố của Trump rằng “cuộc bầu cử năm 2020 đã bị gian lận và bị đánh cắp.”

Vào ngày 18 tháng 6, 5.000 đại biểu tham dự đại hội đảng Cộng hòa của Texas đã thông qua một cương lĩnh tuyên bố,

“Chúng tôi bác bỏ kết quả đã được chứng nhận của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và chúng tôi cho rằng quyền Tổng thống Joseph Robinette Biden Jr không được người dân Hoa Kỳ bầu một cách hợp pháp.”

Cương lĩnh đảng Cộng hòa ở Texas

Trên thực tế, thuyết âm mưu bầu cử bị đánh cắp đã trở thành chất keo giữ phe cho Trump thống trị trong đảng Cộng hòa thống nhất và đồng bộ. Thuyết âm mưu đặc biệt này, cùng với mạng lưới các thuyết âm mưu phụ, thống nhất những người trung thành với Trump, những người cáo buộc rằng một liên minh của giới tinh hoa Dân chủ và bộ máy chính trị đô thị đã bí mật hợp lực để phủ nhận ý chí của người dân, dồn phiếu bầu của những người di cư bất hợp pháp và người đã chết cho Biden, trong khi lá phiếu của những người ủng hộ Trump bị ném vào thùng rác.

Trong một luận văn năm 2017, “Những thuyết âm mưu đã giúp sức mạnh chính trị gây rối loạn của Trump như thế nào”, Joseph Uscinski của Đại học Miami (University of Miami), Matthew D. Atkinson thỉnh giảng tại Đại học Miami (Miami University) và Darin DeWitt của Đại học tiểu bang California, ở Long Beach, đã công nhận vai trò trung tâm của những thuyết âm mưu đưa Trump lên làm tổng thống.

Trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2016, họ viết,

“Trump, như một ứng cử viên gây rối, không thể cạnh tranh trên sân chơi của chính giới truyền thống trong đảng. Giải pháp của Trump là cái mà chúng tôi gọi là ‘chính trị theo thuyết âm mưu’.”

Họ viết tiếp, 

những tu từ đầy âm mưu của Trump đưa ra một tuyên bố hợp nhất: Giới tinh hoa chính trị đã từ bỏ lợi ích của thường dân Mỹ để chuyển sang vì lợi ích nước ngoài. Đối với Trump, hệ thống chính trị đã tham nhũng và thể chế của Mỹ  không thể tin cậy được nữa. Sau đó, nó dẫn đến việc chỉ có một kẻ phá bĩnh mới có thể ngăn chặn sự thối nát.

Một luận văn gần đây — “Những người lãnh đạo độc tài chia sẻ thuyết âm mưu tấn công đối thủ, kích động bầy đàn, đổ lỗi cho sự thay đổi và phá hoại các thể chế dân chủ” của Zhiying (Bella) Ren, Andrew Carton, Eugen Dimant và Maurice Schweitzer tại Đại học Pennsylvania — mô tả các phương pháp chính trị mà những nhân vật lãnh đạo sử dụng để đạt được quyền lực bằng cách tận dụng những thuyết âm mưu:

“Những nhân vật lãnh đạo chia sẻ những thuyết âm mưu nhằm phục vụ bốn mục tiêu chính để phục vụ bản thân: tấn công đối thủ, kích động những người theo họ, đổ lỗi và trách nhiệm, đồng thời phá hoại các thể chế đe dọa quyền lực của họ.”

Bốn tác giả viết,

những nhân vật lãnh đạo như vậy, thường truyền bá thuyết âm mưu để hướng sự chú ý, cảm xúc và sức lực của những người đi theo họ về một kẻ thù chung đe dọa lợi ích của họ, từ đó khích động những người theo họ. Hướng tới mục tiêu này, nhiều thuyết âm mưu mô tả một thủ phạm bất chính tham gia vào những hoạt động bí mật để làm thiệt hại phúc lợi của những người đi theo họ.

Họ viết tiếp,

Những hệ thống như bầu cử mở và báo chí tự do có thể bảo vệ nền dân chủ bằng cách soi sáng hành động tham nhũng và bảo đảm tiến trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình. Tuy nhiên, những người lãnh đạo có thể dùng thuyết âm mưu để làm suy yếu uy tín, tính hợp pháp và thẩm quyền của các thể chế này, nếu chúng đe dọa đến quyền lực của họ.

Ren và các đồng nghiệp viết,

Chính khách dùng những chiến lược âm mưu thấy đây là một chiến thuật đặc biệt có hiệu quả nếu tuyên bố quyền lực của họ là bất hợp pháp hoặc gây tranh cãi. Hơn nữa, vì việc tiếp xúc với thuyết âm mưu làm giảm niềm tin của những người ủng hộ của họ với những thể chế dân chủ, giới lãnh đạo thậm chí có thể huy động những người ủng hộ họ tham gia vào những hành động bạo lực làm suy yếu thêm những thể chế này (ví dụ: tranh chấp thất bại trong bầu cử bằng cách khởi động bạo loạn hoặc huy động quân đội).

Trong một luận văn tháng 9 năm 2021, “Những động cơ xã hội để chia sẻ thuyết âm mưu”, Ren, Dimant và Schweitzer lập luận rằng khi đưa ra những thuyết âm mưu trên mạng truyền thông xã hội, nhiều người “cố ý tuyên truyền thông tin sai lệch để phát tán thuyết âm mưu trên mạng xã hội.”

Những tác giả đó viết,

khi cố tình phổ biến thông tin sai lệch, mọi người đánh đổi có tính toán khi đưa thông tin chính xác và gởi những tin tạo ra nhiều tương tác xã hội hơn. Mặc dù mọi người biết rằng tin tức thực chính xác hơn thuyết âm mưu, nhưng họ mong đợi việc tuyên truyền thuyết âm mưu sẽ tạo ra nhiều tương tác xã hội hơn (tức là nhận được nhiều góp ý và “lượt thích”) hơn là đưa tin tức thực.

Ren, Dimant và Schweitzer nói thêm rằng,

“tương tác xã hội tích cực hơn trong việc phát tán thuyết âm mưu làm tăng khuynh hướng người ta nhằm chuyển tải những thuyết âm mưu ngay cả khi họ không tin chúng.”

Jonathan Haidt, một chuyên gia tâm lý xã hội tại Trường Kinh doanh Stern của N.Y.U., cho rằng việc nói dối có thể được coi là một nguyên tắc — một thứ giống như một mật khẩu được một nhóm người dùng để xác định những người khác cùng là thành viên của một nhóm cụ thể — là một phương tiện có hiệu quả để báo hiệu sức mạnh của mức cam kết của một người với những người đồng chí hướng:

Nhiều người nghiên cứu về tôn giáo đã thấy rằng chính sự bất khả thi của một tuyên bố khiến nó trở thành một tín hiệu tốt về sự cam kết của một người đối với đức tin. Người ta không cần niềm tin để tin vào những điều hiển nhiên. Tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp chắc chắn đóng vai trò quảng cáo căn cước (chính trị) ở nước Mỹ ngày nay.

Joanne Miller, một chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Delaware, đã viết email cho biết bà và hai đồng nghiệp, Christina Farhart và Kyle Saunders, sắp xuất bản một luận văn nghiên cứu, “Âm mưu của kẻ thất bại: Bầu cử và tư duy âm mưu”. Họ tìm thấy rằng “Đảng viên đảng Dân chủ đạt điểm cao hơn trong tư duy âm mưu so với đảng Cộng hòa sau cuộc bầu cử năm 2016 và đảng Cộng hòa đạt điểm cao hơn trong tư duy âm mưu sau cuộc bầu cử năm 2020.

Miller viết tiếp,

một yếu tố góp phần vào việc đảng Cộng hòa kiên trì giữ tư duy âm mưu, là những người trung thành với Trump vào năm 2020 — những người đã “hiểu rằng họ là kẻ đang trong “quỹ đạo đi xuống” — bất chợt thấy rằng “chính họ  là kẻ ‘thua cuộc’ (về mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, v.v.) có thể là một trong những lý do khiến mọi người dễ tin vào các thuyết âm mưu.”

Haidt đã thêm một khía cạnh khác vào lập luận của Miller:

Tôi không nghĩ rằng có bất cứ điều gì về tuy duy bảo thủ khiến nó dễ lẫm thuyết âm mưu. Nhưng trong thế giới mà chúng ta đang sống, giới ưu tú điều hành những tổ chức văn hóa, y tế và nhận thức của chúng ta — đặc biệt là báo chí và các trường đại học — đang áp đảo ở cánh tả, vì vậy tất nhiên đảng Dân chủ sẽ tin tưởng hơn vào các tuyên bố của giới ưu tú, trong khi đảng Cộng hòa thì thường có thể bắt đầu từ một vị trí không tin tưởng.

Có sự khác-biệt-vì-phe-đảng nào liên quan đến tư duy âm mưu không?

Uscinski lập luận rằng, theo quan điểm của ông, có rất ít sự khác biệt về tính nhạy cảm của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đối với tư duy âm mưu, nhưng:

Vấn đề ở đây không phải quá lớn về những thuyết âm mưu. Những ý tưởng này luôn luôn hiện hữu. Vấn đề là Donald Trump. Con số này cao như vậy vì Trump và đồng minh của ông trong và ngoài chính phủ đã tán thành những thuyết âm mưu gian lận bầu cử này. Trump, nhiều cố vấn và nhân viên của ông, đảng viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội, những thống đốc đảng Cộng hòa và dân biểu ở tiểu bang, các hãng truyền thông bảo thủ và các nhân vật lãnh đạo phe cánh hữu đã nhiều lần khẳng định rằng cuộc bầu cử năm 2020 sẽ diễn ra và sau đó bị đánh cắp.

Uscinski cho rằng còn nhiều việc phải làm vền việc này, “với sức mạnh của giới tinh hoa chính trị và truyền thông có thể ảnh hưởng đến niềm tin của những người theo họ hơn bất cứ điều gì khác.

John Jost, giáo sư tâm lý học, chính trị và khoa học dữ liệu tại N.Y.U., hoàn toàn không đồng ý với Uscinski, cho rằng có sự khác biệt lớn giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về  mức độ của tư duy âm mưu.

Jost đã viết qua email:

Những đồng nghiệp của tôi và tôi nhận thấy, trong một mẫu người Mỹ đại diện trên toàn quốc, có chỉ số tương quan 0.27 (khá lớn theo tiêu chuẩn của khoa học xã hội) giữa những người bảo thủ và điểm số trên thang điểm của tâm lý âm mưu tổng quát.

Trong một nghiên cứu khác, Jost viết:

Chúng tôi đã quan sát thấy một chỉ số tương quan nhỏ hơn nhưng có ý nghĩa rõ ràng là 0,11 giữa những người bảo thủ và một mức đo lâm sàng về sự tạo thành quan niệm hoang tưởng, có cả những mục như “Tôi thường cảm thấy rằng người lạ đang nhìn tôi như chỉ trích.” Hơn nữa, chúng tôi tìm thấy rằng sự tạo thành quan niệm hoang tưởng là một nhân tố trung gian quan trọng cho mối liên hệ giữa bản sắc bảo thủ và tư duy âm mưu nói chung.

Jost đưa ra một bài viết hồi tháng 1 năm 2022 — “Tâm lý âm mưu và định hướng chính trị tại 26 quốc gia” của Roland Imhoff, giáo sư tâm lý học tại Đại học Johannes Gutenberg ở Đức, và 39 đồng tác giả — đã xét đến sức mạnh của “tâm lý âm mưu” ở hai cực của trái và phải dựa trên mẫu 104.253 người ở 26 quốc gia, không kể Hoa Kỳ.

Trong những kết quả họ tìm được,:

Trong khi có mối quan hệ tích cực rõ ràng gợi ý về tâm lý âm mưu lớn hơn về chính trị cánh hữu ở các quốc gia ở trung tâm — phía bắc châu Âu như Áo, Bỉ (đặc biệt là Flanders), Pháp, Đức, Hòa Lan, Ba Lan và Thụy Điển, thì tâm lý âm mưu là rõ ràng hơn ở cánh tả tại những quốc gia ở trung nam của châu Âu như Hungary, Romania và Tây Ban Nha.

Nhưng không chỉ có vậy,

Tổng hợp lại, những người ủng hộ đảng phái chính trị được coi là cực đoan ở cả hai phía của phổ quang chính trị nói chung đã tăng tâm lý âm mưu. Tập trung vào vị trí của các chính đảng về phương diện giá trị dân chủ và tự do, mối liên hệ với tâm lý âm mưu đi theo một hàm số tuyến tính, và tâm lý âm mưu của những người ủng hộ những chính đảng cánh hữu độc tài thì cao hơn. Do đó, những người ủng hộ những chính đảng cực hữu dường như trước sau như một, có tâm lý âm mưu cao hơn, trong khi tâm lý tương tự  chỉ thấy ở những người ủng hộ chính đảng cực tả theo kiểu độc tài và ít coi trọng những giá trị sinh thái và tự do.

Trong một luận văn khác vào tháng 3 năm 2019, tựa đề “Hiểu thuyết âm mưu” Karen M. Douglas, một chuyên gia tâm lý tại Đại học Kent, viết cùng Uscinski và sáu học giả khác, đã nghiên cứu chi tiết về tư duy âm mưu. Họ thấy rằng “niềm tin về âm mưu có tương quan với sự xa lánh khỏi hệ thống chính trị và sự vô cảm — cảm giác bất ổn cá nhân và thiếu hiểu biết về xã hội bên ngoài. Niềm tin vào thuyết âm mưu cũng gắn liền với niềm tin rằng nền kinh tế đang trở nên tệ hơn.

Ngoài ra, Douglas và các đồng nghiệp của bà còn cho rằng “niềm tin rằng những người khác âm mưu chống lại nhóm của họ có nhiều khả năng xuất hiện hơn khi nhóm đó tự cho mình là bị định giá thấp, kém cỏi hoặc bị đe dọa.

Những tác giả nói trên cho rằng những nghiên cứu ở Hoa Kỳ về “đặc điểm xã hội của những người có khuynh hướng tin thuyết âm mưu” cho thấy rằng “mức tư duy âm mưu cao hơn tương liên với trình độ học vấn thấp hơn và mức thu nhập thấp hơn.” Một nghiên cứu khác mà họ trích dẫn cho thấy rằng

“những người tin thuyết âm mưu thường là nam giới, chưa kết hôn, ít học, có thu nhập thấp hơn, thất nghiệp, là thành viên của một nhóm sắc tộc thiểu số và có liên hệ xã hội yếu hơn.”

Quan trọng hơn, luận văn của Douglas giới thiệu những nghiên cứu cho thấy rằng “niềm tin vào thuyết âm mưu có liên quan đến các ý định bạo lực.” Một trong những nghiên cứu đó, của Uscinski, viết với Joseph M. Parent of Notre Dame,

cho thấy rằng những người thường nghiêng về thuyết âm mưu thường đồng ý rằng “bạo lực đôi khi là một cách có thể chấp nhận được để bày tỏ sự bất đồng với chính phủ.” Những người thiên về niềm tin thuyết âm mưu cũng ủng hộ luật được phép có súng lỏng lẻo, thể hiện sự sẵn sàng âm mưu của chính họ và tỏ ra dễ có thể có hành động phạm tội đời thường.

Douglas, Daniel Jolley của Đại học Nottingham, Tanya Schrader của Đại học Staffordshire và Ana C. Leite của Đại học Durham chứng minh mối liên hệ giữa tư duy âm mưu và tội phạm đời thường. Họ viết một luận văn năm 2019 tựa đề “Niềm tin vào các lý thuyết âm mưu và ý định phạm tội đời thường”, “Những tội như vậy có thể gồm cả việc vượt đèn đỏ, mua hàng trả tiền mặt để tránh phải nộp thuế hoặc bán hàng cũ, đã dùng nhưng không tiết lộ khuyết điểm của chúng.

Trong một loạt những thí nghiệm, Jolley và đồng nghiệp của ông đã nhận thấy rằng “niềm tin vào các thuyết âm mưu có mối tương quan tích cực đáng kể với các hành động phạm tội đời thường. Hành động phạm tội cũng liên quan tiêu cực đến Trung thực-Khiêm tốn, Hòa nhã-Giận dữ, Lương tâm, Cởi mở với Kinh nghiệm và Bản chất Đạo đức. ”

Những tác giả đó cho rằng “hành động phạm tội đời thường có thể tiếp thêm sức mạnh cho những người nhận thức rằng thế giới đầy rẫy những kẻ tinh hoa quyền lực âm mưu, những người cần phải bị thách thức.”

Một câu hỏi liên quan mà nước Mỹ phải đối diện khi bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 và quan trọng hơn, cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 là liệu sự lây nhiễm của tư duy âm mưu có làm tăng xác suất xảy ra bạo lực trước, trong và sau cuộc bầu cử hay không.

Trong một luận văn khác, “Mối quan hệ phức tạp giữa niềm tin âm mưu và chính trị của sự thay đổi xã hội”, Christopher M. Federico, một chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Minnesota, đưa ra điểm chính sau đây:

“Sự tạo thành quan niệm âm mưu về những âm mưu bí mật giữa những kẻ quyền lực có liên quan đến mức giảm ý định tham gia vào những hành động mang tính chính trị thông thường (ví dụ: bỏ phiếu, biểu tình hợp pháp) và gia tăng ý định tham gia vào các hành động chính trị bất thường (ví dụ: bạo lực, truyền bá thông tin sai lệch).”

Christopher M. Federico

Federico viết tiếp, vì suy nghĩ có âm mưu, “có liên quan đến ý định cực đoan và sẵn sàng tham gia vào các hành động chính trị hung hăng, bất thường, nó có thể cho phép những cá nhân có quan điểm chính trị ủng hộ hiện trạng trở nên hung hăng chống lại quyền lực đã được thiết lập dưới danh nghĩa áp đặt chính trật tự xã hội lý tưởng của họ”

Với quan điểm tương tự, Jan-Willem van Prooijen, chuyên gia tâm lý tại Vrije Universiteit Amsterdam, lập luận trong luận văn sắp phát hành, “Lợi ích tâm lý của việc tin vào thuyết âm mưu” là “thuyết âm mưu giúp người có nhận thức đó phân tích lại trong óc những hành động không lành mạnh là lành mạnh và bạo lực chống chính phủ là chuyện hợp pháp (ví dụ: biện minh cho các cuộc biểu tình đầy bạo lực là sự phản kháng hợp pháp chống lại những kẻ áp bức).”

Vào tháng 10 năm 2021, Rachel Kleinfeld, một thành viên cao cấp của Carnegie Endowment for International Peace, đã xuất bản luận văn “Sự trỗi dậy của bạo lực chính trị ở Hoa Kỳ”.

Kleinfeld lập luận:

Những ý nghĩ từng bị giới hạn trong các nhóm ven lề giờ đây đã xuất hiện trên những cơ sở truyền thông chính thống. Những suy nghĩ tưởng theo chủ nghĩa tối cao da trắng, thời trang dân quân và các thuyết âm mưu tuyên truyền trên những trang web trò chơi, kênh YouTube và blog, trong khi ngôn ngữ quay quắt của meme, tiếng lóng và những trò đùa làm mờ ranh giới giữa tư thế và kích động bạo lực, bình thường hóa những hoạt động và ý thức hệ cực đoan.

Kleinfeld tiếp tục,

Trong khi những vụ bạo lực của cánh tả đang tăng, bạo lực chính trị vẫn đến từ cánh hữu một cách áp đảo, cho dù người ta nhìn vào Cơ sở dữ liệu về khủng bố toàn cầu, thống kê của F.B.I., hoặc những số liệu khác của chính phủ hoặc của những cơ sở độc lập khác. Tuy nhiên, những người có hành động bạo lực cực hữu — đặc biệt là bạo lực có kế hoạch chứ không phải là tội ác vì thù hận tự phát — đã có từ lâu và hiện hữu từ trước khi có những kẻ khủng bố và tội phạm bạo lực điển hình. Họ thường là người có việc làm, gia đình và có con. Những tín hữu đi lễ nhà thờ hoặc thuộc các nhóm cộng đồng thường có niềm tin bạo lực, thuyết âm mưu. Đây không phải là những “con sói đơn độc” bị cô lập; họ là một phần của một cộng đồng rộng lớn, nơi lặp lại những ý tưởng của họ.

Rachel Kleinfeld

Có lẽ điều đáng nói nhất trong luận văn của Kleinfeld là một biểu đồ dựa trên số liệu thống kê được thu thập trong Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu cho thấy sự gia tăng các vụ khủng bố cực hữu ở Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm 2015 — khi Trump lần đầu tiên bước vào chính trường — tăng lên mức cao vào năm 2019, vượt xa các vụ khủng bố liên quan đến cánh tả, các nhóm tôn giáo hoặc các nhà bảo vệ môi trường.

https://www.journalofdemocracy.org/articles/the-rise-of-political-violence-in-the-united-states/

Hậu quả sẽ đến là gì với tất cả những điều nêu trên?

Qua email, Parent đã có quan điểm đáng lưu ý :

“Điều này thật khó: Trump đã là một lý thuyết gia về thuyết âm mưu từ muôn thuở và ông ấy chỉ là một chính khách thành công trong một thời gian ngắn.”

Joseph M. Parent

Như The New York Times đã đưa tin vào năm 2016, “Donald Trump đã bám vào lời nói dối về ‘Birther’ trong nhiều năm.” Parent nói tiếp:

Điều gây bất ổn kinh hoàng ở thời điểm hiện tại là các chất keo ý thức hệ chưa bao giờ được chế tạo để moi ruột nền dân chủ và cổ xúy cho bạo lực như vậy. Giới lãnh đạo trước đây luôn có quyền lựa chọn đi theo con đường đó, nhưng họ đã chọn lối đi khác, không làm như vậy. Hiện nay tù nhân đang điều hành trại giam.

Matthew Baum, một giáo sư về chính sách công tại Harvard, trình bầy vấn đề theo cách khác qua email:

Chúng ta đã có một tổng thống đương nhiệm tuyên bố rằng kết quả bầu cử là không hợp pháp. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử. Khẳng định của Trump có ảnh hưởng rất lớn đối với những cử tri coi ông là nhân vật lãnh đạo của đảng Cộng hòa nói chung và là người lãnh đạo của phong trào MAGA nói riêng. Những yếu tố này đã kết hợp với nhau để cho phép câu chuyện này phát triển ở một mức độ lớn hơn hầu hết những câu chuyện âm mưu chính trị khác trong lịch sử gần đây.

Liệu đất nước có thể trở lại nguyên trạng không? Baum viết,

“Còn quá sớm để nói liệu việc phá hủy sự chính thống này có bền vững hay không. Chắc chắn có rủi ro một khi thần đèn đã ra khỏi bình — nghĩa là những người thất bại trong cuộc bầu cử không sẵn sàng chấp nhận thua cuộc như một kết quả hợp pháp và ‘sống để chiến đấu vào một ngày khác’ — sẽ rất khó để nhét thần đèn vào bình trở lại.”

Matthew Baum

Tác giả | Thomas B. Edsall là người viết cho mục Times Opinion từ năm 2011. Chuyên mục của ông về những khuynh hướng chiến lược và nhân khẩu trong chính trị Mỹ đăng vào thứ Tư hàng tuần. Trước đây, ông đã đưa tin về chính trị cho tờ The Washington Post. @edsall

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Why Conspiracy Theories Flourish in Trump’s America | Thomas B. Edsall | The New York Times | June 22, 2022