Trong lịch sử Trung Hoa, văn hóa Nho giáo đã dạy con dâu đối xử với cha mẹ chồng như cha mẹ đẻ
Wee Kek Koon | DCVOnline
Thời phong kiến, lòng hiếu thảo buộc con dâu hoặc con rể, đặc biệt là con dâu, phải bày tỏ tình yêu và sự kính trọng đối với cha mẹ chồng.
Một cuốn sách đưa ra tóm tắt những yêu cầu hàng ngày. ‘Kinh Lễ’ còn gọi là Lễ Ký nêu từng chi tiết cách họ nên làm việc này hàng ngày thế nào, kể cả việc xoa bóp chỗ đau nhức và gãi ngứa cho cha mẹ chồng, và giúp họ tắm rửa.
Quảng cáo trên tờ báo tiếng Trung viết:
“là một người Trung Hoa mang dòng máu của Tổ quốc vĩ đại chảy trong [huyết quản]”, Yung đã phải cắt đứt quan hệ tình cảm với Yuen, người bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền theo luật an ninh quốc gia vì vai trò của ông trong việc kêu gọi lập một quốc hội Hong Kong lưu vong.
Thật đáng buồn khi gia đình chia rẽ vì ý thức hệ khác nhau. Ở cao điểm của tình trạng bất ổn tại Hong Kong vào năm 2019–20, nhiều người Hong Kong đã “cắt chiếu” tuyệt giao với người thân của họ, từ bỏ cha mẹ, con cái và những người thân khác vì quan điểm chính trị đối lập.
Theo Đệ tử quy — sách của Lý Dục Tú viết thời Khang Hy dạy tiêu chuẩn của Không Tử để trở thành một học trò và một thiếu niên tốt, là sách giáo khoa của Trung Hoa dạy thiếu niên về đạo đức và phép xã giao — “Cắt chiếu” là tích thời Tam Quốc kể truyện Quản Ninh tuyệt giao với Hoa Hâm vì thấy không hợp với tính khí của bạn mình.
Văn hóa Trung Hoa coi trọng tình gia đình đến mức gần như bất khả xâm phạm. Thật vậy, luật lệ thời phong kiến trừng phạt những người đi ngược với những chuẩn mực quan hệ họ hàng của xã hội, trụ cột chính của nó là khái niệm hiếu thảo, thường được gọi là “lòng hiếu thảo”. Hiếu thảo là một thái độ hiếu kính đối với cha mẹ và tổ tiên trong những xã hội chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Lòng hiếu thảo một phần được thể hiện thông qua việc phụng dưỡng cha mẹ.
“Chính nghĩa quốc gia không dính đến quan hệ giữa bố chồng và con dâu”. Trên cơ sở này, và theo Văn phòng An ninh Quốc gia, ông Yuan Gongyi bị nghi ngờ vi phạm “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong” nhằm lật đổ quyền lực nhà nước, và tôi xin thông báo rằng tôi đã chính thức cắt đứt quan hệ con dâu-bố chồng — quan hệ về mặt luật pháp là con dâu của ông Yuan Gongyi.”
Quảng cáo từ bố chồng của Eunice Yung đăng trên trên Oriental Daily
Sau đó, bà Yung nói với giới truyền thông rằng sự cân nhắc hàng đầu của bà là “Chính nghĩa quốc gia: và việc duy trì chế độ một quốc gia, hai hệ thống”, nhấn mạnh rằng việc đưa ra lời tuyên bố là vấn đề vô cùng khẩn cấp, và chồng bà, Yuan Michang, đã biết và thông cảm.
Con cái không chỉ phải hiếu thảo với cha mẹ mình, “lòng hiếu thảo” còn bắt buộc con dâu hay con rể, đặc biệt là con dâu, phải bay tỏ tình yêu thương và sự kính trọng đối với cha mẹ chồng.
‘Kinh Lễ’ còn gọi là Lễ Ký, một trong những văn bản cốt lõi của kinh điển Nho giáo trong thời phong kiến, viết những chỉ dẫn chi tiết cho con dâu biết cách họ nên cư xử với cha mẹ chồng.
Trong chương “Khuôn mẫu gia đình”, Lễ Ký nói rõ ràng rằng “con dâu phải phụng dưỡng cha mẹ chồng như cha mẹ ruột”, trước khi đưa ra một bản tóm tắt chi tiết về những việc họ nên làm hàng ngày kể từ tờ mờ sáng.
Cần trích dẫn đầy đủ nguyên văn những lời dặn dò về cách hiếu thảo với bố mẹ chồng như sau:
“Quần áo chỉnh tề, con dâu nên đến gặp… bố mẹ chồng. Khi đến nơi, với hơi thở và giọng nói nhẹ nhàng, họ nên hỏi xem quần áo của cha mẹ chồng có quá nóng hay quá lạnh, họ có bị ốm đau, hay khó chịu ở đâu không; và nếu cha mẹ chồng bị như vậy, con dâu nên xoa bóp chỗ đau và gãi vào chỗ ngứa một cách tôn kính.
Họ cũng nên như vậy, đi trước hay đi sau, đỡ cho bố mẹ chồng ra vào [căn phòng].
Khi mang chậu vào cho họ lau rửa, người trẻ tuổi sẽ mang kệ và người lớn tuổi sẽ mang nước; họ sẽ xin được phép đi đổ nước đã dùng, và khi xong việc lau rửa họ sẽ đưa chiếc khăn lau người.
Con dâu sẽ hỏi xem họ có muốn bất cứ thứ gì khác không, và sau đó trân trọng đem đến. Tất cả những điều này con dâu sẽ làm với vẻ ngoài vui vẻ để cha mẹ chồng cảm thấy thoải mái.”
Lễ Ký
Công việc như vậy diễn ra tương tự ở những lúc khác trong ngày. Chúng ta nên cảm ơn vì ngày nay không ai còn mong đợi có những ứng xử vậy nữa.
Trong hầu hết những gia đình hiện đại, ở Trung Hoa hay những nơi khác, tình cảm chân thành và sự thân thiết giữa con dâu và bố mẹ chồng là ngoại lệ chứ không phải là quy luật, và bố mẹ chồng và dâu rể của của đều có cuộc sống riêng.
Như với bất kỳ mối quan hệ nào, lịch sự là nền tảng của cách ứng xử lý tưởng, đặc biệt khi người kia là cha mẹ của vợ/chồng hoặc là vợ/chồng của con. Do đó, việc Yung cắt đứt quan hệ với bố chồng là điều đáng ngạc nhiên. Người ta có thể tưởng tượng bây giờ về mặt tình cảm trong gia đình họ sẽ khó xử dường nào.
Nhưng tôi chắc chắn Yung biết bà ấy đang làm gì; bà ấy đã cân nhắc tất cả những ưu và khuyết điểm trước khi đi đến quyết định. Dù vậy, tôi vẫn mong bà ấy và bố chồng hòa giải. Như câu nói của người Trung Hoa: “Tất cả đều hưng vượng trong một gia đình hòa thuận.”
Tác giả | Wee Kek Koon sống ở những thành phố hiện đại như Singapore và Hong Kong, có niềm đam mê vô tận với quá khứ. Ông không ngừng ngạc nhiên vì có thể khai thác truyện trong lịch sử Trung Hoa để viết chuyên mục hàng tuần trên Tạp chí Nam Hoa Tảo báo, mà ông đã viết từ năm 2005.
© 2022 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: In Chinese history, Confucian culture instructed wives to treat their parents-in-law as their own| Wee Kek Koon | SCMP| August 22, 2022.