Đông 1954 | Winter 1954   

Trần Dần

Mekong Review, MAY-JULY 2017 VOLUME 2, NUMBER 3 đã đăng lời kêu gọi dịch giả dịch sang Anh ngữ cuốn tiểu thuyết “Những ngã tư và những cột đèn” của Trần Dần

Y như trong thánh kinh: tôi bắt đầu viết nhật ký bằng mực tím. Y như trong thánh kinh: tôi chạy trốn. Và cũng y như trong thánh kinh: 24 giờ trước khi bắt đầu nhật ký, tôi tháo hết đạn, vứt xuống cống. Tôi mang súng sang nhà chị Hòa, vào một lúc do dự, giữa chiều và tối. Chị lên nhà trên tiếp tôi. Chưa bao giờ tôi đứng gần chị, cho nên nhân dịp này, tôi ngắm chị lâu hơn. Má chị vừa hơ lửa bếp đỏ ửng, vì vậy vẫn còn mồ hôi, mấy hạt trên trán, vì vậy mặt chị đẹp rạng rỡ. Và vì vậy người chị thon, chắc nịch có mùi gái quê. Tôi nộp khẩu súng côn cho chị. Tay tôi chạm phải tay chị, được một lúc: cả hai bàn tay đều ấm nóng. 7 phút đứng gần chị Hòa, tôi hỏi được bốn câu tóm tắt, chị Hòa trả lời tôi, bốn lần ngắn gọn. Thế rồi tôi về, vào một lúc do dự giữa chiều và tối, giữa một cơn rét bất chợt mùa đông. Ngoài phố vắng bởi vì các cửa sổ, 5 giờ đã khép chặt. Gặp ngày mưa gió sậm sịt như thế nài, các cửa hàng khóa cửa từ 4 giờ. Đêm chỉ còn tí đèn nhà Bur, và nhà đèn đỏ đầu phố. Từ 30 ngày tôi lên kế hoạch đi trốn, ở thành phố tôi trộm cướp cả ngày cả đêm. Từ một tháng gió lạnh thổi về, dăm thằng nhảy dù, dăm thằng tàu bò như tôi hợp nhau sẵn súng, ập nhà dân tống tiền. Thế là thành phố loạn. Thế là buổi tối bây giờ, Hà Nội đi ngủ sớm. Quan lính các đảng phái, thằng nào cũng tìm đủ cách vơ vét, lấy tí vốn rồi cút. Tôi không chú ý vơ vét. Y như trong thánh kinh tôi chú í đi trốn, sĩ quan cũng vô khối thằng trốn. Tối nay bộ đội đã đóng đến Mai Linh, để trong thành tối nai, quân hồi vô phèng. 23 giờ trước nhật ký, tôi cải trang làm thợ. Tôi vận mũ xanh, quần vải xanh, áo vải xanh, thêm áo len và giày batkêt xanh. Tôi đeo chiếc bị cói bên trong nhét vừa chiếc khăn mặt, và một bộ đồ để thai, cả hai đều nhuộm cùng một màu xanh.  

23 giờ trước nhật ký, Cốm nói: “Anh đi cẩn thận nhé” và rơm rớm nước mắt. Tôi trả lời: “Cốm ở nhà cẩn thận” rồi hôn một chiếc, chả ra đâu vào đâu. Tôi vỗ vào hông Cốm: tôi lo cô vợ, ở lại một mình, trong cái tình hình hủi này. Tôi dặn: “Đêm, Cốm sang ngủ nhà chị Hòa nhé.” Cốm nói: “Em lên mẹ.” Tôi nói: “Lên đấy, mỡ để miệng mèo. Nhà mẹ ba phía, ba cái liếp tre, một bên thằng commăngđô, một bên thằng nhảy dù. Cốm cứ sang nhà chị Hòa.” Tôi hôn chiếc nữa, vì dạy mãi, Cốm vẫn chưa biết hôn. Sau đó tôi xách bị, một mình ra cổng. Tôi sợ hàng xóm phát hiện. Tôi cũng lo, trên đường chạy trốn, bất ngờ tôi chạm trán tụi biệt kích đi tuần đêm. Tụi chúng có lẽ đang đứng đợi, trong bóng tối. Và im lặng, sau một gốc cây, một cột đèn mù. Tôi vội vã đi. Mưa một tí do dự. Đêm không màu. Đường không người. Tôi bước, đã nhiều bước chân. Đã qua nhiều con đường không cây, con đường có cây, cột điện không đèn, cột đèn không điện. Tôi để lại sau lưng, nhiều ánh điện thành phố. Và vô khối giọt mưa đêm, không đếm được. Hà Nội lùi xa rồi, chỉ còn li ti những chấm sáng, như một bãi cát nhỏ, phủ đầy sao rụng. Không nhìn được rõ ràng, nhưng tôi biết: lúc nào trên đường nhựa, lúc nào đường đất. Mọi con đường đều dẫn tôi đi mãi, vào sâu trong đêm. Bởi vì càng đi, càng thêm đêm, mưa càng thêm mưa. Từ cơn mưa, tụi biệt kích bắt người đi đêm, sẽ bất chợt bước ra. Phía xa kia, là đồng không mông quạnh. Đi hết đồng không, tôi gặp hàng cây, con đường, những cột điện không đèn. Đi hết hàng cây, lại đến đồng không. Đi nữa, lại gặp, cột đèn không điện. Do vậy lúc nào cũng không, không cả những vì sao lạ. Có bao nhiêu vì sao đêm nai, trên cao, cả quen cả không quen, đều rơi hết vào nội thành Hà Nội. Để mặc đêm ngoại thành, tối như mực. Những cánh đồng, vừa đi qua, và sắp sửa đi qua, tôi biết 2/3 là những ụ mả, cái tròn cái dẹt, còn 1/3 là cỏ dại. Đêm và mưa, xóa nhòa hết cả: đồng mả trở thành đồng không. Đêm và mưa, cũng che đi nhưng không hết, mọi kỉ niệm của chiến tranh. Không nhìn thấi, nhưng tôi ngửi được, chỗ nào súng đạn đã đi qua, chỗ nào phong cảnh ban ngày, sẽ rất buồn. Y như trong thánh kinh: đêm nay tôi bỏ rơi một chiến tuyến. Y như trong thánh kinh: thằng đào ngũ chạy trốn vào mưa. Và cũng y như trong thánh kinh: kẻ hạnh phúc không nhìn thấy đường, mà vẫn bước đi, cho nên tôi mò đường về Lai Thụ. Có một lúc, đồng hồ đeo tay nhấp nháy, để nhắc nó dạ quang. Tôi phải kéo áo, trùm kín lại. Đến một khúc ngoặt, có bên đường thình lình một bóng đen, làm trống ngực tôi hoảng loạn. Cái bóng đen, hóa ra là cái gì đấy, cái gì đấy cuối cùng, không là cái gì cả. Nhiều lúc sau, lại có thình lình một tiếng động trước mặt. Tôi phải đứng im, rồi từ từ, ngồi xuống. Có lẽ đêm nay không chỉ một lần, không biết còn bao nhiêu lần, để tìm một hòn đá. Tôi ném hòn đá, trong một thao tác quân sự, rồi ép ngực xuống đất, nằm chờ im lặng. Chờ mãi, cho đến lúc tôi ù té chại, trống ngực đập rộn ràng. Tôi chạy, về được một cánh đồng, không mùi súng đạn, nhưng dưới chân, toàn cây gai và cỏ dại mùa đông sũng nước. Gai nhọn đâm qua lớp vải quần: thế là tôi lại chạy nhanh, cho hết cánh đồng không chủ, không cả côn trùng sinh sống. Nhiều lúc sau nữa, tôi đứng im, không đợi trống ngực trở về êm đềm, mà để nhớ lại, một dự định bị bỏ rơi, từ mấy ngày trước. Tôi đứng im mà nghĩ: cũng có thể đi trốn, tại sao không, ngay trong thành phố. Tôi moi sọ tôi, một lần cuối nữa, những địa chỉ quen thân, mà cái nào cũng hủi. Không có chỗ nào trong Hà Nội để đi trốn. Chỉ có Lai Thụ. Lai Thụ trước kia là quê mẹ, sau đó là bà dì tôi tốt bụng, sau đó nữa là hậu phương. Bộ đội đã đóng quá cả Lai Thụ, đến tận Mai Lĩnh. Để tôi có thể an toàn ẩn náu ở quê mẹ, đến ngày Tây xéo khỏi Hà Nội, tôi lại quay về.  

DCVOnline | Năm 1966 Trần Dần đã giao bản thảo viết tay duy nhất của Những ngã tư và những cột đèn cho Sở Công an Hà Nội. Đây là điều kiện tác giả đã đồng ý khi được họ cho phép phỏng vấn những tù binh của chính quyền thuộc địa Pháp trước đó. Hai mươi hai năm sau, 1988, chính quyền Cộng sản Việt Nam trả lại cho tác giả bản thảo của ông. Hơn hai mươi năm sau tiểu thuyết của ông mới được xuất bản (2011) và được Giải Hội Nhà văn Việt Nam.  

Exactly like in the Bible: I began to write my diary in purple ink. Exactly like in the Bible: I ran away. And, exactly like in the Bible: 24 hours before I began the diary, I removed the bullets from my gun and threw them into a drain. I brought the gun to Mrs Hoa’s house, at a moment hesitating between afternoon and evening. Mrs Hoa went up into the house ahead of me. I’d never stood close to her before, so I took some time to observe her carefully. She had just been cooking over a hot stove, and her cheeks were flushed, with a few beads of sweat on her forehead, so that her face was shining. Her body was lean and firm, with the smell of a country girl. I gave her my pistol. My hand touched hers for a moment: both our hands were warm. In the 7 minutes that I stood close to Mrs Hoa, I asked four short questions, and she answered me, briefly, four times. hen I let, at a moment hesitating between afternoon and evening, in the middle of a sudden winter freeze. The streets were empty; after 5 pm the windows were shut tight. On a dark and rainy night like this, even at 4 pm, the shops lock their doors. In the darkness, there was only a little light from Bur’s house, and from the house with the red lantern at the head of the street. For 30 days I’d been planning my escape, in this city of mine where bandits pillage both day and night. Since the month when the cold wind began to blow, small bands of paratroopers and men from armoured units like mine have gathered together, guns in hand, to force their way into people’s houses to extort money. It is a city without order. In the evenings these days, Hanoi goes early to bed. Commanders and soldiers of all political parties are looking for things to scavenge, taking what they can and getting the hell out. I paid no attention to scavenging. Exactly like in the Bible, I focussed on escaping; plenty of the officers were also running away. that evening, the Viet Minh soldiers had occupied Mai Linh, so at night the capital was in ferment. 23 hours before beginning the diary, I disguised myself as a worker. I put on a blue cap, blue cotton trousers and a blue cotton shirt, a blue sweater, and canvas shoes. I carried a straw bag, with a washcloth and a change of clothes stuffed inside, all dyed blue.  

23 hours before beginning the diary, Com said: “be careful out there, dear,” her eyes wet with tears. I replied: “you be careful here,” and then I kissed her once, distractedly. I patted her waist: I was worried for my wife, all alone in these leprous times. I instructed her: “At night, go and sleep at Mrs Hoa’s place, okay?” She said: “I’ll go to your mother’s.” I said: “Going there is like putting fat near a cat’s mouth. My mother’s house has three sides, three bamboo walls, with commandos on one side and paratroopers on another. Just go to Mrs Hoa’s house.” I kissed her again, to keep on teaching her: Com still didn’t know how to kiss. hen I took my bag and went out alone. I was worried that the neighbours would see me. I was also worried, on my escape route, of an unexpected encounter with a commando unit on their nightly operations. Perhaps they were waiting in the dark shadows, silently, behind a tree or an unlit lamppost. I quickened my pace. It rained a little, hesitantly. A colourless night. An empty road. I went on, step after step. Down so many treeless roads and tree-lined roads, past unlit lampposts and lampposts without power. I left behind the lights of the city. And the numberless raindrops of the night, uncountable. Hanoi receded behind me, until all that remained were just tiny points of light, like a sandy beach covered with fallen stars. I couldn’t see clearly, but still, I could tell: now the road is asphalt, and now it is dirt. he road kept leading me on, deeper into the night. The further I went, the darker the night became, and the more it rained. the commandos arrest people travelling at night, stepping out without warning from a squall of rain. I came to a large open field. Passing the field, I came to a row of trees, and a road with unlit lampposts. Passing the trees, I came again to open ground. Continuing on, there were more unlit lampposts. here everything was also nothing, even the unfamiliar stars. All the many stars up above that night, both familiar and unfamiliar, had fallen down to Hanoi. Once I’d left the outskirts of the city, the night was like ink. I knew that the fields I’d just passed through, and those I was about to pass through, were two-thirds grave mounds, round and flat, and one-third weeds. The night and the rain made everything blurry: graveyards became fields. The night and the rain also served to conceal, though not completely, the memories of war. I couldn’t see, but I could smell, the places where the guns had been, scenes that in daylight would have been very sombre. Exactly like in the Bible: that night I was leaving the war zone. Exactly like in the Bible: the deserter was escaping into the rain. And also, exactly like in the Bible: happy is the person who doesn’t see the road but still continues, which is why I was groping along on the road to Lai hu. At one point my wristwatch lashed with a luminous reminder, and I had to pull my shirt down to cover it. At a bend in the road, a sudden shadow seized my chest with panic. he shadow of something by the road, something that in the end was nothing at all. Many times after that there was again a sudden noise in front of me. I froze, and then slowly lowered myself, searching for a piece of rock. I don’t know how many times I did this. I threw the rock, in a military maneuver, then pressed myself to the ground, waiting in silence. Waiting forever, until I suddenly rushed forward, my chest throbbing. I ran, into a field without the smell of guns, all hemp and weeds beneath my feet, soggy in the winter. horns pierced the cloth of my trousers: I ran faster, to get to the end of this ownerless field, without any living insects. Many times after that, I also stopped, not to wait for my pain to ease, but to reconsider a plan I’d abandoned some days before. Standing there, I thought: why not just hide within the city? In my mind, I went over various familiar addresses once more, but they were all leprous. In Hanoi, I had no place to hide. I had only Lai Thu, which was first of all the hometown of my mother, and of her good-hearted younger sister, and had now become a rear[1]base of the Viet Minh. heir soldiers had occupied the whole of Lai Thu, all the way to Mai Linh. I could find safe refuge in my mother’s hometown until the French cleared out of Hanoi and I could return. ☐  

Translated by David Payne   Tran Dan (1926–1997) was a Vietnamese poet and novelist. “Winter 1954” is taken from his novel, Những ngã tư và những cột đèn (Crossroads and Lampposts), which was published in 2011, forty-five years after the manuscript was first completed. You can read more about him on page 27.  

Source: Tran Dan, Winter 1954, translated by David Payne, Mekong Review, MAY-JULY 2017 VOLUME 2, NUMBER 3, p. 16.    
Mekong Review, MAY-JULY 2017 VOLUME 2, NUMBER 3, p. 27.

Trần Dần  (23 tháng 8 năm 1926 – 17 tháng 1 năm 1997),  tên thật là Trần Văn Dần, sinh tại Nam Định, theo Việt Minh khi vừa 20 tuổi (1946). Tám năm sau ông trở về Hà Nội sau khi Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ và rút lui khỏi miền Bắc Việt Nam. Vỡ mộng với cộng sản, ông gia nhập Nhóm Nhân văn Giai Phẩm cổ động tự do tư tưởng trong xã hội mới. Năm 1956, Trần Dần dùng dao cứa cổ toan tự vẫn khi bị giam 3 tháng ở nhà tù Hỏa Lò.   Mười năm sau khi qua đời, 1997, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Tháng Hai, 2008, gần như toàn tập thơ của Trần Dần đã được công ty Nhã Nam và Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành cuốn Trần Dần – Thơ, được coi là công trình đồ sộ nhất từng được xuất bản về Trần Dần. Không lâu sau đó Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam quyết định đình chỉ việc lưu hành tập thơ. Ngày 5 tháng 3 năm 2008, 134 người sinh hoạt văn hóa, tác giả văn học và nhà nghiên cứu ở trong cũng như ngoài Việt Nam đồng ký tên vào một bức thư ngỏ gửi đến Quốc hội cùng Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, v.v… yêu cầu xét lại “định đình chỉ việc lưu hành”. Kết quả, Cục Xuất bản Việt Nam xử phạt hành chính công ty Nhã Nam 15 triệu đồng và tiếp tục cho lưu hành tập thơ.  

Mekong Review, MAY-JULY 2017 VOLUME 2, NUMBER 3 đã đăng lời kêu gọi dịch giả dịch sang Anh ngữ cuốn tiểu thuyết “Những ngã tư và những cột đèn” của Trần Dần

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Tran Dan, Winter 1954, translated by David Payne, Mekong Review, MAY-JULY 2017 VOLUME 2, NUMBER 3, p. 16.
Trần Dần, “Những ngã tư và những cột đèn” (1966). Bạn đọc và dịch giả muốn dịch cuốn tiểu thuyết này có thể đọc tiểu thuyết của Trần Dần tại đây.