Phản ứng tệ hại của ASEAN trước cuộc khủng hoảng ở Myanmar

Nyein Kaung | DCVOnline

Phản ứng của khối ASEAN về vụ thả bom ở Kanbalu đã phơi bày sự bất lực và hiểu biết yếu kém của họ về cuộc xung đột ở Myanmar.

Ghế trống của Myanmar trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 40 (Phiên họp toàn thể) tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 11 tháng 11 năm 2022. Ảnh: Ban thư ký ASEAN/Kusuma Pandu Wijaya

Vào sáng ngày 11 tháng 4, ngày đầu tiên của lễ đón năm mới ở Myanmar, không quân Myanmar đã thả hơn 1.500 kg bom tàn phá và thiêu hủy ngôi làng nhỏ yên bình Pazigyi ở thị trấn Kanbalu, vùng Sagaing. Những cuộc tấn công nhằm ngay dịp lễ đón năm mới khi có rất nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ. Đoạn phim cho thấy cảnh tượng cảnh đổ máu kinh hoàng thực sự đã lan truyền trên mạng xã hội.

Ảnh cho thấy hậu quả của một  vụ quân đội thả bom hôm thứ ba tại làng Pazigyi ở thị trấn Kanbalu của Vùng Sagaing. Qua AP: Ảnh của nhóm Kyunhla

Khi viết bài này, số người chết là 168, mặc dù những bản tin không chính thức tại Kanbalu cho thấy sự tàn phá quá nghiêm trọng và thi thể nạn nhân tan nát, cắt rời và cháy sém một cách khủng khiếp, đến nỗi đội cấp cứu phải dùng đến việc đếm số nạn nhân bằng hai chân và hai tay. Quân đội quay trở lại sau đó trong ngày, tấn công ngôi làng một lần nữa bằng hoả tiễn và đại bác để giết những người dân làng đang giải cứu nạn nhân hoặc cố gắng dập tắt hoả hoạn.

Hành động man rợ của quân đội Myanmar cần phải bị Khối những quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dứt khoát lên án, ASEAN có trách nhiệm đạo đức đi đầu trong việc chấm dứt những tội ác chiến tranh trắng trợn này. Tuy nhiên, phản ứng của ASEAN, diễn ra hai ngày sau đó, đề cập đến các cuộc thả bom “được báo cáo” và “hàng chục” dân thường thiệt mạng khi số người chết đã được xác nhận là vượt quá 100, khiến đây trở thành vụ tấn công đẫm máu nhất được xác nhận nhằm vào dân thường kể từ cuộc đảo chánh hồi tháng Hai năm 2021.

Tuyên bố của ASEAN không đề cập đến mục tiêu hèn hạ của quân đội tấn công ngay vàot ngày lễ Tết, cũng như hành động vô nhân đạo và tội ác khi thảm  bom  phá huỷ ngôi làng lần thứ hai. Đúng như mọi người nghĩ từ khi lập kế hoạch hòa bình Đồng thuận Năm Điểm (5PC) vào tháng 4 năm 2021, ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực chung và lên án những cuộc tấn công là điều đương nhiên mà không kêu gọi xét xử quân đội vì tội ác chiến tranh, cấm vận tài chính hoặc cấm vận vũ khí đối với quân đội, hoặc ASEAN có bất kỳ hành động cụ thể nào đối với Myanmar. Như xát muối vào vết thương, cùng ngày hôm đó, tổng thư ký ASEAN đã gặp những đại diện của chính quyền quân sự, được cho là để thảo luận về 5PC và viện trợ nhân đạo.

ASEAN phải chấp nhận thực tế đơn giản này rằng quân đội không bao giờ có thể là một bên trong một giải pháp ở Myanmar. Quân đội đã chế giễu tổ chức này bằng cách giả vờ chấp nhận 5PC trên phạm vi quốc tế đồng thời tuyên bố trên phương tiện truyền thông trong nước rằng họ sẽ chỉ ủng hộ việc thực hiện 5PC một khi họ có toàn quyền kiểm soát cả nước – lúc đó năm điểm đương nhiên sẽ không còn thích hợp nữa. Quân đội cũng đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không công nhận hoặc tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào với Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), cho đến nay là cơ quan đối lập lớn nhất, nắm quyền kiểm soát không thể phủ nhận đối ở những vùng đất rộng lớn của Myanmar. Hơn nữa, khi phái viên của ASEAN đến Myanmar để quan sát tình hình khủng hoảng và tìm bằng chứng cho thấy quân đội ít nhất đã nỗ lực theo đúng những yêu cầu mà ASEAN đề ra, quân đội đã từ chối và đánh lạc hướng phái viên.

Đồng thời, các quốc gia nước ngoài đang cúi đầu trước chính quyền quân sự và gửi viện trợ phối hợp và hợp tác với quân đội, nhận, vận chuyển và phân phối tất cả các khoản viện trợ đó nhưng trên thực tế đơn giản là họ đã ăn cắp  hàng viện trợ hoặc bán chúng để gây quỹ cho nỗ lực chiến tranh của họ. Theo một cách rất khó chịu, đáng sợ và khó hiểu, những chính phủ này về cơ bản đang chuyển tiền của những người dân đóng thuế nước ngoài cho chính quyền quân sự Myanmar, chính họ là lý do ngay từ đầu Myanmar cần viện trợ.

Cuộc chiến nay đã bước sang năm thứ ba, không có hồi kết và quân đội đã tăng ngân sách lên 50%, vậy mà những người ở ASEAN hô hào công lý, dân chủ và hành động chân chính lại bị nhấn chìm trong biển người mập mờ, chệch hướng, và lời xin lỗi yếu ớt. Tuyên bố của ASEAN kêu gọi một “môi trường thuận lợi” để tổ chức “đối thoại quốc gia”, mặc dù tất cả người dân và đảng phái ở Myanmar đều mong muốn hòa bình, tự do và dân chủ ngoại trừ một bên: quân đội. Quân đội là trở ngại duy nhất cho hòa bình, và bất kỳ giải pháp nào liên quan đến quân đội chỉ có thể hy vọng thành công với các cơ chế thực thi bên ngoài để kiểm soát quân đội.

Chính cuộc đảo chính là bằng chứng về điều này. Nói một cách đơn giản, đối mặt với một kẻ thù xảo quyệt và man rợ như Tatmadaw, ngoại giao không thể giữ vai trò gì hơn nữa. Như vậy, ASEAN phải chấp nhận rằng vai trò trung gian hòa giải đối thoại của mình đã bị tiêu diệt ngay từ đầu, và sự thiếu hành động của ASEAN đang cản trở phản ứng của những đối tác bên ngoài như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản, những quốc gia đang mong muốn ASEAN đưa ra giải pháp dẫn trước cho khủng hoảng Myanmar. Trung lập và vô tư tại thời điểm này, không khác gì sự ủng hộ hoàn toàn cho chế độ độc tài.

Vì vậy, trong khi ASEAN bám vào quan điểm cho rằng có 5PC là đủ, thì việc quân đội giả vờ tuân theo và tham gia vào các cuộc đàm phán cấp cao không gì khác hơn là một mưu mẹo được đặt ra để vừa giúp quân đội có thêm thời gian tái vũ trang và tiếp tế, vừa lợi dụng ASEAN như một cơ chế để vận động công chúng để hợp pháp hóa lãnh đạo quân sự trên trường quốc tế. Đây là một bài hát và điệu nhảy mà ASEAN có vẻ rất vui khi biểu diễn. Thái Lan thậm chí còn tiến xa hơn với Đối thoại Track 1.5, gặp gỡ trực tiếp với chính quyền quân sự và những bên tham gia lớn khác ở châu Á vào tháng 3 và tháng 4 để loại bỏ ASEAN và cấp cho chính quyền quân sự một diễn đàn quốc tế thuận lợi hơn. Mặc dù không hài lòng, chủ tịch ASEAN hiện tại Indonesia đã không lên án Thái Lan đã phá hoại các nỗ lực của khối.

Khôngcó gì trong những việc này là chuyện ngạc nhiên. ASEAN miễn cưỡng can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên và ai cũng biết rằng nhiều người trong ASEAN muốn quân đội giành lại quyền kiểm soát Myanmar. Họ có nhiều thứ để trục lợi từ một chế độ độc tài đồng minh trong khối, và một nhà nước nô lệ giàu tài nguyên hứa hẹn những xác suất sinh lợi. Nhưng cuộc khủng hoảng Myanmar không còn mang tính chất nội bộ nữa; đó là một cuộc khủng hoảng quốc tế, kéo theo phong trào vũ khí, ma túy, xung đột, người tị nạn và suy thoái kinh tế đến khu vực rộng lớn hơn. Bất kỳ lời hứa nào về quan hệ đối tác chiến lược với chính quyền quân sự đều dẫn đến những thiệt hại về uy tín đối với ASEAN nếu khối này chọn đứng yên nhìn Myanmar bốc cháy, chứng tỏ họ yếu kém và không có khả năng tự bảo vệ đồng minh. Hơn nữa, nếu chính quyền quân phiệt bị quốc tế chỉ trích chiếm ưu thế và nắm quyền kiểm soát tuyệt đối, để xây dựng lại đất nước và nền kinh tế, họ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài quay sang Trung Hoa, trở thành con rối của họ trong ASEAN và là chỗ dựa địa chiến lược quan trọng của Trung Hoa ở Ấn Độ Dương.

Khó có thể dự đoán được các hệ quả của hành động thực sự từ phía ASEAN nhưng chắc chắn sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm: nếu ASEAN làm điều đúng đắn ngày hôm nay, thì có thể họ cũng sẽ làm điều đúng đắn trong tương lai. Đây là một viễn cảnh khó chịu, vì tủ của ASEAN có nhiều bộ xương hơn hầu hết. Nhưng sự ổn định và thịnh vượng chỉ có thể giành được nếu ASEAN cam kết loại bỏ chính phủ quân đội và tích cực hỗ trợ những lực lượng dân chủ. Tổ chức này và các quốc gia thành viên phải hành động ngay bây giờ, không chỉ để bảo vệ Myanmar mà còn để đảm bảo tương lai của chính ASEAN.

TÁC GIẢ | Nyein Kaung. Vì để bảo mật, bài viết này viết dưới một bút danh. Nyein Kaung đã làm việc để nâng cao nhận thức về cuộc khủng hoảng Myanmar kể từ cuộc đảo chính. Tác giả hiện đang làm việc với Chính phủ Thống nhất Quốc gia, giảng dạy tại Đại học Spring Myanmar và điều hợp chương trình Insight Myanmar Podcast, phỏng vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để hiểu sâu hơn về nhiều tầng lớp và khía cạnh của cuộc khủng hoảng cũng như bối cảnh rộng lớn hơn của nó.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: ASEAN’s Defective Approach to the Crisis in Myanmar  | Nyein Kaung | The Diplomat | May 26, 2023.